Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ NGA
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ
KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ
LUẬT HÀNH CHÍNH
TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 8 - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ
KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thị Thương Huyền
Học viên: Vũ Thị Nga, lớp cao học Luật Khóa 21
Thành phố Hồ Chí Minh, 2018
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn. Các số liệu nêu trong Luận văn là trung
thực. Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa khoa học đều được trích dẫn và chú thích rõ
ràng, đầy đủ và chính xác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Vũ Thị Nga
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH VỀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN.............................................6
1.1 Vi phạm hành chính về kinh doanh bất động sản ........................................6
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh bất động sản.......................................................6
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính về kinh doanh bất động sản ......9
1.1.3. Các hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh bất động sản..................14
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh bất động sản ........................24
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh bất
động sản ................................................................................................................27
1.2.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh bất động sản ......30
1.2.3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm
hành chính về kinh doanh bất động sản.................................................................35
1.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh bất động sản.....38
1.2.5. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh bất động sản ............39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ MỘT
SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH VỀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN........................................................41
2.1. Tình hình vi phạm hành chính về kinh doanh bất động sản .....................41
2.2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh bất động sản
và những hạn chế, bất cập......................................................................................42
2.2.1. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh bất động sản ......42
2.2.2. Những hạn chế, bất cập trong xử phạt vi phạm hành chính về kinh
doanh bất động sản................................................................................................46
2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về kinh
doanh bất động sản .................................................................................................57
2.3.1. Giải pháp về pháp luật .............................................................................57
2.3.2. Một số giải pháp thực tiễn........................................................................62
KẾT LUẬN.................................................................................................................64
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh doanh bất động sản vốn được xem là một trong những ngành nghề sinh
lợi đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư cao vào những tài
sản có giá trị lớn nên những người kinh doanh trong lĩnh vực này thường được
mệnh danh như những “ông trùm” có sức ảnh hưởng lớn và chi phối nền kinh tế -
tài chính.
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh – đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương và là
thành phố đông dân nhất, đầu não của các hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu
tư; tập trung hàng triệu người chủ yếu trong độ tuổi lao động khắp cả nước nói riêng
và nhà đầu tư, lao động nước ngoài. Trong khi nhu cầu về chỗ ở sinh hoạt, nơi làm
việc, cơ sở hạ tầng và vấn đề an ninh, tiện ích đầy đủ, thậm chí cao cấp ngày càng
gia tăng – đối lập với bài toán về quỹ đất ngày càng hạn hẹp, thì giải pháp tìm đến
các giao dịch bất động sản, nhất là nhu cầu về cao ốc văn phòng, nhà chung cư ngày
càng lớn. Trong ít năm trở lại đây, thị trường bất động sản đã vực dậy sau một thời
gian dài “đóng băng”, các giao dịch bất động sản liên tục diễn ra, các cao ốc đua
chen xây dựng mới...; thậm chí, những tháng đầu năm 2018, cơn sốt về bất động sản
có nguy cơ bùng phát, mặt bằng về giá thị trường bất động sản leo thang với tốc độ
chóng mặt, thiếu kiểm soát, các nhà đầu tư lao vào như cơn say. Có thể nói rằng,
hiếm khi nào thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh lại nhộn nhịp đến
mức đáng báo động như thời điểm này. Theo, báo cáo về chỉ số minh bạch bất động
sản Châu Á – Thái Bình Dương của tổ chức JLL (Jones Lang Lasalle) thì Việt Nam
nằm trong nhóm có chỉ số “kém minh bạch”, việc thiếu thông tin chính là kẽ hở cho
các nhà đầu tư thu gom bất động sản để đầu cơ thay vì để ở. Thực tế này đã góp
phần đẩy giá trị của bất động sản lên cao hơn nhiều so với nhu cầu thực sự của
người dân. Với diễn biến đó, thị trường bất động sản có nguy cơ tiềm ẩn tác động
xấu lên nền kinh tế nói chung: Người cần mua bất động sản để phục vụ nhu cầu để
ở rất khó tìm mua được giá trị thật; Về phía doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động
sản xuất cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận mặt bằng kinh doanh,
thuê mua hoặc việc đền bù, giải phóng mặt bằng; Về phía các ngân hàng, việc định
giá ngày càng khó khăn khi dùng bất động sản làm tài sản thế chấp, chưa kể nguồn
lực dồn vào bất động sản quá nhiều tiềm ẩn nguy hại cho nền kinh tế; Đối với giới
đầu tư nói chung, việc đầu cơ bất động sản thường sử dụng đòn bẩy tài chính bằng
2
việc vay vốn ngân hàng, khi cơn sốt về bất động sản đi qua, ngân hàng sẽ đối mặt
với nguy cơ về nợ xấu dai dẳng, không dễ gì xử lý. Thực tế cho thấy rằng, xuất phát
từ nhu cầu sử dụng bất động sản để ở, phát triển kinh doanh của các cá nhân, tổ
chức dẫn đến việc ồ ạt kinh doanh bất động sản nên đã có những bất cập nhất định,
trong số đó có những cá nhân, tổ chức lợi dụng kẻ hở của pháp luật, lòng tin của
khách hàng để thực hiện những hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh bất động
sản nhằm thu lợi, ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý và điều tiết chung của nhà
nước trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Xử phạt vi phạm hành chính là một trong những biện pháp duy trì trật tự
quản lý nhà nước, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng không nằm ngoài ý nghĩa đó, nhất là
trong giai đoạn thị trường bất động sản phát triển bùng nổ và hàng ngàn giao dịch
bất động sản đang diễn ra với tốc độ mất kiểm soát như hiện nay thì việc hoàn thiện
các quy định liên quan đến vi phạm hành chính, các biện pháp ngăn ngừa và xử phạt
vi phạm nhằm ngăn chặn kịp thời, tránh các hệ quả tiêu cực về sau càng có ý nghĩa
cấp bách hơn bao giờ hết. Xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh bất động sản
hiện nay được quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 29/11/2017 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 15/01/2018 thay thế Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày
10/10/2013 của Chính phủ. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và thực tế cho thấy quy
định của pháp luật về việc xử lý vi phạm hành chính về kinh doanh bất động sản
hiện nay còn chưa toàn diện: Việc ban hành quy phạm pháp luật xử phạt vi phạm
còn mới, nhiều quy định chưa tương thích với Luật kinh doanh bất động sản; mâu
thuẫn với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính; nhiều quy định về hành vi
mang tính chung chung, chưa sâu sát nên hiệu quả pháp lý chưa cao; mức xử phạt
chưa hợp lý với hành vi và tình hình thực tế. Bên cạnh đó, thẩm quyền xử phạt, thủ
tục xử phạt còn nhiều bất cập....
Với mong muốn góp phần hoàn thiện những quy định pháp luật và thực hiện
việc xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh bất động sản nói chung, tại thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng, tác giả quyết định chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành
chính về kinh doanh bất động sản” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xử phạt vi phạm hành chính không phải vấn đề mới đặt ra. Song song với
các quy định về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, quy định
về xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh bất động sản cũng không nằm ngoài
phạm vi đó. Hiện nay, có rất nhiều sách báo khoa học và công trình nghiên cứu về
xử phạt vi phạm hành chính nói chung, đồng thời, cũng có nhiều tác giả có những
nghiên cứu và bài viết về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vưc quản lý
nhà nước như xây dựng, hải quan, hóa chất, giao thông... ở các lĩnh vực khác nhau.
Trong hoạt động kinh doanh bất động sản, cho tới nay mới chỉ có một số sách, bài
viết khoa học và công trình nghiên cứu một số khía cạnh nội dung liên quan đến
hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này như: “Quản lý thị trường bất động
sản ở nước ta hiện nay” của tác giả Đinh Văn Thông đăng trên tạp chí Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2015 với nội dung đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện
chính sách quản lý nhà nước về thị trường bất động sản hiện nay; “Quản lý nhà
nước đối với dự án kinh doanh bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác
giả Nguyễn Anh Tuấn, Luận văn Thạc sĩ Luật học năm 2009 với nội dung chính
sách quản lý nhà nước đối với các dự án kinh doanh bất động sản điển hình tại
thành phố Hồ Chí Minh; Bài viết“Các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật
về kinh doanh bất động sản ở Việt Nam” của tác giả Vũ Anh đăng trên tạp chí Nhà
nước và Pháp luật năm 2011 chỉ ra các giải pháp nhằm hoàn thiện về mặt nội dung
quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản nói chung; Bài viết “Những điểm
mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2014” của tác giả Doãn Hồng Nhung,
Nguyễn Thị Hiền đăng trên tạp chí Quản lý nhà nước năm 2015 và Bài viết “Những
điểm mới và thách thức trong thi hành Luật Kinh doanh bất động sản 2014” của tác
giả Trần Huỳnh Thanh Nghị đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp năm 2016 cũng
chỉ chỉ ra những quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2014 so với Luật
Kinh doanh bất động sản 2006 và đánh giá thực tiễn thi hành trong bối cảnh thị
trường bất động sản thời điểm 2015-2016; Bài viết “Pháp luật về kinh doanh bất
động sản hình thành trong tương lai” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung đăng
trên tạp chí Tòa án nhân dân 2018 có nội dung chỉ ra một số quy định hiện hành về
bất động sản hình thành trong tương lai với những điểm cần tiếp tục nghiên cứu
hoàn thiện... Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề xử phạt vi phạm hành chính về kinh
doanh bất động sản còn rất hiếm hoi, đến nay chưa có một công trình nghiên cứu