Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư - từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGUYÊN NGỌC DIỆP
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI
VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC HÀNH
NGHỀ LUẬT SƯ – TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
NGUY
ỄN NGUYÊN NG
ỌC DI
Ệ
P LU
ẬT HI
ẾN PHÁP VÀ LU
ẬT HÀNH CHÍNH KHÓA 30
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI
VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC HÀNH
NGHỀ LUẬT SƯ – TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8380102
Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts Phan Nhật Thanh
Học viên: Nguyễn Nguyên Ngọc Diệp
Lớp: Cao học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Khóa: 30
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Bằng sự khiêm tốn, trung thực của mình, tôi xin cam đoan rằng: Luận văn
Thạc sĩ Luật học với đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm
quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư – Từ thực tiễn tại Thành phố
Hồ Chí Minh” là kết quả của quá trình tự nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng
dẫn khoa học của Pgs.Ts Phan Nhật Thanh. Luận văn có kế thừa, trích dẫn một số
luận điểm khoa học đối với các vấn đề nghiên cứu của một số tác giả và được dẫn
nguồn theo đúng quy định. Các thông tin, số liệu xử phạt dùng để đánh giá, phân
tích, chứng minh được tác giả thu thập từ các cơ quan có thẩm quyền đều rõ ràng,
khách quan, trung thực./.
Tác giả
Nguyễn Nguyên Ngọc Diệp
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG
TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
8
1.1. Khái niệm, đặc điểm và các vi phạm hành chính cụ thể liên quan đến hành vi vi
phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
8
1.1.1. Khái niệm hoạt động tổ chức hành nghề luật sư 8
1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư 17
1.1.3. Nhận diện các vi phạm hành chính cụ thể liên quan đến hoạt động tổ chức
hành nghề luật sư
21
1.2. Khái niệm, đặc điểm, mục đích xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
vi phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
31
1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định
về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
31
1.2.2. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định
về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
32
1.2.3. Mục đích xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định
về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
33
1.3. Các nội dung chủ yếu của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với
hành vi vi phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư.
35
1.3.1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định
về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
35
1.3.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy
định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư.
40
1.3.3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
43
1.3.4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về
hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
44
1.3.5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định
về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 50
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI
HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ
LUẬT SƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN
52
2.1. Tình hình vi phạm hành chính về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và nguyên nhân
52
2.1.1. Tình hình vi phạm hành chính về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
52
2.1.2. Nguyên nhân của vi phạm hành chính về hoạt động tổ chức hành nghề
luật sư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
55
2.2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định
về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
57
2.2.1. Thực trạng về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi
phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
59
2.2.2. Thực trạng về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong xử
phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động tổ chức
hành nghề luật sư
61
2.2.3. Thực trạng về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi
phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
63
2.2.4. Thực trạng về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi
phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư 64
2.3. Đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm
quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn Thành phố HCM
65
2.3.1. Những mặt tích cực và nguyên nhân 65
2.3.2. Những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân 66
2.3.2.1. Các đánh giá chung 66
2.3.2.2. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm
quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
69
2.3.2.3. Về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi
phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề
luật sư
72
2.3.2.4. Về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy
định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
80
2.3.2.5. Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy
định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
82
2.3.2.6. Một số hành vi diễn ra phổ biến nhưng chưa được quy định là hành vi
vi phạm hành chính hoặc khó xác định hành vi vi phạm hành chính
83
2.4. Giải pháp hoàn thiện xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm
quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
88
2.4.1 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
88
2.4.1.1 Giải pháp về quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với
hành vi vi phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư 88
2.4.1.2 Giải pháp về quy định hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động tổ
chức hành nghề luật sư
88
2.4.1.3 Giải pháp về quy định thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành
vi vi phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư 90
2.4.1.4 Giải pháp về quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với
hành vi vi phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư 91
2.4.1.5 Nghiên cứu bổ sung một số hành vi diễn ra phổ biến trên thực tế nhưng
chưa được quy định là hành vi vi phạm hành chính; bổ sung hoặc xem xét nghĩa vụ
thực hiện của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài để thống nhất với quy định xử
phạt
92
2.4.2 Giải pháp hoàn thiện áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối
với hành vi vi phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư
93
2.4.2.1 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của tổ chức hành
nghề luật sư 93
2.4.2.2 Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện xử phạt vi
phạm hành chính về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư 94
2.4.2.3 Hoàn thiện Hệ thống quản lý quốc gia về lĩnh vực luật sư 95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 97
KẾT LUẬN CHUNG 98
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết đầy đủ Chữ viết tắt
1
Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung
năm 2012
Luật Luật sư
2
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012,
sửa đổi, bổ sung năm 2020
Luật Xử lý vi phạm hành
chính
3 Tổ chức hành nghề luật sư TCHNLS
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1
Bảng so
sánh
Loại hình doanh nghiệp nói chung và tổ chức
hành nghề luật sư
2 Bảng I
Số liệu xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2017 đến năm
2020
3 Bảng II
Số liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bổ trợ tư pháp trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí từ ngày 11/11/2013 đến ngày 30/7/2017
4 Bảng III
Số liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bổ trợ tư pháp trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí từ ngày 01/9/2020 đến ngày 01/4/2022
5 Bảng IV
Số liệu xử phạt vi phạm hành chính của Thanh
tra Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh đối với
hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ
chức hành nghề luật sư
6 Bảng V
Bảng so sánh số liệu xử phạt vi phạm hành chính
đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động
của tổ chức hành nghề luật sư và các hành vi vi
phạm trong lĩnh vực do Sở Tư pháp quản lý của
Thanh tra Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các
nguyên tắc về bảo vệ quyền con người, về bình đẳng, công bằng trong hoạt động tư
pháp cần được tôn trọng và có cơ chế vững chắc để bảo đảm thực hiện. Nhằm đáp
ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực,
hiệu quả, hiệu lực của hoạt động tư pháp, Nhà nước ta đã từng bước thể chế hóa các
quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp nói chung, về chế định luật sư nói riêng
trong các văn bản pháp luật. Chế định luật sư đã từng bước phát triển và ngày càng
khẳng định vị thế, tầm quan trọng của lĩnh vực luật sư trong đời sống xã hội, bắt
đầu từ công cuộc đổi mới với việc ban hành các Pháp lệnh về luật sư và gần đây
nhất là Luật Luật sư số 65/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 22 tháng 6 năm 2006, bắt
đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, sửa đổi, bổ sung năm
2012. Từ đó, Luật Luật sư đã góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của luật sư; tạo
cơ sở pháp lý thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của luật sư, góp
phần nâng cao hình ảnh của đội ngũ luật sư trong xã hội, nâng cao vai trò của tổ
chức hành nghề luật sư.
Bên cạnh đó, từ khi Luật Luật sư ra đời, Nhà nước đã có những kế hoạch
nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Theo đó,
ngày 05/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1072/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 và Quyết định số
123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ
hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”. Như vậy, có thể thấy rằng,
chế định luật sư đang ngày càng nhận được sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước cũng
như sự kỳ vọng của xã hội.
Về phát triển tổ chức hành nghề luật sư, số lượng tổ chức hành nghề luật sư
tăng từ 2.928 năm 2011 lên hơn 4.400 tổ chức năm 2020, trong đó tại Thành phố Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 2/3 số luật sư trên cả nước (Thành phố Hà
Nội có 4.752 luật sư và Thành phố Hồ Chí Minh có 6.489 luật sư, còn lại các địa
phương khác là 4.893 luật sư)1
. Với số lượng luật sư ngày càng tăng và việc thành
1 Báo Lao động, “Cả nước có hơn 16.000 luật sư, 4.000 tổ chức hành nghề luật sư,
[https://amp.laodong.vn/phap-luat/ca-nuoc-co-hon-16000-luat-su-4000-to-chuc-hanh-nghe-luat-su987234.ldo]
2
lập, phát triển thêm nhiều tổ chức hành nghề luật sư đã tạo điều kiện cho cá nhân, tổ
chức thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với dịch vụ của luật sư, nhất là tại 02 trung
tâm kinh tế lớn của cả nước là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Công
tác quản trị, điều hành của các tổ chức hành nghề luật sư tiếp tục được hoàn thiện
theo hướng chuyên nghiệp với việc đầu tư nghiêm túc cho hoạt động hành nghề; tập
trung vào các lĩnh vực chuyên sâu. Một số tổ chức hành nghề luật sư bước đầu phát
huy được thế mạnh, xây dựng được thương hiệu của mình, cũng như tạo được sự tín
nhiệm trên thị trường dịch vụ pháp lý trong khu vực và quốc tế, trở thành “đối tác”
cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, được các tạp chí uy tín
trong khu vực xếp hạng và số lượng đang ngày một gia tăng với nhiều gương mặt
mới2
. Các tổ chức hành nghề luật sư này cũng là nơi tập hợp đông đảo đội ngũ luật
sư giỏi, thông thạo ngoại ngữ, am hiểu pháp luật, tập quán thương mại quốc tế, có
khả năng giúp Chính phủ, các doanh nghiệp, tổ chức giải quyết các vụ việc phức tạp
liên quan hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư Việt
Nam trong lĩnh vực này. Bên cạnh hoạt động của luật sư trong nước, hoạt động của
tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam đã có những đóng góp tích cực
trong việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam3
, giúp các luật sư Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận, nâng cao kiến thức và kỹ
năng hành nghề tư vấn pháp luật đầu tư thương mại quốc tế4
.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh chóng về tổ chức hành nghề luật sư
như trên, mặc dù các chế định về luật sư đã cố gắng từng bước hoàn thiện để kịp
thời sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, nhưng thực trạng áp
dụng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc mà vẫn chưa được giải quyết kịp
thời, gây ra các ảnh hưởng xấu đến hoạt động luật sư nói chung, đến các bên sử
dụng dịch vụ nói riêng. Bởi lẽ, do tính chất đặc thù của ngành nghề mà việc vi
2 Bộ Tư pháp, Báo cáo số 05/BC - BTP ngày 08/01/2021, Kết quả thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư
đến năm 2020 và Đề án phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020:
Các tạp chí Tạp chí IFLR, Legal 500, Asian Mena Counsel đã xếp hạng công ty luật có uy tín trong lĩnh vực đầu
tư, kinh doanh, thương mại: Công ty luật TNHH Quốc Tế Việt Nam (Vilaf - Hồng Đức), Công ty luật TNHH
YKVN, Văn phòng luật sư Phạm và Liên danh, Công ty luật TNHH Leadco... đã được một số tạp chí có uy tín của
nước ngoài (Tạp chí IFLR tại Châu Á, Tạp chí Legal 500, Tạp chí Asian Mena Counsel) vinh danh.
3 Bộ Tư pháp, Báo cáo số 05/BC - BTP ngày 08/01/2021: Việc thành lập thêm nhiều tổ chức hành nghề luật sư
Hàn Quốc, Nhật Bản đã kéo theo sự gia tăng đầu tư nước ngoài từ hai quốc gia này, cụ thể Hàn Quốc: từ 05 tổ
chức năm 2014 lên 16 tổ chức năm 2020; Nhật Bản: 01 tổ chức năm 2010 lên 11 tổ chức năm 2020.
4 Bộ Tư pháp, Báo cáo số 05/BC - BTP ngày 08/01/2021: Các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã tiếp nhận
và đào tạo hàng trăm người tập sự hành nghề luật sư; tham gia đóng góp ý kiến, giảng dạy các lớp bồi dưỡng kiến
thức hội nhập kinh tế quốc tế cho luật sư Việt Nam.
3
phạm đối với các hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư có thể gây ra những hậu
quả nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Trong những năm vừa qua, xử phạt vi phạm hành chính là một trong những
chế định quan trọng của pháp luật nhằm góp phần điều chỉnh hoạt động của tổ chức
hành nghề luật sư. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định về xử phạt vi phạm hành
chính đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa đáp ứng
được mục đích răn đe, phòng ngừa vi phạm để từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước. Thực tiễn cho thấy khi phát hiện các hành vi vi phạm quy định về
hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, một số cá nhân, cơ quan có thẩm quyền
còn nhiều lúng túng khi áp dụng các quy định của pháp luật để xử phạt trong khi ý
thức chấp hành pháp luật của bộ phận tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong các hoạt động có liên quan đến luật sư còn chưa cao. Điều này có thể thấy rõ
nhất là tại 02 địa phương có đội ngũ luật sư, số lượng tổ chức hành nghề luật sư lớn
là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
vi phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư – Từ thực tiễn tại Thành
phố Hồ Chí Minh” là vấn đề cần thiết, cấp bách nhằm góp phần đề ra những giải
pháp về hoàn thiện quy định pháp luật cũng như tăng cường các biện pháp tổ chức
thực hiện nhằm xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm quy định về hoạt
động tổ chức hành nghề luật sư.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính
trong từng lĩnh vực cụ thể. Đối với lĩnh vực luật sư, Trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh chưa có bài viết nào nghiên cứu về các hành vi vi phạm quy định
về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư. Qua tham khảo, tại Trường có một số bài
nghiên cứu về lĩnh vực luật sư như sau:
- Bùi Đăng Vương, Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề
luật sư, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh,
2013.
- Cao Thị Ngọc Hà, Bàn về quyền thu thập chứng cứ của luật sư trong tố
tụng hình sự, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, 2015.