Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch – Từ thực tiễn thành phố Cần Thơ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
HỨA HUỲNH TRÂN
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI CÁC VI PHẠM QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN
CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH,
BẢN DỊCH – TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI CÁC VI PHẠM QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN
CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH,
BẢN DỊCH – TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Nhật Thanh
Học viên: Hứa Huỳnh Trân
Lớp: Cao Học Luật, Khóa 3 - Cần Thơ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học thực sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phan Nhật Thanh.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung
thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về
nghiên cứu của mình.
Tác giả
Hứa Huỳnh Trân
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC VI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG CHỨNG HỢP
ĐỒNG, GIAO DỊCH, BẢN DỊCH...........................................................................8
1.1. Khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm
liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch................................8
1.1.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm liên quan đến
công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch ........................................................8
1.1.2. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm liên quan đến
công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch ......................................................10
1.2. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến công chứng hợp đồng,
giao dịch, bản dịch...........................................................................................12
1.2.1. Đặc điểm về cấu thành hành vi vi phạm hành chính đối với các vi phạm
liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch ................................12
1.2.2. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến công chứng hợp đồng,
giao dịch, bản dịch..........................................................................................15
1.3. Thẩm quyền và nội dung xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi
phạm liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch ...................18
1.3.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm liên quan
đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch................................................18
1.3.2. Nội dung xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm liên quan đến
công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch ......................................................20
1.4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm liên quan
đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch ..............................................25
1.5. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm liên quan đến
công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch .....................................................26
1.6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm liên quan
đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch ..............................................28
1.7. Biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính đối với
các vi phạm liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch .........30
Tiểu kết chương 1....................................................................................................32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH LIÊN QUAN
ĐẾN CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH, BẢN DỊCH TỪ THỰC
TIỄN THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ....................34
2.1. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm liên quan
đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch - Từ thực tiễn từ thành phố
Cần Thơ ...........................................................................................................34
2.1.1. Thực trạng về thẩm quyền và nội dung xử phạt vi phạm hành chính đối
với các vi phạm liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.......34
2.1.2. Thực trạng về hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm
liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch ................................41
2.1.3. Thực trạng về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm
liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch ................................43
2.1.4. Thực trạng về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm
liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch ................................44
2.1.5. Thực trạng về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả xử phạt vi
phạm hành chính đối với các vi phạm liên quan đến công chứng hợp đồng, giao
dịch, bản dịch..................................................................................................45
2.2. Đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm
liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch..............................47
2.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về xử phạt vi phạm hành chính liên
quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch từ thực tiễn tại thành
phố Cần Thơ....................................................................................................49
2.3.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch ................................49
2.3.2. Nâng cao năng lực đội ngũ công chứng viên, nguồn nhân lực quản lý nhà
nước về công chứng và phát huy vai trò của Hội công chứng viên địa phương51
2.3.3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phối hợp với các cơ quan có liên
quan để ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm liên quan đến công chứng hợp đồng,
giao dịch, bản dịch..........................................................................................52
2.4. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm
hành chính liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch từ thực
tiễn thành phố Cần Thơ..................................................................................53
2.4.1. Đối với Quốc hội, Chính phủ.................................................................53
2.4.2. Đối với Bộ Tư pháp ...............................................................................54
2.4.3. Đối với Sở Tư pháp ...............................................................................54
2.4.4. Đối với Hội Công chứng viên ................................................................55
Tiểu kết chương 2....................................................................................................56
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, Đảng đã chủ trương khuyến khích các tổ
chức và cá nhân có đủ điều kiện tham gia vào việc cung ứng dịch vụ công cho xã hội.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách
bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân”…
“Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng”, “… phát
huy tiềm năng, trí tuệ và các nguồn lực vật chất trong nhân dân, của toàn xã hội để
cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội và chăm lo phát triển các dịch vụ công
cộng”. Hoạt động công chứng là hoạt động mang tính công quyền của Nhà nước,
công chứng là hoạt động được Nhà nước ủy quyền để chứng nhận tính hợp pháp, tính
xác thực của các hợp đồng giao dịch. Công chứng tạo ra những hành lang pháp lý để
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức phù hợp với hiến pháp và
pháp luật, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, phòng ngừa rủi ro, tranh chấp hoặc khi có rủi
ro tranh chấp xảy ra các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa vào chứng nhận của
Công chứng viên để chứng minh sự thật, lấy đó làm cơ sở pháp lý để giải quyết tranh
chấp. Công chứng là một nghề liên quan trực tiếp, thường xuyên, liên tục đến quyền,
nghĩa vụ dân sự, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức với chức năng chính là đảm
bảo an toàn pháp lý cho các cá nhân, tổ chức trong các giao dịch dân sự, kinh tế,
thương mại. Đồng thời công chứng còn có chức năng hỗ trợ Nhà nước trong quản lý
Nhà nước và bổ trợ tư pháp. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn
kinh tế xã hội cũng như mục tiêu định hướng nhà nước, mỗi tổ chức hành nghề công
chứng ra đời đều phải đáp ứng được các tiêu chí về nhân sự và cơ sở vật chất, đảm
bảo đầy đủ chất lượng. Có thể nói chưa khi nào nghề công chứng Việt Nam và đặc
biệt là các Văn phòng Công chứng được quan tâm và có đầy đủ cơ sở pháp lý như
hiện nay được thể hiện bằng Luật Công chứng số 53/2014/QH13 được Quốc Hội
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 06 năm 2014.
Tuy nhiên do nhu cầu kinh tế xã hội ngày càng phát triển cũng như nhu cầu Công
chứng các hợp đồng, giao dịch của mọi người ngày càng tăng các Văn phòng công
chứng trong những năm trở lại đây phát triển khá mạnh mẽ kèm theo đó cũng phát
sinh không ít sai phạm do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các văn phòng công
chứng sẵn sàng làm trái luật để có được nguồn thu, cũng có một số cá nhân lợi dụng
tổ chức hành nghề công chứng để làm những hành vi không đúng pháp luật có lợi cho