Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi một bên tham gia bảo hiểm
PREMIUM
Số trang
101
Kích thước
5.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1210

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi một bên tham gia bảo hiểm

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ XUÂN HUY

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI

HỢP ĐỒNG KHI MỘT BÊN THAM GIA BẢO HIỂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP

ĐỒNG KHI MỘT BÊN THAM GIA BẢO HIỂM

Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 60.38.01.03

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Văn Đại

Học viên: Võ Xuân Huy

Lớp: Cao học Luật tại Phú Yên

Khóa: 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn “Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt

hại ngoài hợp đồng khi một bên tham gia bảo hiểm” là kết quả của quá trình tổng

hợp và nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Đỗ Văn

Đại. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong

phần trích dẫn tài liệu tham khảo; các bản án, thông tin được nêu trong luận văn là

trung thực và hoàn toàn chính xác, đúng sự thật.

Ngƣời cam đoan

Võ Xuân Huy

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ ĐƢỢC VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT

1 Bộ luật Dân sự BLDS

2 Kinh doanh bảo hiểm KDBH

3 Tòa án nhân dân tối cao TANDTC

4 Tòa án nhân dân TAND

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .........................................................4

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ..........................................................5

5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................5

6. Dự kiến kết quả nghiên cứu và giá trị ứng dụng................................................5

7. Các vấn đề cần giải quyết và bố cục luận văn ....................................................6

CHƢƠNG 1................................................................................................................7

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG KHI BÊN

GÂY THIỆT HẠI CÓ THAM GIA BẢO HIỂM...................................................7

1.1. Phƣơng thức bồi thƣờng thiệt hại.....................................................................8

1.2. Chủ thể liên quan trong quan hệ bồi thƣờng thiệt hại .................................14

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................19

CHƢƠNG 2..............................................................................................................20

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG KHI BÊN

BỊ THIỆT HẠI CÓ THAM GIA BẢO HIỂM .....................................................20

2.1. Chủ thể có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại.................................................21

2.2. Quyền yêu cầu đối với ngƣời thứ ba...............................................................27

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................33

KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................34

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng

của luật dân sự nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa bên gây thiệt hại

và bên bị gây thiệt hại. Thực tiễn pháp lý lại phát sinh trường hợp trách nhiệm bồi

thường thiệt hại khi một bên có tham gia bảo hiểm. Đây là một vấn đề pháp lý phát

sinh từ thực tiễn áp dụng pháp luật mà hiện nay pháp luật dân sự nước ta chưa có

quy định hoặc hướng dẫn cụ thể. Chính vì thiếu các quy phạm pháp luật điều chỉnh

vấn đề này dẫn đến việc áp dụng pháp luật khi giải quyết các tranh chấp về trách

nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi có một bên tham gia bảo hiểm trong

các Tòa án tại Việt Nam chưa có sự thống nhất.

Việc phân tích quyền, lợi ích chính đáng của các bên chủ thể liên quan đối

với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi có bên tham gia bảo hiểm

là cần thiết. Hai vấn đề pháp lý cần được tìm hiểu hiện nay chính là các nội dung

pháp lý xoay quanh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường

hợp bên gây thiệt hại có tham gia bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng trong trường hợp bên bị thiệt hại có tham gia bảo hiểm.

Đối với trường hợp bên gây thiệt hại có tham gia bảo hiểm thì phương thức

yêu cầu bồi thường thiệt hại nào giúp người bị thiệt hại nhanh chóng được thanh

toán khoản tiền bảo hiểm: bồi thường qua yêu cầu của bên mua bảo hiểm hay bồi

thường trực tiếp cho người bị thiệt hại. Quy định pháp lý hiện nay cho thấy phương

thức yêu cầu bồi thường thiệt hại thông qua yêu cầu của bên mua bảo hiểm là

phương thức chính yếu. Tuy nhiên, thực tế áp dụng lại cho thấy tính bất cập của

phương thức này thể hiện ở thủ tục rườm rà, mất thời gian, không đảm bảo tính kịp

thời khi bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Như vậy, liệu rằng có nên cân

nhắc đến phương thức bồi thường thiệt hại trực tiếp cho người bị hại mà không cần

thông qua yêu cầu của người gây thiệt hại có tham gia bảo hiểm.

Đối với trường hợp bên bị thiệt hại có tham gia bảo hiểm: hiện nay, không có

quy định pháp luật nào về việc liệu rằng người bị thiệt hại có tham gia bảo hiểm sẽ

được hưởng khoản thanh toán nào: tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm, tiền

bồi thường thiệt hại của bên gây thiệt hại hay cả hai khoản tiền vừa nêu. Thực tế xét

xử tại các Tòa án hiện nay thể hiện sự không đồng nhất khi giải quyết vấn đề này.

Chính vì thế, cần có công trình nghiên cứu để đưa ra các kiến nghị về vấn đề

pháp lý vừa nêu là điều tất yếu. Hiện nay, cũng đã có một số tác giả đề cập đến vấn

2

đề này, nhưng mỗi công trình nghiên cứu, bài viết chỉ khai thác một hoặc một vài

khía cạnh khác nhau. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trong quá trình áp dụng quy

định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp có một bên tham gia

bảo hiểm, việc tìm hiểu vẫn còn mang tính thời sự trong giai đoạn hiện nay. Do đó,

để nhận thức rõ hơn quy định pháp luật cũng như những hạn chế tồn tại trong thực

tiễn áp dụng, từ đó đưa ra định hướng hoàn thiện cơ chế pháp lý về vấn đề nêu trên,

tác giả lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi có

một bên tham gia bảo hiểm” để làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Tuy vẫn còn tính mới nhưng các nội dung xoay quanh đề tài “Trách nhiệm

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi có một bên tham gia bảo hiểm” đã được

một số công trình nghiên cứu đề cập đến. Phải kể đến những giáo trình đại học, bài

báo trên các tạp chí khoa học pháp lý, sách chuyên khảo bình luận khoa học và các

luận văn, luận án:

Giáo trình:

- Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập

2), Nxb Công an nhân dân. Giáo trình phân tích các vấn đề lý luận chung và các

trường hợp cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về phương

diện lý luận (Chương X). Tuy nhiên, giáo trình này lại chưa phân tích sâu về các

vấn đề có liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có một bên tham gia

bảo hiểm.

- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Pháp luật

về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia

Việt Nam. Giáo trình này thể hiện các vấn đề cơ bản liên quan đến trách nhiệm dân

sự bồi thường thiệt hại. Tác giả sử dụng các kiến thức cung cấp trong giáo trình để

phục vụ cho việc nghiên cứu các vấn đề chung về trách nhiệm bồi thường dân sự.

Tuy không có nội dung trực tiếp liên quan đến tách nhiệm bồi thường thiệt hại khi

có một bên tham gia bảo hiểm nhưng công trình nghiên cứu này giúp tác giả luận

văn nắm chắc lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; từ đó định hướng kiến

nghị của riêng đề tài phù hợp với nền tảng kiến thức chung.

Sách:

- Nguyễn Xuân Quang - Lê Nết - Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật dân sự

Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Các tác giả phân tích

các vấn đề lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về

3

phương diện lý luận (Chương IV) nhưng chưa đề cập đến các vấn đề liên quan đến

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi một bên có tham gia bảo hiểm,

cũng như các vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Tác giả luận văn nghiên cứu tài

liệu này để làm tiền đề xây dựng các kiến nghị cho luận văn.

- Đỗ Văn Đại (2022), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam -

Bản án và bình luận bản án (tập 1, 2), Nxb Hồng Đức. Công trình nghiên cứu này

đã phân tích thực trạng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp có

tham gia bảo hiểm, về các trường hợp người gây ra thiệt hại có tham gia bảo hiểm,

người bị thiệt hại có tham gia bảo hiểm, quyền yêu cầu bồi thường (yêu cầu trực

tiếp doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hoặc yêu cầu người gây ra thiệt hại bồi

thường), thời hiệu yêu cầu bồi thường, phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, xác định

người bị thiệt hại và người chịu trách nhiệm bồi thường và quyền yêu cầu đối với

người thứ ba. Ngoài ra tác giả còn so sánh với quy định pháp luật nước ngoài về

trường hợp này. Tác giả tham khảo nhiều vấn đề tại luận văn, đặc biệt là các nội

dung so sánh pháp luật giữa các nước về vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả và

tác giả luận văn này phân tích thực tiễn xét xử khác nhau nên cả hai công trình

nghiên cứu đều góp phần làm phong phú hơn vấn đề nghiên cứu.

- Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân

sự năm 2015, Nxb Hồng Đức. Công trình khoa học này giới thiệu và bình luận

chuyên sâu những điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005. Theo đó,

tác phẩm này nêu lên những điểm mới trong các quy định có liên quan đến những

trường hợp bồi thường cụ thể. Đồng thời, quy định mới về việc bỏ yếu tố lỗi là một

trong các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được

phân tích trong công trình này trực tiếp liên quan đến các phân tích về yếu tố lỗi

trong luận văn này. Tác giả đi từ việc nghiên cứu những căn cứ chung để phân tích

những yếu tố riêng làm phát sinh trách nhiệm bồi thường khi có một bên tham gia

bảo hiểm.

Các bài viết khác:

- Thanh Thịnh (2020), “Tư cách tham gia tố tụng của Công ty bảo hiểm y tế

trong vụ án vi phạm giao thông đường bộ”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử. Bài

viết đề cập và phân tích về tư cách pháp lý của doanh nghiệp bảo hiểm khi tham gia

vào quá trình tố tụng giải quyết các vụ án vi phạm giao thông đường bộ. Luận văn

phân tích và bình luận các bản án có nội dung liên quan đến bài viết này, từ đó nêu

lên các kiến nghị về việc đưa các doanh nghiệp bảo hiểm vào tham gia tố tụng trong

4

vụ án về tai nạn giao thông nhằm giải quyết triệt để các khoản thanh toán và quyền

yêu cầu bồi hoàn tiền chi trả bảo hiểm.

- Đỗ Văn Đại, Nguyễn Thị Khánh Ngân (2022), “Chuyển quyền yêu cầu

trong pháp luật bảo hiểm”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 06 tháng 3 năm 2022.

Bài viết đề cập và phân tích về khi một người bị thiệt hại và thiệt hại này có người

chịu trách nhiệm bồi thường nhưng người bị thiệt hại có bảo hiểm do có hợp đồng

với doanh nghiệp bảo hiểm, người bị thiệt hại có thể lựa chọn phương án yêu cầu

doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền. Trong trường hợp này, pháp luật đương đại cho

phép doanh nghiệp bảo hiểm quay sang yêu cầu người chịu trách nhiệm bồi thường

bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người bị thiệt hại.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại chỉ có công trình của tác giả Đỗ Văn Đại

(2022), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận

bản án (tập 1, 2), Nxb Hồng Đức mới đề cập đến vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng trong trường hợp một bên có tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, chưa có công

trình khoa học nào khác tập trung đi sâu nghiên cứu làm rõ những khó khăn, vướng

mắc, bất cập và hướng khắc phục việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng khi một bên tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, các công trình nghiên

cứu nêu trên cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả nghiên cứu các

vấn đề chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong quá trình thực hiện đề tài

của mình.

Mỗi tài liệu nêu trên đều rất có ý nghĩa trong việc hình thành luận văn này.

Tuy nhiên, tác giả luận văn tiếp cận vấn đề theo định hướng ứng dụng. Do vậy, trên

cơ sở tham khảo các nội dung trong các công trình vừa nêu, tác giả luận văn cũng

phân tích vấn đề theo nhận thức riêng. Từ đó, đưa ra các đề xuất có tính riêng đối

với luận văn này.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích quy định pháp luật về trách nhiệm bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp có một bên tham gia bảo hiểm.

Làm rõ những hạn chế, thiếu sót, khó khăn, không thống nhất trong thực tiễn xét xử

các quan hệ pháp luật có tồn tại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi

có một bên tham gia bảo hiểm tại Việt Nam.

- Mục đích nghiên cứu: Đưa ra kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định

pháp lý liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi có một

bên tham gia bảo hiểm.

5

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Những quy định của pháp luật Việt Nam và thực

tiễn áp dụng của quy định đó tại Tòa án (được thể hiện thông qua các bản án) về

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi có một bên tham gia bảo hiểm.

- Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên

cứu quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong

trường hợp có một bên tham gia bảo hiểm. Từ hiểu biết thực tiễn áp dụng quy định

pháp luật về đề tài nêu lên quan điểm cá nhân để hoàn thiện cơ chế pháp lý về trách

nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi có một bên tham gia bảo hiểm. Các

tài liệu nghiên cứu gồm các bản án của Tòa án qua các năm. Đồng thời, có so sánh,

đối chiếu pháp luật của một số nước đối với quy định về nội dung tương tự.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng xuyên suốt luận văn bằng các phương

pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích để lý giải, đánh giá nội dung, làm rõ quy định pháp

luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi có một bên tham gia

bảo hiểm. Phương pháp này được áp dụng trong tất cả các mục của luận văn này.

Mục đích sử dụng để phân tích cơ sở pháp lý, làm rõ nội dung của các bản án được

dẫn chứng, đồng thời, để đưa ra bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật.

- Phương pháp liệt kê để trình bày thực tiễn áp dụng pháp luật của các vấn

đề pháp lý đề tài đề cập đến và đối chiếu với các quan điểm khác cũng như làm rõ

quy định pháp luật của nước khác liên quan đến nội dung đưa ra.

- Phương pháp so sánh để so sánh hướng xét xử của TAND các huyện khác

nhau tại Phú Yên và giữa các tỉnh về vấn đề nghiên cứu và so sánh một số quy định

BLDS các nước khác.

- Phương pháp bình luận án được sử dụng để phân tích các bản án đã được

Tòa án xét xử về vấn đề pháp lý đang nghiên cứu; từ đó tìm ra những bất cập trong

quy định của pháp luật, làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật.

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để đánh giá khái quát những vấn đề

nghiên cứu; từ đó đề xuất được các giải pháp hoàn thiện pháp luật và đưa ra được

kết luận vấn đề đã nghiên cứu.

6. Dự kiến kết quả nghiên cứu và giá trị ứng dụng

Kết quả nghiên cứu nêu ra các bất cập trong thực tiễn xét xử, áp dụng pháp

luật và đề xuất hướng giải quyết. Đề tài có giá trị tham khảo đối với những người

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!