Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước trong quản lý hoạt động xây dựng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ MINH VIỄN
TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380103
Giảng viên hướng dẫn : Pgs.Ts. Lê Minh Hùng
Học viên : Lê Minh Viễn
Lớp : Cao học Luật, Cần Thơ Khóa 2
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xim cam đoan toàn bộ nội dung của luận văn “Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của Nhà nước trong quản lý hoạt động xây dựng” là kết quả của quá
trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Phó
giáo sư, Tiến sĩ, Lê Minh Hùng. Những số liệu được sử dụng trong luận văn đảm
bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham
khảo. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Lê Minh Viễn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT ĐẦY ĐỦ
01 BLDS Bộ luật Dân sự
02 BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự
03 BTTH Bồi thuờng thiệt hại
04 GPXD Giấy phép xây dựng
05 LQHĐT Luật Quy hoạch đô thị
06 LXD Luật Xây dựng
07 LXLVPHC Luật Xử lý vi phạm hành chính
08 QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
09 QHXD Quy hoạch xây dựng
10 QLNN Quản lý nhà nước
11 QLTTĐT Quản lý trật tự đô thị
12 TAND Tòa án nhân dân
13 TNBTCNN Trách nhiệm bồi thường của nhà nước
14 TNBTTH Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
15 TTXD Trật tự xây dựng
16 UBND Ủy ban nhân dân
17 VPHC Vi phạm hành chính
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG .............9
1.1. Hành vi gây thiệt hại của người có thẩm quyền trong quản lý hoạt động
xây dựng................................................................................................................ 9
1.1.1. Xác định các bất cập của pháp luật về quản lý hoạt động xây dựng có
mối quan hệ nhân quả đến thiệt hại .................................................................. 9
1.1.2. Xác định hành vi gây thiệt hại của người có thẩm quyền trong quản lý
hoạt động xây dựng ......................................................................................... 16
1.2. Xác định thiệt hại thực tế do người có thẩm quyền trong quản lý hoạt
động xây dựng gây ra ........................................................................................ 23
1.2.1. Xác định các loại thiệt hại do người có thẩm quyền trong quản lý hoạt
động xây dựng gây ra...................................................................................... 23
1.2.2. Tính toán thiệt hại do người có thẩm quyền trong quản lý hoạt động xây
dựng gây ra...................................................................................................... 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................30
CHƯƠNG 2. CĂN CỨ BỒI THƯỜNG, CƠ QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG VÀ NGHĨA VỤ HOÀN TRẢ KHI THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
...................................................................................................................................31
2.1. Căn cứ bồi thường thiệt hại của Nhà nước trong quản lý hoạt động xây
dựng..................................................................................................................... 31
2.1.1. Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại................................. 31
2.1.2. Quyền yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại ..................................... 33
2.2. Cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường và nghĩa vụ hoàn trả của
người gây thiệt hại sau khi thực hiện trách nhiệm bồi thường trong quản lý
hoạt động xây dựng............................................................................................ 34
2.2.1. Cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại trong quản lý
hoạt động xây dựng ......................................................................................... 34
2.2.2. Nghĩa vụ hoàn trả của người gây thiệt hại sau khi thực hiện trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong quản lý hoạt động xây dựng.................................. 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................41
KẾT LUẬN..............................................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà nước quản lý hoạt động xây dựng nhằm tạo điều kiện bằng các biện
pháp hành chính, đảm bảo cho các cá nhân và tổ chức khi thực hiện đầu tư xây dựng
công trình đúng quy định pháp luật, từ công tác lập quy hoạch đến thi công đưa
công trình vào khai thác sử dụng. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà
nước, các cá nhân, đơn vị và người có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước cần nắm
rõ và thực hiện đúng các quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý, tạo
điều kiện để tất cả các chủ thể trong xã hội có cơ hội phát triển ổn định, bền vững.
Trong đó, hạn chế việc Nhà nước phải bồi thường thiệt hại do người của nhà nước
có hành vi trái pháp luật gây ra trong thực thi công vụ.
Trong hoạt động xây dựng khi người có thẩm quyền thực hiện hành vi trái pháp
luật thường dẫn đến hậu quả rất lớn không chỉ một chủ thể mà có khi toàn xã hội phải
gánh chịu, rất khó khắc phục. Điển hình, là việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng không
đúng với các chỉ tiêu kỹ thuật của đồ án quy hoạch được phê duyệt lần đầu theo xu
hướng cho phép tăng mật độ xây dựng, tầng cao, tăng dân số cục bộ, giảm diện tích cây
xanh, gây quá tải hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, đó là thực trạng về quản lý quy
hoạch xây dựng hiện nay ở các thành phố lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện điều
chỉnh quy hoạch đô thị trong Luật quy hoạch đô thị năm 2009 được quy định tại khoản
5 Điều 47, quy định quy hoạch đô thị chỉ được điều chỉnh khi có một trong các trường
hợp sau: “5. Phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng.”. Với khái niệm phạm vi
điều chỉnh quá lớn và chưa có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích hoặc
liệt kê các lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng như thế nào để thỏa điều kiện được
điều chỉnh quy hoạch, đây là kẽ hở trong quy định pháp luật là một trong những
nguyên nhân việc người có thẩm quyền tùy tiện điều chỉnh quy hoạch như hiện nay.
Lĩnh vực quản lý hoạt động xây dựng là một trong những lĩnh vực quản lý
hành chính nhà nước thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tuy
nhiên, lĩnh vực quản lý hoạt động xây dựng là lĩnh vực chuyên ngành mang tính kỹ
thuật đặc thù nhưng hiện nay chưa có các văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt
hướng dẫn cách tính toán, xác định giá trị các công trình xây dựng để phục vụ cho
công tác bồi thường nhà nước. Bên cạnh đó, trong thực tiễn các quy định về quản lý
hoạt động xây dựng vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế, bất cập trong việc quy định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có thẩm quyền đối với hành vi trái pháp
2
luật trong quản lý nhà nước đến việc xét xử và quy trách nhiệm cho Nhà nước phải
bồi thường thiệt hại theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Do đó, học
viên chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước trong quản lý
hoạt động xây dựng” làm đề tài nghiên cứu với mục đích nghiên cứu thực tiễn
trong lĩnh vực hoạt động xây dựng có thể kiến nghị sử dụng các kết quả nghiên cứu
để bổ sung, điều chỉnh các quy định pháp luật chưa hợp lý hoặc những vấn đề pháp
luật chưa quy định, mang lại lợi ích cho nhà nước và cho xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn hiện chưa có tác giả
nghiên cứu cụ thể chi tiết, các tác giả chủ yếu nghiên cứu về TNBTTH ngoài hợp
đồng đối với công trình nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thiệt hại hoặc các
đề tài về trách nhiệm bồi thường của nhà nước do hành vi công chức gây ra trong
hoạt động quản lý hành chính mang tính chất tổng quát, chưa cụ thể vào lĩnh vực
xây dựng. Học viên đã nghiên cứu đề tài luận văn này từ nhiều nguồn tài liệu khác
nhau, trong đó có sử dụng một số nội dung của các công trình nghiên cứu khoa học
hay, chuyên sâu như sau:
- Sách giáo trình, sách tình huống, sách chuyên khảo và sách tham khảo:
+ Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Pháp luật về
hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Đỗ Văn Đại (Chủ biên), Nxb.
Hồng Đức. Trong nội dung liên quan đến đề tài, tác giả đã dành Chương VII để viết
về trách nhiệm BTTH của nhà nước. Học viên đã sử dụng một số nội dung của
Chương VII để làm rõ căn cứ xác định hành vi gây thiệt hại của người thi hành công
vụ trong mục 1.1.2 Chương 1 của Luận văn.
+ Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Pháp luật về tài
sản, quyền sở hữu và thừa kế, Lê Minh Hùng (Chủ biên), Nxb. Hồng Đức. Trong
nội dung liên quan đến đề tài, tác giả đã phân tích, làm rõ các quyền về tài sản phù
hợp với nội dung học viên nghiên cứu TNBTTH về tài sản của Nhà nước lĩnh vực
quản lý hoạt động xây dựng. Nội dung sách giáo trình này, khái niệm về quyền yêu
cầu BTTH của người chủ sở hữu được học viên sử dụng để phân tích, so sánh làm
rõ nội dung về quyền yêu cầu giải quyết bồi thường theo Luật TNBTCNN trong
Luận văn tại mục 2.1.2 Chương 2.
+ Lê Minh Hùng (2019), Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thuờng
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức. Đây là cuốn sách tình huống được tập thể
giảng viên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh biên soạn, phục vụ cho việc
3
học tập và thực hành kỹ năng áp dụng pháp luật dân sự. Thông qua việc bình luận
các bản án, các tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề pháp lý đặt ra và cần phải
giải quyết trong vụ án; phân tích, đánh giá các ưu khuyết điểm, tính hợp lý, hợp
tình, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, lẽ công bằng của các phán quyết. Trong
công trình nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích các tình huống đa dạng, phong
phú về lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đặc biệt vụ việc của Vấn đề
33: “Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra và nghĩa vụ hoàn trả
khoản tiền bồi thường”, tác giả đã phân tích điều kiện để buộc người của pháp
nhân phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền mà pháp nhân đã bỏ ra bồi thường. Qua
nghiên cứu tình huống này, học viên nhận thấy giải pháp giải quyết các vấn đề
BTTH do người thi hành công vụ gây ra không được điều chỉnh trong Luật
TNBTCNN thì có cơ sở để áp dụng BTTH ngoài hợp đồng do người của pháp
nhân gây ra hoặc đề xuất xây dựng Án lệ cho trường hợp Luật TNBTCNN năm
2017 chưa quy định.
+ Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh (2009), Giáo trình Quản lý
hoạt động xây dựng, Lương Xuân Hùng (Chủ biên), Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh. Đây là sách giáo trình được tác giả tổng hợp các nguyên tắc căn bản có
tính thực tiễn được công nhận như là những ước định, mặc dù không được thể hiện
thành văn bản trong văn bản quy phạm pháp luật nhưng khi thực hiện các quan hệ
về xây dựng vẫn phải được tôn trọng. Các quy định pháp luật tại thời điểm tác giả
nghiên cứu đến nay có một số quy định mới thay thế, nhưng vẫn còn một số quy
định và nguyên tắc quản lý thực tiễn còn nguyên giá trị để học viên có thể sử dụng.
Học viên đã vận dụng một số nội dung của sách giáo trình trong phần lý luận trước
các vấn đề pháp lý cần giải quyết trong mục 2.2.2 Chương 2 của Luận văn.
+ Đỗ Văn Đại và Nguyễn Trương Tín (2018), Sách chuyên khảo Pháp luật
Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Nxb. Hồng Đức. Tác giả trình
bày một cách khoa học các vấn đề cơ bản về TNBTCNN thông qua việc phân tích,
đánh giá các quy định của pháp luật mang tính tổng quát và bình luận rất chuyên
sâu các hoạt động cụ thể thuộc phạm vi TNBTCNN. Nội dung chính của sách
chuyên khảo này là nghiên cứu về TNBTCNN xuất phát từ hành vi của người thi
hành công vụ mà pháp luật không cho phép. Các vấn đề khác thuộc TNBTCNN
chưa được nghiên cứu chi tiết như: TNBTCNN trong lĩnh vực trưng mua, trưng
dụng và do công trình xây dựng gây ra thiệt hại trong quá trình quản lý các hoạt
động xây dưng (ví dụ: trong vấn đề lập và quản lý quy hoạch xây dựng, lập thẩm
4
định phê duyệt dự án, cấp giấy phép xây dựng và quản lý công trình theo giấy phép
xây dựng,…thuộc phạm vi các hoạt động xây dựng theo pháp luật xây dựng Việt
Nam hiện hành). Học viên đã trích dẫn trong sách một số nội dung phân tích chi tiết
từng hành vi, từng vụ việc để làm rõ một số nội dung của Luận văn.
+ Trương Hồng Quang (2019), Trách nhiệm bồi thuờng thiệt hại ngoài hợp
đồng trong Bộ luật dân sự (hiện hành) và những tình huống thực tế, Nxb. Chính trị
Quốc Gia Sự Thật. Đây là quyển sách tham khảo, tác giả tập trung nghiên cứu về
TNBTTH ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự và có đối chiếu, so
sánh của các Bộ luật BLDS 2005, BLDS 2015 với việc phân tích tình huống thực tế
về TNBTTH ngoài hợp đồng. Về nội dung TNBTCNN liên quan đến đề tài luận
văn này, tác giả có phân tích Tình huống 27: “do mưa bão, cây xanh bị gãy đổ vào
người đi đường gây thiệt hại, ai có trách nhiệm phải bồi thường?”. Tác giả đặt vấn
đề nếu cơ quan nhà nước quản lý cây xanh chưa thực hiện hết các biện pháp để khắc
phục mưa bão (cắt tỉa cành cây, thay thế cây có nguy cơ ngã đổ,...) để cây xanh ngã
đổ gây thiệt hại thì không thể xem là sự kiện bất khả kháng theo quy định tại khoản
1 Điều 156 BLDS năm 2015 để miễn trừ TNBTCNN.
- Bài báo, tạp chí khoa học:
+ Phạm Hồng Thái (2014), “Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong
hoạt động quản lý hành chính nhà nước”, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà
Nội, tập 30, số 3 (2014) tr.24-32. Tác giả đã đặt vấn đề về nhà nước pháp quyền
trong mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, tổ chức là trách nhiệm qua lại, bình
đẳng và nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi cơ quan, cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước, những người được ủy quyền có những quyết định, hành vi gây hại
về vật chất hay tổn thất về tinh thần thì phải bồi thường thiệt hại có thể do lỗi cố ý
hay vô tình. Tác giả đã đặt vấn đề và nêu ra giải pháp trong bối cảnh của Luật
TNBTCNN năm 2009, nhưng hiện nay đã có Luật TNBTCNN năm 2017 nên một
số nội dung đã không còn phù hợp. Tuy nhiên, một số nội dung khác vẫn còn hiệu
lực để học viên có thể đối chiếu áp dụng trong Luận văn này.
+ Trần Việt Hưng (2016), “Trách nhiệm hoàn trả của công chức theo Luật
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 04 (308)
T2/2016, tr.25-31. Tác giả đã nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan từ Nghị
định số 47-CP ngày 03/5/1997 về việc giải quyết BTTH do công chức, viên chức
nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra đến Nghị
quyết số 388/2003/NQ-UBNVQH11 về BTTH cho người bị oan do người có thẩm
5
quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra và đối chiếu quy định về trách nhiệm
bồi thường của công chức theo pháp luật của Nhật Bản. Tác giả đã đề xuất hai
phương án để thực hiện trách nhiệm hoàn trả của công chức rất hay để học viên
tham khảo đề xuất một số nội dung có liên quan trong Luận văn.
- Tài liệu nước ngoài:
+ Dragana Cukic, Dusan Asiljevic (2017),.The guide to construction permits:
from idea to usage, Publisher by Representative Office Cardno Emerging Markets
USA Ltd., Belgrade, Serbia. Đây là cuốn sách hướng dẫn chi tiết về công tác cấp
giấy phép xây dựng của nước Cộng hòa Serbia do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa
Kỳ (USAID) tài trợ và hướng dẫn thực hiện. Nội dung cuốn sách đề cập đến trách
nhiệm của các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng, từ cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp GPXD đến cơ quan thanh tra, kiểm tra hiện trường và các nhà thầu,
chủ đầu tư thực hiện xây dựng công trình. Trong nội dung sách có đề cập đến việc
khiếu nại công tác cấp GPXD và BTTH nên học viên có sử dụng một số quan điểm
nhất định của tác giả để phân tích, so sánh với pháp luật Việt Nam về quản lý nhà
nước trong lĩnh vực hoạt động xây dựng, đặc biệt là việc bồi thường thiệt hại trong
công tác cấp GPXD.
+ Johan Sahlstrand (1999), The Non-Contractual Liability of the EC, Faculty
of Law Lund University. Tác giả nghiên cứu chi tiết những điều kiện nào để các
nước thành viên phải chịu trách nhiệm bồi thường theo khoản 2 Điều 215 Quy chế
Cộng đồng Châu Âu về trách nhiệm pháp lý ngoài hợp đồng. Mối liên hệ giữa hành
vi gây thiệt hại và mối quan hệ nhân quả trong các Án lệ của Tòa án Công lý Châu
Âu ECJ (European Court of Justice). Học viên có nghiên cứu, tìm hiểu những quan
điểm mới của tác giả về TNBTCNN trong lĩnh vực Lập pháp (Luật TNBTCNN Việt
Nam hiện nay chỉ giới hạn phạm vi bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực Tư
pháp, Hành pháp nhưng chưa đề cập đến lĩnh vực Lập pháp).
+ Scotti and Elisa (2014), “State liability for lawful acts and the principle of
compensation in Ius Publicum”, Torino, Roberto Cavallo Perin, pp. 1 - 40 (ISSN:
2039-2540). Tác giả Scotti và Elisa nghiên cứu pháp luật Châu Âu (EU) và pháp
luật của nước Cộng hòa Ý (Italia) về trách nhiệm của Nhà nước đối với hành vi trái
pháp luật của các cơ quan công quyền, mức bồi thường thiệt hại và nguyên tắc bồi
thường. Liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước đối với quản lý hoạt động xây
dựng, tác giả có đề cập, phân tích đến công tác quy hoạch đô thị tại Mục 5 về
nguyên tắc bồi thường. Học viên đã nghiên cứu các quan điểm, ý tưởng của các tác
6
giả thông qua bài viết để so sánh hệ thống pháp luật Châu Âu về TNBTCNN với
Luật TNBTCNN năm 2017 của Việt Nam để có những góc nhìn đa chiều về trách
nhiệm của Nhà nước trong việc quản lý các hoạt động xây dựng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn là làm sáng tỏ TNBTCNN đối với một
số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng mang tính phổ
biến, các hoạt động này ảnh hưởng nhiều nhất đến người dân như: quản lý về
QHXD, cấp GPXD và quản lý TTXD, từ đó đề xuất các kiến nghị hoàn thiện quy
định pháp luật TNBTCNN, LQHĐT năm 2019 và các quy định pháp luật có liên
quan mà thực tiễn đã diễn ra nhưng pháp luật chưa có quy định hoặc quy định chưa
rõ ràng, bất cập, chồng chéo khó thực hiện, cụ thể như sau:
Thứ nhất, làm rõ việc xác định hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế của
người có thẩm quyền trong quản lý hoạt động xây dựng về lĩnh vực QHXD, cấp
GPXD và quản lý TTXD. Phân tích cách tính toán giá trị công trình xây dựng để
đề xuất Bộ Xây dựng ban hành Thông tư riêng biệt xác định giá trị bồi thường
thiệt hại theo Luật TNBTCNN trong quản lý hoạt động xây dựng nhằm mục đích
giúp các cá nhân, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tòa án, thi hành án
có thể nhanh chóng thống nhất cách tính toán thiệt hại để phục vụ công tác bồi
thường nhà nước.
Thứ hai, làm rõ các loại văn bản làm căn cứ bồi thường thiệt hại trong lĩnh
vực quản lý hoạt động xây dựng, cơ quan giải quyết bồi thường và nghĩa vụ hoàn
trả của người gây ra thiệt hại. Kiến nghị Bộ Tư pháp có văn bản hướng dẫn thi hành
đối với một số trường hợp quy định chưa rõ trong Luật TNBTCNN năm 2017.
Thứ ba, thông qua nghiên cứu các vụ việc thực tiễn xảy ra với quy định pháp
luật hiện hành, đề xuất Bộ Xây dựng tổng hợp các bất cập, vướng mắc khi thực hiện
LQHĐT năm 2009 để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành điều chỉnh
hoặc thay thế mới Luật quy hoạch đô thị trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy đinh pháp luật liên quan đến
TNBTCNN trong quản lý hoạt động xây dựng theo pháp luật Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn theo pháp luật Việt Nam là
làm sáng tỏ TNBTCNN trong quản lý hoạt động xây dựng bao gồm các lĩnh vực
7
sau: lĩnh vực quản lý quy hoạch xây dựng, lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng và quản
lý trật tự xây dựng.
Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn TNBTTH trong hoạt động quản lý
xây dựng gây ra và các quy định pháp luật có liên quan (Luật TNBTCNN, LXD
năm 2014, LXD sửa đổi, bổ sung năm 2020, LQHĐT năm 2009, BLDS năm 2015,
LXLVPHC năm 2012...).
Về không gian: Trong phạm vi toàn quốc thông qua các vụ việc có trong luận
văn được trích dẫn trong các bản án ở nhiều địa phương và các bài báo, tạp chí về
trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong quản lý hoạt động xây dựng theo quy
định pháp luật Việt Nam hiện hành. Mặt khác, luận văn có nghiên cứu pháp luật
một số nước trên thế giới có quy định TNBTCNN về quản lý hoạt động xây dựng
để có sự so sánh, đối chiếu với quy định TNBTCNN Việt Nam hiện nay.
Về thời gian: Nghiên cứu luận văn đối với các vụ việc phát sinh từ khi BLDS
năm 2015, Luật TNBTCNN năm 2017, LXD năm 2014, LXLVPHC năm 2012 có
hiệu lực thi hành. Trong quá trình nghiên cứu, học viên có sử dụng các quy định
pháp luật, các vụ việc đã xảy ra trước đó nhằm so sánh với các quy định hiện hành.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được đúng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, học viên đã sử
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể:
- Chương 1: học viên sử dụng phương pháp phân tích các quy định pháp luật
chuyên ngành xây dựng quy định liên quan đến trách nhiệm người có thẩm quyền
trong quản lý nhà nước và sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp để phát hiện các
hành vi gây thiệt hại nhưng pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa hợp lý, đa
nghĩa, tạo kẽ hở trong quản lý. Bên cạnh đó, học viên sử dụng phương pháp phân
tích các vụ việc thực tiễn thông qua các bản án, bài báo, để tổng hợp kiến nghị, đề
xuất hoàn thiện pháp luật phục vụ công tác bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hoạt
động xây dựng.
- Chương 2: các phương pháp nghiên cứu được học viên sử dụng giống với
phương pháp nghiên cứu trong Chương 1 để làm rõ cơ sở lý luận và quy định của
pháp luật về xác định văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, cơ quan giải quyết
bồi thường và nghĩa vụ hoàn trả của người gây ra thiệt hại. Phương pháp bình luận
bản án được sử dụng trong các bản án của Tòa án để làm rõ những vấn đề về lý luận
và các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Phần kết luận
của từng mục và kết luận chương, phương pháp so sánh và tổng hợp được vận dụng
8
để khái quát những vấn đề pháp lý học viên đã phân tích nhằm kiến nghị, đề xuất để
hoàn thiện quy định của pháp luật.
6. Dự kiến các kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng các kết quả
nghiên cứu
- Những kết luận, đề xuất kiến nghị trong luận văn được nghiên cứu trên cơ
sở quy định của pháp luật, thực tiễn và lý luận. Vì vậy, các cơ quan hoạt động
trong lĩnh vực quản lý nhà nước, hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp trong
công tác bồi thường nhà nước đối với lĩnh vực quản lý hoạt động xây dựng có thể
khai thác sử dụng để mang lại các lợi ích cho nhà nước và xã hội.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước có thể được xem là trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự nên có thể được
sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiêu cứu, giảng dạy trong các cơ
sở đào tạo ngành luật. Kết quả nghiên cứu luận văn là cơ sở để các tác giả khác sử
dụng, nghiên cứu phát triển thêm nội dung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
Nhà nước đối với ngành xây dựng trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài Danh mục chữ viết tắt, Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu
tham khảo và các Phụ lục, nội dung luận văn chia thành 02 chương như sau:
Chương 1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà
nước trong quản lý hoạt động xây dựng.
Chương 2. Căn cứ bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường và nghĩa
vụ hoàn trả khi thực hiện trách nhiệm bồi thường Nhà nước trong quản lý hoạt động
xây dựng.
9
CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA
NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Hoạt động xây dựng là hoạt động có tính đặc thù nếu so với các hoạt động
kinh tế khác, do sản phẩm cuối của hoạt động là công trình xây dựng được thực
hiện thông qua quy trình đầu tư xây dựng được pháp luật quy định, bắt đầu từ lựa
chọn khu đất lập quy hoạch xây dựng, thiết kế, thi công, nghiệm thu đưa công trình
vào khai thác sử dụng đến khi hết thời hạn sử dụng và phá dỡ công trình xây dựng.
Nhà nước tham gia quản lý hoạt động xây dựng xuyên suốt quy trình đầu tư
xây dựng bằng các biện pháp hành chính. Theo đó, một trong những mục tiêu quan
trọng của công tác quản lý nhà nước là làm thế nào để tất cả các cá nhân, tổ chức có
liên quan khi tham gia hoạt động xây dựng đều bình đẳng trước pháp luật, kể cả các
cơ quan quản lý nhà nước và người của nhà nước. Nhà nước chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đối với hoạt động quản lý hành chính được được quy định tại Điều
17 Luật TNBTCNN năm 2017, giới hạn gồm 14 trường hợp, trong đó liên quan đến
quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng có 05 trường hợp được quy định tại khoản
1, khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4 và khoản 8.
Hoạt động xây dựng được giải thích từ ngữ tại khoản 21 Điều 3 LXD năm
2014 gồm: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát
xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án,
lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo
hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng
công trình.
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, học viên chỉ tập trung vô các vấn
đề pháp lý thuộc lĩnh vực QHXD, cấp GPXD và quản lý TTXD có ảnh hưởng nhiều
và trực tiếp đến người dân, cụ thể như sau:
1.1. Hành vi gây thiệt hại của người có thẩm quyền trong quản lý hoạt
động xây dựng
1.1.1. Xác định các bất cập của pháp luật về quản lý hoạt động xây dựng có
mối quan hệ nhân quả đến thiệt hại
1.1.1.1. Lĩnh vực quy hoạch xây dựng
Pháp luật hiện nay phân biệt hai chế định pháp luật liên quan đến quy hoạch
xây dựng đối với khu vực đô thị và khu vực nông thôn. Khu vực đô thị được quản
lý theo LQHĐT năm 2009, đối với khu vực nông thôn được quản lý theo quy định