Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nhiều người cùng gây ra trong vụ án hình sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VIỆT HÙNG
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG DO NHIỀU NGƢỜI CÙNG
GÂY RA TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
NGUY
ỄN VI
ỆT HÙNG LU
ẬT DÂN S
Ự VÀ T
Ố
T
ỤNG DÂN S
Ự KHÓA 1 T
ẠI PHÚ YÊN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG DO NHIỀU NGƢỜI CÙNG
GÂY RA TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Mã số: 8380103
Ngƣời hƣớng dẫn: Gs. Ts. Đỗ Văn Đại
Học viên: Nguyễn Việt Hùng
Lớp: Cao học Luật, Phú Yên khóa 1
TP. HỒ CHÍ MINH - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do nhiều người cùng gây ra trong vụ án hình sự” là kết quả nghiên cứu ứng
dụng thực tiễn của bản thân tôi qua thời gian công tác tại Tòa án, đƣợc thực hiện bởi
sự hƣớng dẫn tận tình của Thầy Gs. Ts. Đỗ Văn Đại.
Những kết luận đƣợc trình bày trong luận văn này trung thực, tuân thủ các
quy định của Nhà trƣờng về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Việt Hùng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÒA ÁN NHÂN DÂN TAND
BỘ LUẬT DÂN SỰ BLDS
NGHỊ QUYẾT NQ
ỦY BAN NHÂN DÂN UBND
BỘ LUẬT HÌNH SỰ BLHS
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TANDTC
HỘI ĐỒNG XÉT XỬ HĐXX
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu đề tài..................................................................................7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.................................................................................7
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................7
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................8
7. Dự kiến kết quả nghiên cứu và giá trị ứng dụng .................................................8
8. Bố cục của đề cƣơng chi tiết................................................................................8
CHƢƠNG 1 ................................................................................................................9
CĂN CỨ XÁC ĐỊNH NHIỀU NGƢỜI CÙNG GÂY THIỆT HẠI...........................9
1.1. Xác định nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại trong vụ án đồng phạm..................15
1.2. Xác định nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại trong vụ án không có đồng phạm..20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................26
CHƢƠNG 2 ..............................................................................................................27
XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI..................27
2.1. Trách nhiệm bồi thƣờng của từng ngƣời tƣơng ứng mức độ lỗi ....................30
2.2. Trách nhiệm bồi thƣờng của từng ngƣời theo phần bằng nhau......................32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................36
KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................37
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định của pháp
luật dân sự nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa bên gây thiệt hại và
bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh do hành
vi trái pháp luật, có lỗi cố ý hoặc vô ý của bên gây hại hoặc trong một số trƣờng hợp
mà pháp luật quy định bên gây thiệt hại phải bồi thƣờng ngay cả khi không có lỗi.
Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại nghĩa vụ dân sự
đƣợc quy định trong pháp luật dân sự. Hiện nay, trong rất nhiều vụ án hình sự mà
các bị cáo, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã gây thiệt hại cho cá nhân, tổ
chức hoặc thiệt hại cho Nhà nƣớc. Khi xét xử Tòa án buộc ngƣời gây thiệt hại phải
bồi thƣờng theo quy định pháp luật, tuy nhiên thông qua thực tiễn xét xử cho thấy
còn nhiều bất cập, vƣớng mắc nhƣ sau:
Điều 587 BLDS quy định: “Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì
những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi
thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi
của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại
theo phần bằng nhau”. Nhƣ vậy, BLDS chỉ quy định chung là “cùng gây thiệt hại”
mà không quy định cụ thể thế nào là “cùng gây thiệt hại”.
Tại Điều 288 BLDS quy định: “1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều
người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những
người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ; 2. Trường hợp một người đã
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới
khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình; 3. Trường hợp bên
có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn
bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng
được miễn thực hiện nghĩa vụ; 4. Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện
nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện
phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần
nghĩa vụ của họ”.
Vậy, nghĩa vụ liên đới bồi thƣờng đƣợc thực hiện nhƣ thế nào, chia theo mức
độ lỗi, chia theo phần bằng nhau hay cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể
yêu cầu bất cứ ai trong số những ngƣời có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ
hay yêu cầu từng ngƣời bồi thƣờng theo phần.
2
Từ đó, có nhiều cách hiểu khác nhau trong nhận thức và áp dụng pháp luật,
để làm rõ vấn đề này xin nêu một số trƣờng hợp sau:
Thứ nhất, H là thủ quỹ, K là kế toán và M là thủ trƣởng cơ quan. Trong quá
trình công tác H trực tiếp giữ tiền nên đã chiếm đoạt số tiền của Nhà nƣớc, K biết
việc H chiếm đoạt tiền nhƣng không báo cáo trong nhiều năm. M là thủ trƣởng
nhƣng thiếu kiểm tra, giám sát để cấp dƣới tham ô tài sản. Vậy, trách nhiệm bồi
thƣờng liên đới H, K, M hay chỉ ngƣời trực tiếp chiếm đoạt là H phải bồi thƣờng.
Nếu liên đới thì mức bồi thƣờng của mỗi ngƣời đƣợc xác định căn cứ vào đâu.
Thứ hai, N rủ Q và P đến nhà đánh L gây thƣơng tích, trong đó N xông vào
đánh trƣớc tiên, dùng dao và đánh nhiều nhất. Q chỉ dùng tay đánh L vài tát vào
mặt, còn P chỉ la hét chửi mắng L. Vậy, trách nhiệm bồi thƣờng theo mức độ lỗi hay
các bị cáo phải liên đới bồi thƣờng mà không phân chia nghĩa vụ từng bị cáo, bởi
khi quyết định mức hình phạt đối với các bị cáo thì có xem xét đến tính chất, mức
độ thực hiện hành vi phạm tội nên trách nhiệm dân sự cũng phải tƣơng ứng.
Thứ thứ, V là chủ đầu tƣ dự án vốn từ ngân sách Nhà nƣớc, X là chủ đơn vị
thi công công trình, Y là chủ đơn vị giám sát. Các bên hợp đồng thực hiện dự án,
tong khi thực hiện chƣa xong các hạng mục công trình, nhƣng X đã lập khống hồ sơ
để hoàn công, chiếm đoạt tiền từ ngân sách Nhà nƣớc. Y là đơn vị giám sát thấy rõ
chƣa xong tất cả hạng mục công trình nhƣ hợp đồng nhƣng vẫn ký biên bản. V là
chủ đầu tƣ tin tƣởng nên không kiểm tra đã thống nhất chi trả tiền cho X làm thiệt
hại ngân sách Nhà nƣớc. Vậy, X phải bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại vì chỉ có X chiếm
đoạt tiền của Nhà nƣớc, hay X, Y và V phải liên đới bồi thƣờng, nếu liên đới thì
phân chia số tiền cụ thể mà X, Y và V phải bồi thƣờng nhƣ thế nào.
Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử, thấy rằng có một số quan điểm nhƣ sau:
Thứ nhất, chỉ buộc bị cáo trực tiếp chiếm đoạt (gây thiệt hại) phải bồi thƣờng
thiệt hại cho bị hại, các bị cáo không trực tiếp chiếm đoạt (gây thiệt hại) thì không
phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thƣờng.
Thứ hai, buộc các bị cáo là đồng phạm trong vụ án phải bồi thƣờng thiệt hại
nhƣng phân chia theo phần tƣơng ứng mức độ lỗi của từng bị cáo, mà không buộc
thực hiện nghĩa vụ liên đới.
Thứ ba, trong vụ án các bị cáo không bị kết án về cùng một tội phạm, mà
mỗi bị cáo bị kết án về tội phạm khác nhau tƣơng xứng tính chất, hành vi của mỗi bị
cáo. Nhƣng các bị cáo đã tạo điều kiện, hỗ trợ hoặc thực hiện các công việc khác
3
nhau đã cùng dẫn đến hậu quả gây thiệt hại thì phải buộc liên đới bồi thƣờng toàn
bộ thiệt hại, mức bồi thƣờng mỗi bị cáo tƣơng ứng mức độ lỗi.
Thứ tư, để giải quyết vấn đề bồi thƣờng thiệt hại xảy ra trong một vụ án thì
phải xem xét tất cả những hành vi trái pháp luật, những ngƣời đã thực hiện hành vi.
Mặc dù, có ngƣời bị kết án về cùng tội phạm hoặc bị kết án về các tội phạm khác
nhau, có ngƣời thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhƣng vẫn buộc liên đới
bồi thƣờng tổng thiệt hại xảy ra, vì mỗi hành vi trái pháp luật đã góp phần (tạo điều
kiện) gây ra thiệt hại.
Nhƣ vậy, xác định trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ án
hình sự có đồng phạm hoặc các vụ án tham nhũng vẫn còn nhiều quan điểm khác
nhau. Hiện nay chƣa có các văn bản hƣớng dẫn cụ thể, thực tiễn xét xử chƣa thống
nhất. Do đó, tác giả chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
do nhiều người cùng gây ra trong vụ án hình sự” để làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, vấn đề trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại đã đƣợc
giới nghiên cứu khoa học pháp lý quan tâm, đề cập ở nhiều góc độ khác nhau. Qua
tìm hiểu, hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến trách nhiệm
liên đới bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng mà tác giả muốn đề cập đến, trong đó
có một số công trình nổi bật, nhƣ:
* Sách:
- Đỗ Văn Đại (2020), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam -
Bản án và bình luận bản án (tập 1, 2), Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Tác
giả bình luận về nghĩa vụ liên đới bồi thƣờng thiệt hại do nhiều ngƣời gây ra thông
qua nhiều bản án và đƣa ra quan điểm của tác giả. Đây là tài liệu cung cấp nhiều
thông tin hữu ích cho việc định hƣớng nghiên cứu luận văn này.
- Nguyễn Xuân Quang-Lê Nết-Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật dân sự
Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Các tác giả phân tích
các vấn đề lý luận chung và các trƣờng hợp cụ thể về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại ngoài hợp đồng về phƣơng diện lý luận (chƣơng IV), phân tích quy định của
Điều luật, tuy nhiên, chƣa nêu ra đƣợc những bất cập, vƣớng mắc trong thực tiễn áp
dụng pháp luật.
- Phùng Trung Tập (2017), Luật dân sự Việt Nam (Bình giải và áp dụng) –
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Công an nhân dân. Tác giả
phân tích trƣờng hợp nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại có thể là do một ngƣời thực
4
hiện hoặc do nhiều ngƣời cùng thực hiện, đƣa ra 03 căn cứ để xác định sự kiện
nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại gồm: thứ nhất, ý chí của nhiều ngƣời cùng gây thiệt
hại; thứ hai, hành vi của nhiều ngƣời gây ra thiệt hại; thứ ba, những ngƣời gây thiệt
hại cùng thống nhất với nhau về mặt hậu quả.
- Phạm Văn Tuyết (2017), Hướng dẫn môn học luật dân sự (tập 2), Nxb. Tƣ
pháp. Tác giả nêu khái quát về khái niệm nghĩa vụ liên đới, căn cứ xác định nghĩa
vụ liên đới, nghĩa vụ riêng rẻ, nghĩa vụ bổ sung và nghĩa vụ không phân chia đƣợc
theo phần. Vì là sách hƣớng dẫn môn học nên chỉ nêu lý luận và khái quát chung,
chƣa nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật, vƣớng mắc thực tế.
* Giáo trình:
- Trƣờng Đại học Kiểm sát Hà Nội (2017), Giáo trình luật dân sự Việt Nam
(tập 2), Nxb. Chính trị quốc gia sự thật. Giáo trình do tác giả Vũ Thị Hồng Vân làm
chủ biên, giáo trình chỉ phân tích về lý luận nghĩa vụ liên đới và thực hiện nghĩa vụ
liên đới, chƣa đi sâu về các vƣớng mắc, bất cập trong thực tiễn xét xử.
- Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật
về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia
Việt Nam. Giáo trình đã trình bày các vấn đề cơ bản liên quan đến trách nhiệm dân
sự liên đới bồi thƣờng thiệt hại nhƣ: khái niệm về trách nhiệm liên đới bồi thƣờng
thiệt hại, điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới, căn cứ xác định trách nhiệm dân
sự liên đới khi có nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại, nội dung của trách nhiệm dân sự
liên đới (chƣơng V).
* Luận án, luận văn:
- Phạm Kim Anh (2008), Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại
trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
Luận án nghiên cứu về trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng
trên bình diện rộng là pháp luật dân sự Việt Nam.
- Huỳnh Thị Tín (2015), Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại
theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về
trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng và một số hạn chế và đề
xuất hoàn thiện về trách nhiệm dân sự liên đới bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng.
Nhƣ vậy, luận án và luận văn trên chƣa nghiên cứu sâu về trách nhiệm liên
đới bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ án hình sự, thực tiễn xét xử, các vƣớng mắc
trong áp dụng pháp luật về trách nhiệm liên đới bồi thƣờng.
5
* Tạp chí:
- Nguyễn Tiến Dũng (2000), “Trách nhiệm liên đới”, Tạp chí Tòa án nhân
dân, số 6. Theo quan điểm tác giả, Hồng là chủ sở hữu xe mô tô mặc dù không biết
Minh không có giấy phép lái xe mô tô nhƣng Hồng đã để Minh điều khiển và gây
tai nạn làm chết ngƣời. Nhƣ vậy, Hồng có một phần lỗi trong việc gây tai nạn, đó là
lỗi vô ý nên cả Minh và Hồng phải liên đới bồi thƣờng cho gia đình ngƣời bị hại.
- Minh Khôi (2019), “Bị hủy án do xác định sai phần trách nhiệm dân sự
phải bồi thường”1
. Bài viết phân tích bản án đã áp dụng Điều 616 BLDS năm 2005
không đúng, vì đã buộc các bị cáo không phải đồng phạm phải liên đới bồi thƣờng
thiệt hại. Ngoài ra, bài viết còn phân tích việc Tòa buộc hai bị cáo cùng thực hiện
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải liên đới bồi thƣờng thiệt hại là đúng, tuy
nhiên, Tòa án không căn cứ vào tính chất, mức độ phạm tội của mỗi bị cáo đối với
hậu quả gây ra để xác định cụ thể phần bồi thƣờng của từng bị cáo mà tuyên buộc
một bị cáo phải bồi thƣờng sau khi bị cáo khác hết khả năng bồi thƣờng là không
đúng quy định pháp luật, gây khó khăn cho việc thi hành án.
- Nguyễn Công Long (1996), “Thi hành nghĩa vụ liên đới”, Tạp chí Dân chủ
và Pháp luật, số 9. Bài viết về việc thi hành nghĩa vụ liên đới hoàn trả số tiền các bị
cáo đã chiếm đoạt của Nhà nƣớc, cụ thể bản án buộc Tịnh, Hà, Tƣờng liên đới nộp
lại khoản tiền đã chiếm đoạt là 115.273.868đ để sung công quỹ Nhà nƣớc chia theo
phần: Tịnh phải nộp 27.146.939đ, Tƣờng phải nộp 27.146.939đ và Hà phải nộp
60.991.000đ. Trƣớc phiên tòa, Tịnh và Tƣờng đã nộp khắc phục hậu quả đủ
115.273.868đ, còn Hà chƣa nộp khoản tiền nào. Quan điểm của cơ quan thi hành án
là đã thi hành xong, Tịnh hoặc Tƣờng đã nộp vƣợt quá phần trách nhiệm của mình
thì có quyền khởi kiện vụ án dân sự khác để yêu cầu Hà hoàn trả. Theo quan điểm
khác thì cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án buộc Hà hoàn trả phần
nghĩa vụ cho Tịnh hoặc Tƣờng đã bỏ tiền ra nộp thay cho Hà. Tác giả bài viết chƣa
đƣa ra đƣợc kết luận trong trƣờng hợp này.
- Vũ Thành Long (2012), “Trách nhiệm liên đới trong trả lại tài sản và bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 8. Bài viết
phân tích vụ án H và T chiếm đoạt của những ngƣời bị hại tổng cộng hơn 11 tỷ
đồng. Trong đó, cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh đƣợc H trực tiếp chiếm đoạt
03 tỷ đồng, T trực tiếp chiếm đoạt 02 tỷ đồng, còn lại 06 tỷ đồng thì hai bị cáo đổ
1
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/bi-huy-an-do-khong-xac-dinh-sai-phan-trach-nhiem-dan-su-phai-boithuong, truy cập ngày 20/3/2022.
6
lỗi cho nhau, chƣa chứng minh đƣợc bị cáo nào trực tiếp chiếm đoạt. Tác giả cho
rằng H và T đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị hại, nên tất cả thiệt
hại mà H và T gây ra phải có nghĩa vụ trả lại và bồi thƣờng thiệt hại. Cụ thể, H trực
tiếp chiếm đoạt 03 tỷ đồng nên phải trả lại số tiền gốc 03 tỷ đồng và bồi thƣờng tiền
lãi phát sinh, T trực tiếp chiếm đoạt 02 tỷ đồng nên phải trả lại số tiền gốc 02 tỷ
đồng và bồi thƣờng tiền lãi phát sinh, đối với số tiền 06 tỷ đồng thì H và T liên đới
hoàn trả và bồi thƣờng tiền lãi phát sinh với phần bằng nhau.
- Nguyễn Thị Mân (2013), “Chế định trách nhiệm liên đới dưới góc nhìn
thực tiễn”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề pháp luật dân sự tháng 8.
Tác giả dẫn chứng một số bản án để bình luận, phân tích về trách nhiệm liên đới,
theo tác giả thì khi quyết định buộc thực hiện trách nhiệm liên đới cần ấn định rõ
phần bồi thƣờng của từng ngƣời.
- Đặng Văn Quý, “Bàn về quy định trách nhiệm liên đới tại Điều 616 Bộ luật
dân sự”2
. Tác giả đề nghị sửa đổi Điều 616 BLDS 2005 nhƣ sau: trong trƣờng hợp
nhiều ngƣời cùng cố ý gây thiệt hại hoặc cùng vô ý gây thiệt hại thuộc trƣờng hợp
quy định tại khoản 4 Điều 623, khoản 2 Điều 625 Bộ luật này thì những ngƣời đó
phải liên đới bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
của từng ngƣời cùng gây thiệt hại đƣợc xác định tƣơng ứng với mức độ lỗi của từng
ngƣời; nếu không xác định đƣợc mức độ lỗi thì họ phải bồi thƣờng thiệt hại theo
phần bằng nhau.
- Phùng Trung Tập (1997), “Yếu tố lỗi trong trách nhiệm liên đới bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Luật học, số 5. Bài viết chỉ phân tích về yếu tố
lỗi trong trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng, từ đó kết luận
mức bồi thƣờng thiệt hại của từng ngƣời trong trách nhiệm liên đới tùy thuộc vào
mức độ lỗi của mỗi ngƣời. Trƣờng hợp không xác định đƣợc mức độ lỗi của mỗi
ngƣời thì phải bồi thƣờng mức bằng nhau.
- Phạm Văn Thiệu (2001), “Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng trong các vụ án hình sự”, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 6. Tác giả
nghiên cứu trách nhiệm liên đới bồi thƣờng trong một số vụ án có đồng phạm thực
hiện hành vi thái quá, phần bồi thƣờng của từng ngƣời trong trách nhiệm liên đới
đối với các vụ án chiếm đoạt tài sản. Từ đó đƣa ra kết luận trong các vụ án hình sự
nếu có nhiều ngƣời cùng thực hiện tội phạm mà cùng gây thiệt hại thì họ phải chịu
2
http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_
details=1&item_id=33430595, truy cập ngày 20/3/2022.
7
trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại, nhƣng hành vi thái quá của một ngƣời thì
các đồng phạm khác không phải chịu trách nhiệm.
- Nguyễn Thanh Thủy (2019), “Pháp luật về thu hồi tài sản cho Nhà nước
trong các vụ án tham nhũng - Một số bất cập và kiến nghị”3
. Tác giả kiến nghị Tòa
án có thẩm quyền xét xử cần xác định rõ nghĩa vụ thi hành án của bị cáo (kể cả
nghĩa vụ liên đới theo phần) để đảm bảo hiệu quả xử lý tài sản trong quá trình thi
hành án, tránh phát sinh tranh chấp và khiếu nại, tố cáo của đƣơng sự.
Nhƣ vậy, đến thời điểm hiện tại chƣa có công trình khoa học nào tập trung đi
sâu nghiên cứu làm rõ những khó khăn, vƣớng mắc, bất cập trong thực tiễn xét xử
tại Tòa án và hƣớng khắc phục việc xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài
hợp đồng do nhiều ngƣời cùng gây ra trong các vụ án hình sự. Tuy nhiên, các công
trình nghiên cứu trên cũng là nguồn tài liệu tham khảo rất quan trọng để tác giả
nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Khi nghiên cứu đề tài tác giả muốn nêu ra các khó khăn, vƣớng mắc trong
thực tiễn xét, từ đó đƣa ra kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện, thống nhất trong việc áp
dụng pháp luật.
Tác giả mong muốn luận văn này trở thành một tài liệu ứng dụng có giá trị
nhất định trong việc nghiên cứu xét xử phần bồi thƣờng dân sự trong các vụ án hình
sự hiện nay, trong khi chƣa có văn bản hƣớng dẫn chi tiết. Những kết luận, kiến
nghị trong luận văn này có thể góp phần là nguồn tài liệu tham khảo cho việc ban
hành văn bản hƣớng dẫn, giải đáp vƣớng mắc trong thực tiễn xét xử.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật về trách nhiệm liên đới bồi thƣờng
thiệt hại do nhiều ngƣời cùng gây ra và thực tiễn xét xử, từ đó rút ra kết luận để
thống nhất về cách hiểu và áp dụng pháp luật thống nhất trong hệ thống Tòa án.
Tác giả thu thập các bản án đã xét xử để dẫn chứng, phân tích, bình luận và
kiến nghị biện pháp giải quyết vƣớng mắc, bất cập.
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm liên
đới bồi thƣờng thiệt hại và các bản án hình sự có trách nhiệm liên đới bồi thƣờng
thiệt hại do nhiều ngƣời cùng gây ra.
3
https://thads.moj.gov.vn/tuyenquang/noidung/tintuc/lists/nghiencuutraodoi/view_detail.aspx?itemid=103,
truy cập ngày 22/3/2022.
8
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu về trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại do nhiều ngƣời cùng gây ra trong vụ án có đồng phạm hoặc các vụ
án tham nhũng có ngƣời thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nghiên cứu
các quy định pháp luật so với thực tiễn xét xử và quan điểm của các học giả. Từ đó
nêu ra các bất cập, vƣớng mắc và đề xuất hƣớng giải quyết.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu có hiệu quả đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân
tích, bình luận, so sánh, chứng minh và tổng hợp. Trong đó phƣơng pháp phân tích
đƣợc tác giả sử dụng để phân tích các quy định của pháp luật, thực tiễn xét xử thông
qua các bản án của Tòa án. Phƣơng pháp bình luận và so sánh đƣợc tác giả sử dụng
song song để bình luận thực tiễn các vụ án, đồng thời so sánh giữa các quy định của
pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Tòa án. Phƣơng pháp chứng minh đƣợc
tác giả sử dụng chủ yếu để chứng minh các vấn đề bất hợp lý giữa các quy định của
pháp luật, cũng nhƣ những trƣờng hợp thực tiễn không áp dụng các quy định của
pháp luật trong quá trình giải quyết nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc quyền lợi của các bên
và mang tính thuyết phục cao.
Các phƣơng pháp phân tích, bình luận, so sánh và chứng minh đƣợc tác giả
sử dụng thƣờng xuyên trong các chƣơng của luận văn. Kết thúc mỗi chƣơng, tác giả
sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để tổng hợp, khái quát và kết luận về kết quả nghiên
cứu các vấn đề trong chƣơng. Ngoài ra phƣơng pháp tổng hợp còn đƣợc tác giả sử
dụng để khái quát những nội dung đã phân tích, tổng hợp trong các chƣơng, từ đó
rút ra kết luận chung về những vấn đề trọng tâm cần phải nghiên cứu và giải quyết
của đề tài trong phần kết luận chung.
7. Dự kiến kết quả nghiên cứu và giá trị ứng dụng
Kết quả nghiên cứu nêu ra các bất cập trong thực tiễn xét xử, áp dụng pháp
luật và đề xuất hƣớng giải quyết. Luận văn có giá trị tham khảo đối với những
ngƣời hành nghề luật, nhƣ luật gia, luật sƣ khi tƣ vấn cho đƣơng sự để đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn có giá trị tham khảo
đối với cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án khi giải quyết các vụ án tƣơng tự.
8. Bố cục của đề cƣơng chi tiết
Phần mở đầu, nội dung và kết luận. Ngoài ra còn có danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục kèm theo. Phần nội dung gồm có hai chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Căn cứ xác định nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại
Chƣơng 2. Xác định trách nhiệm liên đới bồi thƣờng
9
CHƢƠNG 1
CĂN CỨ XÁC ĐỊNH NHIỀU NGƢỜI CÙNG GÂY THIỆT HẠI
Điều 587 BLDS quy định trƣờng hợp nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại thì
những ngƣời đó phải liên đới bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại. Ngoài ra, để xác
định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong vụ án hình sự thì Tòa án có thể tham
khảo thêm hƣớng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006 của
Hội đồng Thẩm phán TANDTC hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS
năm 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng.
Tuy nhiên, căn cứ xác định trƣờng hợp nào đƣợc xem là nhiều ngƣời cùng
gây thiệt hại thì chƣa đƣợc quy định cụ thể, đối với trƣờng hợp từ hai ngƣời trở lên
cùng trực tiếp thực hiện tội phạm, trƣờng hợp có ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục,
ngƣời giúp sức thì căn cứ nào để xác định cùng gây thiệt hại. Trƣờng hợp trong vụ
án các bị cáo bị kết án về các tội phạm khác nhau, không thể hiện sự đồng phạm
cùng ý chí chiếm đoạt tài sản hoặc gây thiệt hại thì xác định là nhiều ngƣời cùng
gây thiệt hại hay chỉ ngƣời trực tiếp gây thiệt hại mới phải bồi thƣờng. Trong vụ án
có ngƣời vi phạm pháp luật nhƣng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có
phải liên đới bồi thƣờng hay không.
Việc xác định ngƣời có hành vi gây thiệt hại là rất quan trọng để xác định
chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng. Bởi chỉ khi xác định đƣợc nhiều ngƣời cùng
gây thiệt hại thì những ngƣời đó mới phải liên đới bồi thƣờng, còn không có cơ sở
chứng minh cùng gây thiệt hại thì không phát sinh trách nhiệm liên đới.
Một nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là “Thiệt hại thực tế
phải đƣợc bồi thƣờng toàn bộ và kịp thời”. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở để xác định
thiệt hại thực tế vẫn còn nhiều tranh cãi, do đó tùy từng vụ án thì Tòa án thƣờng có
những đánh giá chứng cứ khác nhau để xác định thiệt hại thực tế.
Theo Điều 587 BLDS vấn đề bồi thƣờng thiệt hại liên đới chỉ đặt ra khi
nhiều ngƣời cùng gây ra thiệt hại. Nhƣ vậy, điều kiện “cùng gây thiệt hại” là căn cứ
để phân biệt giữa trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại liên đới và trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại riêng rẽ. Do đó, cần phải hiểu nhƣ thế nào là “cùng gây thiệt hại”
và điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng liên đới:
Thứ nhất, hành vi trái pháp luật của nhiều người
Hành vi trái pháp luật của những ngƣời gây ra thiệt hại thể hiện sự vi phạm
pháp luật của mỗi ngƣời trong việc gây ra thiệt hại hoặc trong lĩnh vực hoạt động
của từng ngƣời. Hành vi gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
10
ngoài hợp đồng đƣợc thể hiện ở dạng không hành động vẫn còn là vấn đề gây tranh
cãi trong khoa học pháp lý.4
Tuy nhiên, hành vi trái pháp luật là yếu tố cần thiết để làm phát sinh trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng, để phát sinh trách nhiệm liên đới bồi
thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng thì chắc chắn không thể thiếu điều kiện là hành vi
trái pháp luật của nhiều ngƣời.
Thứ hai, có thiệt hại thực tế
Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp
đồng. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản
hoặc sự thiệt hại về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về
một lợi ích vật chất đƣợc pháp luật bảo vệ, thiệt hại về tài sản có thể tính toán đƣợc
thành một số tiền nhất định. Thiệt hại về tinh thần đƣợc hiểu là do tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà ngƣời bị thiệt hại phải chịu đau
thƣơng, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng
tin và cần phải đƣợc bồi thƣờng một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.5
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của những
người cùng gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra
Hành vi trái pháp luật của mỗi ngƣời có thể khác nhau về tính chất, mức độ
nhƣng cùng đem lại hậu quả là thiệt hại cho bên bị hại. Xét trong mối quan hệ nhân
quả thì hành vi trái pháp luật của những ngƣời cùng gây thiệt hại đã gây ra tổng thể
thiệt hại nên những ngƣời này phải cùng nhau bồi thƣờng do hành vi của mình gây
ra. Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả để xác định có hay
không có trách nhiệm liên đới bồi thƣờng, thì còn có ý nghĩa trong việc xác định
mức bồi thƣờng của mỗi ngƣời.6
BLDS năm 2015 đã bỏ quy định về yếu tố lỗi trong điều kiện phát sinh trách
nhiệm bồi thƣờng, cụ thể đƣợc quy định tại Điều 584 đã bỏ quy định lỗi trong căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng.
4 Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật dân sự Việt Nam – tập 2, Đinh Văn Thanh – Nguyễn
Minh Tuấn, Nxb. Công an nhân dân, tr.322.
5 Lê Văn Sua, “Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự năm 2015”,
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2018/11/19/nguyen-tac-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong-theo-boluat-dan-su-nam-2015/, truy cập ngày 20/3/2022.
6 Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật dân sự Việt Nam – tập 2, Đinh Văn Thanh – Nguyễn
Minh Tuấn, Nxb. Công an nhân dân, tr.323.