Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
98
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1965

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TẤN ĐẠT

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT

HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA

CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH-09-2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Võ

Học viên: Đoàn Tấn Đạt

Lớp: Cao học Luật Kinh tế

Khóa: 25

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ luật học “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh” là công trình nghiên cứu

của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Văn Võ – giảng viên Khoa Luật

Thương mại, trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.

Các ý kiến, khái niệm khoa học và mọi tham khảo từ các tài liệu, công trình

nghiên cứu khác được sử dụng trong luận văn đều được chú thích trích dẫn đầy đủ

theo quy định của Nhà trường.

Tác giả luận văn

Đoàn Tấn Đạt

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô

NHIỄM MÔI TRƯỜNG ..........................................................................................6

1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi

trường .............................................................................................................6

1.1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường..................................................................6

1.1.2. Khái niệm thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường........................................8

1.1.3. Khái niệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ...................14

1.2. Mục đích, ý nghĩa của bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường..20

1.2.1. Mục đích ..................................................................................................20

1.2.2. Ý nghĩa .....................................................................................................22

1.3. Đặc điểm của bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ................23

1.3.1. Là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng..............................23

1.3.2. Có tác động lớn đến an ninh môi trường.................................................25

1.3.3. Cần có sự tham gia của các cơ quan nhà nước.......................................28

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH

DOANH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ............................................................33

2.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm

môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh ....................................................33

2.1.1. Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ............................34

2.1.2. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại....................55

2.1.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi

trường .......................................................................................................56

2.2. Giải pháp hoàn thiện......................................................................................76

2.2.1. Những giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xác định thiệt hại do

làm ô nhiễm môi trường........................................................................................76

2.2.2. Các giải pháp liên quan nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bồi

thường thiệt hại đối với hành vi làm ô nhiễm môi trường....................................80

KẾT LUẬN..............................................................................................................87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................88

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Môi trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm sự tồn tại và phát

triển của con người, nền kinh tế của mỗi quốc gia và của cả nhân loại. Tuy nhiên,

hiện nay để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, con người đã và đang khai

thác, sử dụng tài nguyên, đồng thời thải vào môi trường các loại chất thải độc hại.

Việc làm này đang dần hủy hoại môi trường – nơi cung cấp sự sống cho con người.

Khi môi trường bị hủy hoại sẽ tác động ngược trở lại đến đời sống, sản xuất của con

người (môi trường sống, tính mạng, sức khỏe, tài sản,…). Chính vì vậy, việc phát

triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

Theo quy định pháp luật, chủ thể làm ô nhiễm môi trường có thể là tổ chức,

hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, trên thực tế các vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,

đặc biệt nghiêm trọng thường do các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ra. Bởi lẽ, mọi

hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến môi trường, cơ sở sản xuất kinh

doanh càng lớn thì nguy cơ gây ô nhiễm và mức độ ảnh hưởng đến môi trường càng

cao.

Tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2019 có 372 Khu công nghiệp đã được thành

lập (cả trong và ngoài Khu Kinh tế ven biển) trong đó có 280 Khu công nghiệp đã đi

vào hoạt động (tăng 29 Khu công nghiệp so với năm 2018) và 92 Khu công nghiệp

đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản; 698 Cụm công nghiệp đang hoạt động (tăng 9

Cụm công nghiệp so với năm 2018). Khoảng 4.575 làng nghề, trong đó có 2.009 làng

nghề và làng nghề truyền thống được công nhận (tăng 170 làng so với năm 2018); có

833 đô thị (tăng 20 đô thị so với năm 2018), tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng

39,2%, tăng 0,8% so với năm 2018. Song song với sự tăng lên về số lượng của các

Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp là sự tồn tại của những dự án, cơ sở thuộc loại

hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như: luyện kim, khai

thác khoáng sản, phá dỡ tàu biển, sản xuất giấy, bột giấy, dệt nhuộm, thuộc da, lọc

hoá dầu, nhiệt điện, sản xuất thép, hóa chất, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,

chế biến tinh bột sắn, chế biến mía đường, chế biến thuỷ sản, giết mổ gia súc, gia

cầm... Trong đó, hiện có trên 5.000 mỏ và điểm khai thác khoáng sản; khoảng 300

doanh nghiệp sản xuất giấy, bột giấy; 25 nhà máy nhiệt điện than đã vận hành thương

mại với tổng công suất lắp đặt là 18.294 MW; 65 dự án sản xuất gang thép có công

2

suất 100.000 tấn/năm trở lên…Nhiều cơ sở có nguồn phát thải lớn như Nhà máy lọc

hóa dầu Nghi Sơn, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, các

dự án nhiệt điện tại trung tâm điện lực Vĩnh Tân, Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ,

Dự án “Tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng”... Đáng lo ngại, tính đến tháng 12/2019,

trên phạm vi cả nước còn 171 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa hoàn

thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để.

1 Một số dự án FDI vi phạm pháp luật gây

ô nhiễm môi trường như công ty Vedan, Miwon, khói bụi ô nhiễm của nhà máy Nhiệt

điện Vĩnh Tân 2, Công ty Lee and Men... Hay gần đây là vụ việc sai phạm xả thải ra

môi trường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh làm ô

nhiễm môi trường biển đặc biệt nghiêm trọng, làm hệ sinh vật biển tại 4 tỉnh miền

Trung chết bất thường và kéo theo hàng loạt những thiệt hại cho người dân tại các

địa phương nói trên.

Với số lượng và tốc độ tăng trưởng nhanh của cơ sở sản xuất kinh doanh nêu

trên đã tạo ra áp lực rất lớn lên môi trường và đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có biện

pháp và chính sách để bảo vệ môi trường. Pháp luật về bảo vệ môi trường từ năm

1993 đã sớm đưa ra những nguyên tắc bảo vệ môi trường, các quy định về phòng,

chống, khắc phục ô nhiễm môi trường, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân

sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tiếp tục được hoàn thiện hơn qua các đạo luật

Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các Bộ luật dân

sự qua các thời kỳ. Thậm chí đến Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm

2017 đã có những quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân gây ô nhiễm

môi trường nhưng các vụ việc ô nhiễm môi trường không có chiều hướng giảm mà

thậm chí còn gia tăng về số lượng và mức độ thiệt hại.

Một trong các nguyên nhân lý giải cho thực trạng nói trên là xuất phát từ

nghịch lý người gây ô nhiễm môi trường đôi khi lại nhận được những lợi nhuận khổng

lồ từ hành vi của mình mà bất chấp thiệt hại cho các chủ thể khác. Pháp luật quy định

nguyên tắc người gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt

hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

2 Tuy nhiên, vấn đề người gây ô

nhiễm môi trường phải trả bao nhiêu lại phụ thuộc vào quá trình xác định kết quả,

1 Bộ Tài nguyên & môi trường (2019), Dự thảo Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2019.

2 Khoản 7 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

3

lượng giá thiệt hại, trong khi quy định pháp luật về vấn đề này ở nước ta vẫn còn

nhiều thiếu sót, bất cập cần phải được điều chỉnh, hoàn thiện để các nguyên tắc bồi

thường thiệt hại được đảm bảo.

Hiện nay, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường mặc dù

đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhưng hiệu quả

thực thi trên thực tế lại không cao. Do đó, việc nghiên cứu các quy định liên quan đến

trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất kinh

doanh và kết quả áp dụng các quy định này trong thực tiễn có thể cung cấp cho người

đọc hình dung bức tranh tổng quát thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi

thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, qua

đó nhận diện những vấn đề còn tồn tại, hạn chế và đưa ra những kiến nghị cần thiết

để hoàn thiện pháp luật.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường

thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh” để làm Luận

văn Thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại

do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng đã được nghiên

cứu và đề cập ở một số đề tài như sau:

Đỗ Thị Sương (2009), Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái

môi trường, sự cố môi trường gây ra – Thực trạng và hướng hoàn thiện, Khóa luận

tốt nghiệp, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Lê Thị Hồng Gấm (2010),

Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra – Thực

trạng và hướng hoàn thiện, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật thành phố Hồ

Chí Minh; Nguyễn Hồ Bảo Trâm (2017), Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường,

suy thoái môi trường gây ra – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Khóa luận

tốt nghiệp, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Bùi Đức Hiển (2010),

Những vấn đề pháp lý về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường ở Việt

Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội – Khoa

Luật.... Bên cạnh đó, cũng có một số bài báo khoa học viết về vấn đề này như: Vũ

Thu Hạnh (2007), Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạp chí khoa

học pháp lý, số 3(40), 2007; Vũ Thu Hạnh (2011), Một số bất cập trong quy định

4

pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, tạp chí khoa học

pháp lý; Bùi Kim Hiếu (2014), Thực trạng thi hành chính sách pháp luật về bồi

thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số

23(279)…

Các công trình kể trên đều giới thiệu một cách khái quát về pháp luật bồi

thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, mà chưa đi sâu vào phân tích cơ sở lý

luận, thực tiễn của vấn đề cũng như được viết ở thời điểm pháp luật bảo vệ môi trường

2005 còn hiệu lực và có nhiều quan điểm đã được hoàn thiện trong Luật Bảo vệ môi

trường 2014. Bên cạnh đó, các tài liệu kể trên mặc dù đã nêu được thực trạng của quy

định pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường và một số kiến nghị

mà Việt Nam có thể tiếp thu để sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật, nhưng vẫn chưa

có sự phân tích cụ thể, toàn diện hệ thống pháp luật của Việt Nam về vấn đề này cũng

như thực trạng áp dụng pháp luật trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong bối cảnh hiệu

quả thực thi những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi

trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện nay lại không đạt được kết quả cao.

Ngoài ra, các công trình này cũng chỉ dừng lại ở việc diễn giải các quy định pháp luật

bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường trong pháp luật

nước ngoài như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản… mà chưa phân tích cụ thể,

có hệ thống, cũng như nêu lên biện pháp khả thi, có thể áp dụng cho Việt Nam.

Sau gần sáu năm Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có hiệu lực thi hành, bên

cạnh mặt tích cực đạt được cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Tuy nhiên, vẫn

chưa có nhiều các công trình nghiên cứu chuyên sâu về “Trách nhiệm bồi thường

thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh” trên cơ sở

pháp luật bảo vệ môi trường hiện hành.

3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ cơ sở lý luận của bồi thường thiệt hại

do làm ô nhiễm môi trường, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về

trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường và chỉ ra những hạn chế,

bất cập của chúng, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên việc tập trung nghiên cứu các quy định hiện

hành của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!