Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động thi hành án dân sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LÊ MẠNH HÙNG
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO
NGƢỜI THI HÀNH CÔNG VỤ GÂY RA TRONG
HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH - 9 - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO
NGƢỜI THI HÀNH CÔNG VỤ GÂY RA TRONG
HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Văn Đại
Học viên: Lê Mạnh Hùng
Lớp cao học Luật: Khóa 1 – Khánh Hòa
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Văn Đại, các số liệu kết quả nêu
trong Luận văn là trung thực, chính xác, chưa được công bố ở bất cứ công trình
nào và có trích dẫn nguồn đầy đủ.
Học Viên
Lê Mạnh Hùng
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS : Bộ Luật dân sự
THADS : Thi hành án dân sự
TNBTCNN : Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
TNBTTH : Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỠ ĐẦU...................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THIỆT HẠI
DO NGƢỜI THI HÀNH CÔNG VỤ GÂY RA TRONG HOẠT ĐỘNG THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ.............................................................................................10
1.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời thi
hành công vụ gây ra trong hoạt động thi hành án dân sự..............................10
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây
ra trong hoạt động Thi hành án dân sự ...............................................................10
1.1.2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thiệt hại dân sự do người thi hành công vụ gây
ra trong hoạt động Thi hành án dân sự ...............................................................13
1.3. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong hoạt động Thi
hành án dân sự....................................................................................................15
1.3.1. Có thiệt hại thực tế xảy ra ...........................................................................16
1.3.2. Có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại của người thi hành công vụ
thuộc trường hợp được quy định..........................................................................18
1.3.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái
pháp luật ..............................................................................................................30
1.3.4. Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Thi hành án dân sự
..............................................................................................................................32
1.3.5. Trường hợp không được bồi thường ..........................................................35
1.4. Xác định thiệt hại đƣợc bồi thƣờng...........................................................37
1.4.1. Thiệt hại vật chất được bồi thường............................................................37
1.4.2. Thiệt hại về tinh thần..................................................................................41
1.5. Nguyên tắc và thủ tục giải quyết bồi thƣờng............................................43
1.5.1. Nguyên tắc giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước .........................43
1.5.2. Thủ tục yêu cầu giải quyết bồi thường ......................................................45
1.6. Chủ thể có trách nhiệm bồi thƣờng ..........................................................53
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...................................................................................55
CHƢƠNG 2. NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGƢỜI THI HÀNH CÔNG VỤ GÂY RA
TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ...................................................57
2.1. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về căn cứ xác định hành vi trái pháp
luật của ngƣời thi hành công vụ........................................................................57
2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về thời hiệu yêu cầu bồi thƣờng..........64
2.2.1. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về căn cứ xác định hành vi trái pháp luật
của người thi hành công vụ..................................................................................64
2.2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiệu về thời hạn yêu cầu cơ quan có trách
nhiệm bồi thường giải quyết yêu cầu bồi thường.................................................66
2.3. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về thiệt hại không đƣợc bồi thƣờng....68
2.4. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về bồi thƣờng tổn thất tinh thần.........72
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...................................................................................76
KẾT LUẬN ........................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỠ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất
trong đời sống xã hội. Đây cũng đồng thời là một nguyên tắc pháp lý hiến định
(Điều 16 Hiến pháp 2013). Trong một Nhà nước pháp quyền, dân chủ thì quyền
bình đẳng được thể hiện rõ nét trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
Trên nguyên tắc bình đẳng này, trong quá trình Nhà nước thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của mình thông qua các hành vi của người thực thi công vụ nếu
gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì Nhà nước phải bồi thường. Cơ sở pháp
lý để giải quyết bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trước đây
đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như BLDS 1995,
BLDS 2005; Nghị định số 47/CP ngày 03/05/1997 của Chính phủ về việc giải
quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm
quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; Nghị quyết số 388/2003/NQUBTVQH11… Đặc biệt là với việc Luật TNBTCNN được Quốc hội thông qua
ngày 18/6/2009 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010) đã tạo cơ sở pháp lý
quan trọng cho việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường cũng như việc giải
quyết bồi thường do người thi hành công vụ gây ra. THADS là một trong những
hoạt động thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật TNBTCNN và trên cơ sở các quy
định của Luật, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật để cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 16/2010/NĐCP ngày 03/3/2010 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 24/2011/TTLT-BTPBQP ngày 15/12/2011 hướng dẫn thực hiện TNBTCNN trong hoạt động
THADS (đến nay đã được thay thế Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BTPBQP ngày 07 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng hướng dẫn
thực hiện TNBTCNN)... Như vậy, Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn
thi hành đã thiết lập cơ chế pháp lý cho việc thực hiện TNBTTH do người thi
hành công vụ gây ra; nâng cao kỷ cương, trách nhiệm công vụ của cán bộ, công
chức và đảm bảo quyền được bồi thường của các nhân, tổ chức khi bị thiệt hại
nói chung cũng như trong hoạt động THADS nói riêng…Tuy nhiên, thực tiễn
thực hiện TNBTTH do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động THADS
thời gian qua đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập, trong đó, nhiều vướng mắc,
2
bất cập có nguyên nhân xuất phát từ chính những quy định hiện hành của Luật
cũng như của các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó có:
Một là, Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường chưa thực sự tạo thuận lợi
cho người bị thiệt hại. Theo Luật TNBTCNN thì một trong những căn cứ để xác
định trách nhiệm bồi thường là phải có văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc
phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định trong hoạt động THADS tại Điều 38
của Luật. Tuy nhiên, để có văn bản này, người bị thiệt hại phải yêu cầu cơ quan
THADS giải quyết thông qua trình tự, thủ tục giải quyết của Luật Khiếu nại. Thực
tế, hiện nay còn nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi trái pháp
luật trong tổ chức THADS của cơ quan THADS gây ra, nhưng người bị thiệt hại
đang phải chờ cơ quan THADS giải quyết để ban hành quyết định giải quyết khiếu
nại và xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
Hai là, thời hiệu yêu cầu bồi thường theo quy định Luật TNBTCNN là 02
năm kể từ ngày có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành
công vụ. Quy định về thời hiệu yêu cầu bồi thường như Luật TNBTCNN hiện
hành là chưa thống nhất với những quy định của pháp luật dân sự, gây khó hiểu
và nhầm lẫn cho người bị thiệt hại. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người
có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
phạm. Mặt khác việc quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết bồi
thường chỉ cho phép trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được quyết
định giải quyết bồi thường hoặc hết thời hạn ra quyết định mà cơ quan có trách
nhiệm bồi thường không ra quyết định là quá ngắn, không tạo thuận lợi cho
người bị thiệt hại.
Ba là, Luật TNBTCNN chưa có quy định bồi thường thiệt hại trong trường
hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi đã gây ra khó khăn trong việc áp dụng pháp
luật khi giải quyết các trường hợp này. Điều này cũng đã ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả hoạt động giải quyết bồi thường;
Bốn là, vấn đề bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần trong hoạt động
THADS vẫn chưa được quy định rõ ràng trong Luật TNBTCNN hiện hành, dẫn
đến quan điểm và cách giải quyết việc bồi thường tổn thất tinh thần trong hoạt
3
động THADS chưa được thống, rõ ràng và không còn phù hợp với quy định tại
Điều 30 và Điều 31 của Hiến pháp năm 2013.
Thực trạng nêu trên, đòi hỏi phải tổng kết, đánh giá một cách thực chất
tình hình thực hiện TNBTTH của Nhà nước do người thi hành công vụ gây ra
trong hoạt động THADS từ cả góc độ thể chế và thực tiễn thi hành có ý nghĩa
quan trọng để từ đó đưa ra kiến nghị, khuyến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật về TNBTTH do người thi hành
công vụ gây ra trong hoạt động THADS. Từ đó, học viên lựa chọn nghiên cứu đề
tài “TNBTTH do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động THADS” làm
luận văn thạc sỹ luật học có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động
THADS là một vấn đề mới và chưa được đề cập, nghiên cứu nhiều dưới cả góc
độ khoa học và thực tiễn thi hành pháp luật. Một số công trình liên quan đến đề
tài ở những góc độ nhất định được công bố như sau:
Lê Thái Phương (2006), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của TNBTTH
của Nhà nước, Luận văn thạc sĩ Luật học1
. Luận văn đã khái quát một số nội
dung về TNBTTH của Nhà nước, thực trạng pháp luật Việt Nam về bồi thường
thiệt hại, trong đó tác giả đã so sánh một số chế định cụ thể của pháp luật bồi
thường thiệt hại Việt Nam với chế định tương ứng của một số nước trên thế giới.
Tuy nhiên do lựa chọn đề tài rất rộng, nên luận văn của tác giả chưa đi sâu phân
tích, làm rõ TNBTCNN trong hoạt động thi hành án dân sự mà chỉ đề cập tới vấn
đề lý luận cũng như thực tiễn về một hoặc một số khía cạnh trong pháp luật về
TNBTCNN, hơn nữa luận văn của tác giả được nghiên cứu trong bố cảnh trước
khi Luật TNBTCNN được ban hành nên các căn cứ quy định, cũng như số liệu
phân tích, minh hoạt trong luận văn tương đối lạc hậu và chưa đề cập một cách
toàn diện tới việc TNBTCNN do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động
THADS.
Nguyễn Đỗ Kiên (2014), Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức
cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học
1 Lê Thái Phương (2006), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của TNBTTH của nhà nước, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội.
4
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh2
. Luận án đã xây dựng khái
niệm, phân tích rõ nội dung thực hiện pháp luật về TNBTCNN, xác định các yếu tố
đảm bảo thực hiện pháp luật về bồi thường của Nhà nước cũng như đánh giá kết
quả, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN. Trong Luận án tác giả
đã tập trung nghiên cứu về TNBTCNN ở nhiều cơ quan, trong đó có cơ quan
THADS, tuy nhiên do đề tài quá rộng nên tác giả chưa đi sâu vào lĩnh vực THADS,
cụ thể là TNBTTH do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động THADS.
Đỗ Văn Đại và Nguyễn Trương Tín (2014), “Pháp luật Việt Nam về
TNBTCNN”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội3
. Trong cuốn sách này, trên cơ sở
bình luận những bản án có tính điển hình, các tác giả đi sâu phân tích những quy
định của pháp luật Việt Nam về TNBTCNN, từ đó bình luận, so sánh với những
nội dung tương ứng của pháp luật quốc tế và pháp luật nhiều quốc gia khác nhau.
Qua đó, đưa ra một số ý kiến, đánh giá, nhận xét góp phần hoàn thiện pháp luật
về TNBTCNN nói chung và TNBTTH do người thi hành công vụ gây ra trong
hoạt động THADS nói riêng ở nước ta. Đây là một tài liệu hữu ích, có giá trị
tham khảo cao đối với những người làm công tác pháp luật và những học giả
nghiên cứu về pháp luật bồi thường của Nhà nước. Đặc biệt cuốn sách này đã
giúp cho học viên được nghiên cứu một cách toàn diện về TNBTTH trong hoạt
động THADS để hoàn thành cơ bản luận văn.
Lê Thị Kim Dung và Nguyễn Văn Điệp (2014), “Thực tiễn giải quyết bồi
thường Nhà nước trong hoạt động THADS”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (Số
chuyên đề Thực tiễn thi hành Luật Luật TNBTCNN), NXB Tư pháp, Hà Nội4
. Nội
dung bài viết đề cập tương đối toàn diện về cơ sở pháp lý và phạm vi của việc giải
quyết TNBTCNN trong công tác THADS; thực tiễn triển khai và thực hiện Luật
TNBTCNN trong hệ thống cơ quan THADS và một số kinh nghiệm thực tiễn giải
quyết bồi thường Nhà nước trong THADS. Trong bài viết này các tác giả chủ yếu
nêu lên các quy định của pháp luật và kinh nghiệm giải quyết các vụ việc cụ thể
trong hoạt động giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động thi
2 Nguyễn Đỗ Kiên (2014), Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ
quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh.
3 Đỗ Văn Đại và Nguyễn Trương Tín (2014), Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của nhà nước,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4 Lê Thị Kim Dung và Nguyễn Văn Điệp (2014), "Thực tiễn giải quyết bồi thường nhà nước trong hoạt động
Thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (Số chuyên đề Thực tiễn thi hành Luật Luật TNBTCNN),
NXB Tư pháp, Hà Nội.
5
hành án dân sự sự mà chưa đi sâu phân tích những bất cập của pháp luật và kiến
nghị hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN trong hoạt động THADS.
Ngoài ra, còn có một số bài viết có liên quan đến bồi thường thiệt hại do
người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động THADS được công bố trên các
tạp chí, các trang web, một số bài báo, bài tham luận được trình bày trong các
buổi hội thảo, tọa đàm về các lĩnh vực này... cũng là những tài liệu nghiên cứu
quan trọng được học viên lựa chọn tham khảo khi thực hiện luận văn.
Các công trình nghiên cứu về TNBTCNN đã được công bố chủ yếu tập
trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giải quyết bồi thường thiệt hại do người
có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng và người thi hành công vụ trong
lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước gây ra mà chưa đề cập, nghiên cứu đầy
đủ, toàn diện về TNBTTH trong lĩnh vực THADS với những đặc thù nhất định.
Do vậy, việc nghiên cứu TNBTTH do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt
động THADS gắn với những đặc thù riêng của hoạt động này có ý nghĩa cả về
mặt lý luận và thực tiễn, góp phần kiến nghị hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu
quả giải quyết bồi thường thiệt hại do người công vụ gây ra trong hoạt động
THADS cũng như ngăn ngừa những hành vi vi phạm công vụ gây thiệt hại dẫn
đến trách nhiệm bồi thường.
Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có công trình khoa học nào tìm hiểu một
cách có hệ thống, chi tiết và đặc biệt chỉ ra những điểm bất hợp lý trong pháp
luật hiện nay và đề ra phướng hướng hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN trong
hoạt động THADS theo tinh thần của Hiến pháp 2013, Bộ Luật dân sự 2015,
Luật TNBTCNN năm 2009 và các văn bản pháp luật khác có liện quan.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Khi nghiên cứu đề tài, học viên hướng tới mục đích đầu tiên là hiểu rõ các
quy định của pháp luật liên quan đến TNBTTH do người thi hành công vụ gây ra
trong hoạt động THADS, bằng việc nghiên cứu các văn bản pháp luật như Bộ
Luật dân sự 2015; Luật TNBTCNN; Luật THADS và các văn bản dưới luật, học
viên mong muốn nêu lên một cách khái quát, toàn diện và đầy đủ về TNBTTH
do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động THADS theo quy định của
pháp luật, góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về TNBTTH
do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động THADS, từ đó tiếp thu được
cơ sở lý luận, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về TNBTTH do người thi
6
hành công vụ gây ra trong hoạt động THADS, nhận diện được những bấp cập
của quy định pháp luật, đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật bồi
thường thiệt hại trong THADS ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Mục đích tiếp theo mà học viên mong muốn, hướng tới là luận văn sẽ trở
thành một tài liệu khoa học pháp lý có giá trị khoa học nhất định phục vụ cho
việc nghiên cứu, học tập và có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giải
quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động THADS. Kết quả nghiên cứu của luận
văn góp phần bổ sung lý luận về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ
gây ra trong hoạt động THADS từ góc độ lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật.
Những bất cập, đề xuất, giải pháp và kiến nghị được học viên trình bày trong
luận văn, hy vọng sẽ có giá trị tham khảo, nghiên cứu trong việc xem xét sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN nói chung và TNBTTH do
người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động THADS nói riêng. Mục đích
chính mà học viên mong muốn đạt được khi nghiên cứu và thực hiện đề tài khoa
học này là tham gia đóng góp những giải pháp, đề xuất và kiến nghị những nội
dung có giá trị pháp lý góp phần sửa đổi, bổ sung Luật TNBTCNN phù hợp và
theo kịp với yêu cầu thực tiễn của xã hội.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học cụ thể như: Phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, Phương pháp
so sánh, Phương pháp tổng hợp, phương pháp duy vật biện chứng và một số
phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp khác để làm rõ TNBTTH do người
thi hành công vụ gây ra trong hoạt động THADS, đánh giá thực trạng áp dụng
pháp luật về TNBTCNN trong hoạt động THADS và kiến nghị một số giải pháp
hoàn thiện pháp luật về TNBTTH do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt
động THADS. Các phương pháp được dùng cụ thể như sau:
Phương pháp lịch sử được sử dụng nhiều tại Chương 1 của Luận văn, học
viên dùng phương pháp này để làm rõ chế định bồi thường thiệt hại của Nhà
nước và TNBTTH do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động THADS
được hình thành và phát triển như thế nào. Học viên còn tiếp tục vận dụng
phương pháp này trong Chương 2 để đánh giá thực trạng việc bồi thường thiệt
hại của Nhà nước trước và sau khi áp dụng Luật TNBTCNN.
7
Phương pháp so sánh được sử dụng ở một số mục của Chương 1. Áp dụng
phương pháp so sánh này, học viên muốn trả lời câu hỏi, TNBTTH của Nhà
nước có phải là một dạng của TNBTTH ngoài hợp đồng hay không. Đồng thời
phân tích, so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam về TNBTCNN với các
quy định cơ bản về TNBTCNN ở một số nước trên thế giới, từ đó nêu lên quan
điểm của học viên.
Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích và phương pháp bình luận
được vận dụng xuyên suốt trong cả 2 chương của luận văn nhằm làm rõ
TNBTTH của người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động THADS như: căn
cứ xác định trách nhiệm bồi thường, các loại thiệt hại được bồi thường, nguyên
tắc và thủ tục giải quyết bồi thường, chủ thể có trách nhiệm bồi thường,
Thông qua các phương pháp khoa học nêu trên học viên muốn làm rõ vấn
đề là khi người thi hành công vụ trong hoạt động THADS mà gây ra thiệt hại cho
tổ chức, cá nhân thì được Nhà nước bồi thường, từ đó phân tích những bất cập,
hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về TNBTTH của Nhà nước trong hoạt
động THADS và đề xuất, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
TNBTTH của Nhà nước nói chung và trong hoạt động THADS nói riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài khoa học luận văn thạc sĩ, học viên tập trung
nghiên cứu TNBTTH do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động THADS
theo quy định pháp luật hiện hành ở nước ta. TNBTTH do người thi hành công
vụ gây ra trong hoạt động THADS thực chất là TNBTCNN và còn bao gồm cả
trách nhiệm hoàn trả tài sản, trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đối
với thiệt hại do có hành vi trái pháp luật gây ra. Ở đây học viên chỉ nghiên cứu
về TNBTTH mà không nghiên cứu trách nhiệm hoàn trả. Do vậy phạm vi mà
học viên nghiên cứu bao gồm:
- Những vấn đề có bản về TNBTTH do người thi hành công vụ gây ra
trong hoạt động THADS.
- Căn cứ là phát sinh TNBTTH do người thi hành công vụ gây ra trong
hoạt động THADS.
- Những thiệt hại được bồi thường và không được bồi thường trong hoạt
động THADS.
8
- Trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường trong hoạt động THADS.
- Chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động THADS.
- Những bấp cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN nói chung
và TNBTTH do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động THADS riêng.
Qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về
TNBTTH do người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra khi trong
hoạt động THADS và các quy định pháp luật về TNBTCNN, học viên mạnh dạn
giới thiệu, nêu lên một vài quy định cơ bản về TNBTCNN ở một số nước trên
thế giới như Pháp; Mỹ; Trung Quốc;…
Trong chương 2 của luận văn, học viên cung cấp những vụ việc trong thực
tế đã được các cơ quan có thẩm quyền có văn bản giải quyết và tiến hành thực
hiện việc bồi thường thiệt hại, để tham khảo và cho thấy các bất cập, hạn chế
trong việc áp dụng luật tại một số Tòa án và các cơ quan THADS. Từ những bất
cập, hạn chế, học viên mạnh dạn đưa ra quan điểm cá nhân, đề xuất các giải
pháp, kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về TNBTCNN
trong lĩnh vực THADS cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
5. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết
Thông qua việc nghiên cứu toàn diện, có hệ thống đề tài này nội dung
luận văn có một số điểm mới là:
Trong chương 1 của luận văn, học viên tập trung giải quyết những vấn đề
mang tính lý luận, mạnh dạn xây dựng khái niệm pháp lý về khái niệm TNBTTH
do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động THADS, nghiên cứu, phân
tích các căn cứ phát sinh và đặc điểm của TNBTTH do người thi hành công vụ
gây ra trong hoạt động THADS, cũng như làm rõ các quy định về TNBTTH
trong hoạt động THADS theo quy định của Luật TNBTCNN, có minh họa bằng
những vụ việc cụ thể mà các cơ quan THADS phải bồi thường thiệt hại do người
thi hành công vụ thuộc mình trực tiếp quản lý gây ra cho cá nhân, tổ chức bị thiệt
hại trong phạm vi cả nước. Ngoài ra, học viên còn nghiên cứu, tham khảo các
quy định về TNBTCNN do người thi hành công vụ gây ra ở một số nước trên thế
giới có thể được tìm hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhằm cung cấp, đánh giá
một cách tổng thể toàn diện về TNBTCNN ở một số nước điển hình trên thế giới
có tính chất tham khảo cho việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam về
9
TNBTTH do người thi hành công vụ gây ra nói chung và TNBTTH do người thi
hành công vụ gây ra trong hoạt động THADS nói riêng.
Trong chương 2 của luận văn, học viên cập nhập những thông tin về số
liệu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự, chỉ ra những bấp cập của
pháp luật về TNBTCNN nói chung và bồi thường thiệt hại trong hoạt động
THADS nói riêng, từ đó đề xuất, kiến nghị hoàn thiện những quy định pháp luật
về TNBTTH trong hoạt động THADS.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về TNBTTH do người thi hành công vụ
gây ra trong hoạt động THADS.
Chương 2: Những bất cập và kiến nghị về TNBTTH do người thi hành
công vụ gây ra trong hoạt động THADS ở Việt Nam hiện nay.