Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Toàn tập C.Mác và Ph. Ăng - ghen tập 4
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
C.MÁC
VÀ
PH.ĂNG-GHEN
TOÀN TẬP
4
W
NHÀ XUẤT BẢN C H É pjT R I fíüóc GIA
1 1
HỘI ĐỒNG XUẤT BẢN TOÀN TẬP C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN
GS. Nguyễn Đức Bình Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng cộng
sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng
GS. Đặng Xuân Kỳ Uỷ viên Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam,
Viện trưởng Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê-nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, Phó chủ tịch (thường trực)
Hội đồng
GS. PTS. Trần Ngọc Hiên Phó giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, uỷ viên
PGS. Hà Học Hợi Phó trưởng ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương Đảng
cộng sản Việt Nam, uỷ viên
GS. PTS. Phạm Xuân Nam Phó giám đốc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn
quốc gia, uỷ viên
GS. Trần Nhâm Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản chính trị quốc
gia, uỷ viên
GS. Trần Xuân Trường Trung tướng, Viện trưởng Học viện chính trị - quân
sự, uỷ viên
C.MÁC
VÀ
PH.ĂNG-GHEN
TOÀN TẬP
TẬP 4
(THÁNG NĂM 1846 - THÁNG BA 1848)
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
SỰ THẬT
HÀ NỘI - 1995
2 3
3 5
4 7
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Tập 4 của bộ Toàn tập C.Mác và Ph. Ăng-ghen bao gồm các tác phẩm của hai
nhà kinh điển viết trong thời gian từ tháng Năm 1846 đến tháng Ba 1848.
Đây là thời kỳ hoàn thành về cơ bản quá trình hình thành chủ nghĩa Mác.
Những tác phẩm in trong tập này chứa đựng những luận điểm cơ bản của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở triết học của chủ
nghĩa cộng sản khoa học. Đi sâu phân tích các quan hệ kinh tế trong xã hội tư
bản chủ nghĩa và nghiên cứu một cách có phê phán các tác phẩm của các nhà
kinh tế học tư sản, hai nhà kinh điển đã tiến thêm một bước mới: xây dựng
khoa kinh tế chính trị mác-xít, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác.
Trên cơ sở khái quát về mặt lý luận kinh nghiệm của phong trào công nhân
cách mạng, hai ông đã xây dựng nên một cách cụ thể hơn những luận điểm chủ
yếu của chủ nghĩa Mác về vai trò lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản, về
chuyên chính vô sản, về đảng cộng sản, về sách lược đấu tranh của giai cấp công
nhân, v.v..
Tập này được dịch dựa vào bản tiếng Nga bộ Toàn tập C.Mác và Ph. Ăngghen, t.4, do Nhà xuất bản sách chính trị quốc gia Liên Xô xuất bản tại Mát-xcơva năm 1955. Ngoài phần chính văn, chúng tôi còn in kèm theo phần chú thích và
các bản chỉ dẫn do Viện nghiên cứu chủ nghĩa MácLênin Liên Xô (trước đây)
biên soạn để bạn đọc tham khảo.
Đồng thời với việc xuất bản bộ Toàn tập C.Mác và Ph. Ăng-ghen chúng tôi
sẽ tổ chức biên soạn sách giới thiệu nội dung mỗi tập và các tư tưởng cơ bản
trong các tác phẩm chính của hai nhà kinh điển.
Tháng 5-1995
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
4 9
C.MÁC VÀ PH. ĂNG-GHEN
THÔNG TRI CHỐNG CRI-GHÊ1
Cuộc họp của những người cộng sản có tên sau đây: ¨ng-ghen,
Gi-gô, Hanh-béc, Mác, Dai-lơ, Vai-tlinh, Phôn Ve-xtơ-pha-len và
Vôn-phơ để bàn về tờ báo tiếng Đức xuất bản ở Niu Oóc.
"Volks - Tribun"2
do Héc-man Cri-ghê chủ biên
đã nhất trí - trừ có một mình Vai-tlinh là người "đã biểu quyết phản
đối" - thông qua nghị quyết dưới đây, được trình bày rõ trong phần
phụ lục.
Nghị quyết:
1) Xu hướng mà Héc-man Cri-ghê, tổng biên tập báo "Volks -
Tribun" tuyên truyền trên báo đó không phải là xu hướng cộng sản.
2) Cái cách phô trương kiểu con nít mà Cri-ghê dùng để tuyên
truyền cho xu hướng đó, hết sức làm tổn hại đến uy tín của đảng
cộng sản ở châu Âu cũng như ở châu Mỹ, vì rằng Cri-ghê được coi là
một đại biểu của giới trước tác của chủ nghĩa cộng sản Đức ở Niu
Oóc.
3) Những lời nhảm nhí hoang đường, đa cảm mà Cri-ghê nhân
danh "chủ nghĩa cộng sản" truyền bá ở Niu Oóc, sẽ làm cho công
10 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN 4 THÔNG TRI CHỐNG CRI-GHÊ 11
nhân ngã lòng nản chí một cách cao độ, nếu như họ tiếp thu chúng.
4) Bản nghị quyết này cùng phần luận chứng của nó sẽ được
thông báo tới những người cộng sản ở Đức, ở Pháp và ở Anh.
5) Một bản được gửi tới ban biên tập báo "Volks - Tribun" kèm
theo yêu cầu cho đăng nghị quyết này cùng phần luận chứng của nó
trên những số báo sắp tới của tờ báo.
Bruy-xen, ngày 11 tháng Năm 1846
Ăng-ghen, Ph.Gi-gô,
Lu-i Hanh-béc, C.Mác, Dai-lơ,
Phôn Ve-xtơ-pha-len, Vôn-phơ
PHẦN THỨ NHẤT
VIỆC BIẾN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN THÀNH
NHỮNG LỜI MÊ SẢNG VỀ TÌNH YÊU
Báo "Volks - Tribun" số 13 có một bài nhan đề "Gửi chị em phụ
nữ".
1) "Phụ nữ là những đệ tử của tình yêu".
2) "Chính là tình yêu đã phái chúng ta tới đây".
3) "Những môn đệ của tình yêu".
a) Một bản in-te-mét-xô1* bằng văn xuôi: "Những ánh mắt nồng
cháy của lòng nhân đạo"; "những âm thanh của chân lý".
b) Tính chất giả dối và dốt nát của captatio benevolentiae2* của
người phụ nữ: "Thậm chí trong bộ trang phục nữ hoàng chị em cũng
vẫn cứ là phụ nữ... chị em cũng chưa học được cách lợi dụng nước mắt
những kẻ bất hạnh. Các bạn quá ư tốt bụng cho nên không thể vì lợi
ích của mình mà mặc cho đứa trẻ bất hạnh chết đói trên tay bà mẹ".
4) "Tương lai của đứa trẻ được yêu thương".
5) "Những chị em được yêu".
6) "Ồ, hãy nghe chúng tôi, tình yêu sẽ bị chị em phản bội, nếu
như chị em không làm điều đó".
7) "Dành cho tình yêu".
1*
- bản nhạc xen kẽ giữa hai lớp trong vở nhạc kịch
2*
- mưu toan gây được sự cảm tình
12 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN 4 THÔNG TRI CHỐNG CRI-GHÊ 13
8) "Bằng tình yêu".
9) "Vì tình yêu".
10) "Sự nghiệp thiêng liêng nhất của tình yêu mà chúng tôi kêu
gọi chị em hướng tới" (mong mỏi).
c) Một đoạn văn tầm thường mang tinh thần kinh thánh: "Phụ nữ
vốn mang sứ mạng đẻ ra những đứa con của nhân loại", điều này
tương đồng với sự khẳng định: đàn ông không đẻ con.
11) "Tinh thần thiêng liêng cộng đồng tất phải phát triển từ trái
tim chứa chan y ê u t h ư ơ n g ".
d) Ave Maria1* như một câu đệm: "Chị em phụ nữ, chị em là
những người có phúc, có đại phúc vì rằng chị em được trao bổn
phận đem lại sự thiêng liêng đầu tiên cho cái vương quốc hạnh
phúc đã được tiên đoán từ lâu".
12) "Những chị em được yêu" :
13) "Thay cho tình yêu là lòng hận thù" (sự tương phản giữa
xã hội tư sản với xã hội cộng sản).
14) "Ôi những người được yêu!".
15) "Đưa tình yêu lên ngai vàng".
16) "Những con người hăng hái được gắn bó bởi tình yêu
thương lẫn nhau".
17) "Những đệ tử chân chính của tình yêu".
e) Pa-ran-te2* thẩm mỹ học: "Nếu như tâm hồn rung động
của chị em hãy còn chưa quên thực hiện những chuyến bay kỳ
diệu" (trò ảo thuật mà khả năng thực hiện nó còn cần phải
chứng minh).
18) "Thế giới của tình yêu".
1*
- Lạy Đức bà Ma-ri-a (câu đầu trong bài cầu nguyện của đạo Thiên chúa)
2*
- mấy lời trong ngoặc đơn, phụ chú
19) "Vương quốc của lòng hận thù và vương quốc của tình yêu".
f) Đã có mưu toan lường gạt phụ nữ: "Bởi thế mà cả trong
lĩnh vực chính trị chị em cũng có tiếng nói rất có trọng lượng.
Chỉ cần chị em sử dụng ảnh hưởng của mình - thế là toàn bộ cái
vương quốc rệu rã của lòng hận thù sẽ đổ sụp để dọn chỗ cho
một vương quốc mới của tình yêu".
g) Tiếng kèn chào mừng mang tinh thần triết học mà mục
đích của nó là át tiếng nói của lý trí: "một tâm trạng tự thoả
mãn yên bình muôn thuở của toàn nhân loại - đấy là mục tiêu
cuối cùng của hoạt động của chị em".
20) "Tình yêu của chị em". Đó là lý do để đòi hỏi ở phụ nữ
một tình yêu "khá lớn" để "họ làm cho tình yêu đó đến với tất
cả mọi người, với một tinh thần quên mình như nhau" - một
đòi hỏi thật là quá quắt và bất nhã.
h) Điệp khúc: "Hàng ngàn trẻ em mồ côi bị bỏ rơi đang diệt
trừ những tình cảnh khủng khiếp mà chúng bị đẩy vào". Cái
"khủng khiếp" ở đây là ở chỗ nào? Có phải ở chỗ "những trẻ
mồ côi" đang diệt trừ "những tình cảnh", hay là ở chỗ "những
tình cảnh" đang giết chết "trẻ mồ côi"?
i) Một chính sách cộng sản mới được bộc lộ rõ: "Chúng ta
không muốn xâm phạm tới tài sản riêng dù là của bất kỳ ai;
hãy mặc cho kẻ cho vay nặng lãi giữ lấy những gì đã thuộc về
y; chúng ta chỉ muốn ngăn ngừa việc tiếp tục lấy cắp t ài sản
quốc dân và ngăn chặn tư bản rồi đây vẫn cứ tước đoạt của lao
động tài sản hợp pháp của lao động". Mục đích này cần phải
đạt được bằng cách như sau: "Mỗi người nghèo lập tức biến
thành một thành viên hữu ích của xã hội loài người một khi
người ta đảm bảo cho anh ta có khả năng lao động sản xuất". (Theo
cách nói đó, thì không một ai lại có công lao to lớn đối với "xã hội loài
người" hơn là các nhà tư bản, kể cả những nhà tư bản Niu Oóc mà
Cri-ghê vô cùng căm ghét.) "Cái khả năng ấy sẽ được đảm bảo vĩnh viễn
14 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN 5 THÔNG TRI CHỐNG CRI-GHÊ 15
đối với anh ta, nếu như xã hội cấp cho anh ta một mảnh đất,
trên đó anh ta có thể nuôi sống bản thân và gia đình... Nếu
như số diện tích đất đai rộng lớn này" (tức l à 1 400 triệu acơ-rơ ruộng đất của nhà nước Bắc Mỹ) "được tách khỏi lưu
thông thương mại và được cấp cho lao động với số lượng hạn
chế, thì khi đó cảnh khốn cùng ở Mỹ sẽ được chấm dứt ngay
lập tức, vì mỗi người sẽ có được khả năng dùng đôi bàn tay
của mình xây dựng cho mình một tổ ấm bất khả xâm phạm".
Có thể trông đợi một sự nhận thức rằng các nhà lập pháp
không thể dùng những sắc lệnh để ngăn chặn việc chế độ gia
trưởng, - mà Cri-ghê mong muốn, - phát triển thành chế độ
công nghi ệp hoặc đẩy những bang công nghiệp và thương
nghi ệp trên bờ biển phía đông lùi trở lại tình trạng dã man
gia trưởng. Trong khi đó thì để đón cái giờ phút mà niềm
hạnh phúc mô tả ở trên sẽ tới, Cri-ghê lại chuẩn bị bài thuyết
giáo kiểu cha cố miền đồng quê như sau: "Và khi đó chúng ta
sẽ có thể dạy cho con người sống hoà thuận với nhau, làm
giảm nhẹ cho nhau tất cả những nỗi cực nhọc và khó khăn
trong cuộc sống và
21) dựng xây trên trái đất những thôn xóm đầu tiên của tình
yêu thiên đường" (mỗi thôn xóm rộng vừa đúng bằng 160 a-cơrơ).
Cri-ghê kết thúc lời kêu gọi của ông ta gửi các chị em đã có
chồng bằng những lời lẽ sau đây: "Trước hết chị em hãy
hướng về
22) những người chồng đầy yêu thương của mình,
hãy cầu xin họ từ bỏ chính sách cũ... hãy chỉ cho họ thấy
những đứa con của họ, hãy van xin họ nên vì những đứa con"
(thiếu trí khôn) "của họ mà tỉnh ngộ lại". Tiếp đó, hướng về
những "cô gái trẻ", Cri-ghê nói: "Mong rằng đối với
23) những người yêu của chị em
việc giải phóng ruộng đất sẽ là hòn đá thử vàng đối với
nhân phẩm của họ, và đừng có cả tin vào
24) tình yêu của họ,
chừng nào họ còn chưa thề trung thành với nhân loại". (Điều
này nghĩa là thế nào?) Và nếu như các cô gái trẻ sẽ có một thái
độ đúng đắn thì ông ta đảm bảo với họ rằng con cái của họ
25) "sẽ là những người giàu tình yêu thương, như chính họ"
(có ý muốn nói tới "những con chim trên thiên đường"), và kết
thúc bài ca đơn điệu của ông ta bằng việc lại nhắc tới
26) "những đệ tử chân chính của tình yêu", tới "vương quốc
vĩ đại của tinh thần cộng đồng" và tới "sự thiêng liêng".
"Volks - Tribun" số 13 - "Trả lời Dôn-tơ":
27) "Nó" (tinh thần cộng đồng vĩ đại), "như ngọn lửa tình
yêu, bừng cháy trong ánh mắt người anh em".
28) "Người phụ nữ sẽ là thế nào nếu thiếu người đàn ông mà
cô ta có thể yêu, mà cô ta có thể trao tặng cả tâm hồn rung
động của mình?"
29) "Lấy tình yêu đoàn kết tất cả mọi người".
30) "Tình yêu của người mẹ".
31) "Lòng thương người".
32) "Mọi âm thanh đầu tiên của tình yêu".
33) "Những tia sáng của tình yêu".
k) Mục đích của chủ nghĩa cộng sản là làm cho "toàn bộ
cuộc sống của loài người phục tùng những nhịp đập của nó"
(trái tim nhạy cảm).
34) "Tiếng nói của tình yêu câm lặng trước tiếng kêu của
đồng tiền".
35) "Bằng tình yêu và lòng hy sinh quên mình có thể đạt
được mọi cái".
Như vậy riêng chỉ trên một số báo này, theo những tính toán
16 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN 6 THÔNG TRI CHỐNG CRI-GHÊ 17
sơ sài nhất, chúng ta gặp tình yêu dưới ba mươi lăm dạng.
Phù hợp với những lời huyên thuyên về tình yêu đó, trong bài
"Trả lời Dôn-tơ" và ở những chỗ khác, Cri-ghê đã miêu tả chủ
nghĩa cộng sản như một cái gì chứa chan tình yêu và đối lập
với chủ nghĩa ích kỷ, và quy phong trào cách mạng có ý nghĩa
lịch sử toàn thế giới vào mấy từ: tình yêu - lòng căm thù, chủ
nghĩa cộng sản - chủ nghĩa ích kỷ. Ở đây còn có cả thái độ
hèn nhát mà ông ta thể hiện ra khi ông ta quỵ luỵ trước t ên
cho vay nặng l ãi, hứa để nguyên cho hắn những gì đã thuộc
về hắn, hoặc khi ông ta thề thốt ở dưới đây rằng ông ta không
có ý định "phá vỡ tình gắn bó êm ái với cuộc sống gia đình,
với tổ quốc, với dân tộc" , mà "chỉ" muốn "thể hiện nó vào đời
sống". Sự miêu tả một cách hèn nhát và giả dối đó về chủ
nghĩa cộng sản, coi chủ nghĩa đó không phải là "sự phá hoại"
mà là "sự thể hiện vào đời sống" những quan hệ xấu xa hiện
đang tồn tại, cùng với tất cả những ảo tưởng về chúng mà các
nhà tư sản tạo ra cho mình - sự miêu tả ấy đã quán triệt trong
tất cả các số báo "Volks - Tribun". Ăn khớp với thái độ giả dối và
hèn nhát đó là lập trường mà Cri-ghê bám giữ trong những cuộc
tranh luận với các nhà chính trị. Ông ta coi (trong số 10) việc viết
bài chống lại các chính khách có đầu óc ảo tưởng say mê với đạo
Thiên chúa, kiểu như La-mơ-ne và Bớc-nơ, là một lỗi lầm chống lại
chủ nghĩa cộng sản; từ đó ta thấy rõ rằng những người như Pruđông, Ca-bê, Đê-da-mi, - tóm lại, tất cả những người cộng sản
Pháp, - đều "chỉ" là "những người mang cái tên cộng sản mà thôi".
Về việc những người cộng sản Đức đã tách xa khỏi Bớc-nơ, cũng
như những người cộng sản Pháp tách xa La-mơ-ne thì về việc này
Cri-ghê cũng có thể tìm hiểu ngay ở Đức, ở Bruy-xen và Luân Đôn.
Mong rằng ông Cri-ghê tự suy nghĩ xem những lời mê sảng
về tình yêu đó sẽ gây tác động làm suy yếu như thế nào đối với cả
hai giới và làm cho "các cô gái trẻ" mắc bệnh loạn thần kinh
phổ biến và bệnh thiếu máu tới mức nào.
PHẦN THỨ HAI
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CỦA TỜ "VOLKS-TRIBUN" VÀ THÁI ĐỘ CỦA NÓ
ĐỐI VỚI TỔ CHỨC "NƯỚC MỸ TRẺ"3
Chúng ta hoàn toàn thừa nhận phong trào của những nhà cải
lương dân tộc Mỹ là hợp lý về mặt lịch sử. Chúng ta biết rằng
phong trào này nhằm đạt tới một kết quả mà thực ra, trong giờ
phút này sẽ thúc đẩy chủ nghĩa công nghiệp của xã hội tư sản
hiện đại phát triển, nhưng là thành quả của phong trào vô
sản, kết quả đó - với tư cách là đòn tấn công vào chế độ sở hữu
ruộng đất nói chung và đặc biệt là trong những điều kiện đang
tồn tại hiện nay ở Mỹ - tất nhiên phải đi xa hơn nữa, do những
hậu quả của bản thân nó, tới chủ nghĩa cộng sản. Cri-ghê là
người đã cùng những người cộng sản Đức ở Niu Oóc tham gia
phong trào chống địa tô [Anti-Rent-Bewegung], Cri-ghê lại
đem những lời văn cộng sản, khoa trương hợp thời thượng
khoác cho cái sự kiện đơn giản đó mà không đi sâu nghiên cứu chính
nội dung của phong trào. Qua việc này, ông ta chứng tỏ rằng ông ta
hoàn toàn không hiểu rõ mối liên hệ giữa tổ chức "Nước Mỹ trẻ" và
những điều kiện xã hội ở Mỹ. Ngoài những chỗ cá biệt mà chúng tôi
đã có dịp trích dẫn, chúng tôi lấy thêm một thí dụ nữa chứng tỏ ông
ta dùng những lời văn khoa trương về phúc lợi của toàn thể nhân
loại để tô vẽ cho những kế hoạch chia ruộng đất thành những mảnh nhỏ
18 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN 7 THÔNG TRI CHỐNG CRI-GHÊ 19
trên phạm vi cả nước Mỹ mà phong trào đòi cải cách ruộng
đất đề xướng ra.
Trong số 10 của báo "Volks - Tribun" bài "Chúng ta muốn
gì" có nói:
"Họ" - t ức là những nhà cải lương dân tộc Mỹ - "gọi ruộng đất l à t ài sản chung
của tất cả mọi người... và yêu cầu cơ quan l ập pháp của nhân dân thi hành những biện
pháp nhằm duy trì 1400 triệu a-cơ-rơ ruộng đất còn chưa rơi vào tay bọn đầu cơ - ăn
cướp - để làm tài sản chung và không thể chuyển nhượng cho toàn thể nhân loại".
Và thế là để "duy trì cho toàn thể nhân loại" "số tài sản chung
và không thể chuyển nhượng" đó, ông ta chấp nhận kế hoạch của
các nhà cải lương dân tộc: "cấp cho mỗi nông dân, dù anh ta xuất
thân từ nước nào đi nữa, 160 a-cơ-rơ ruộng đất ở Mỹ để nuôi sống
anh ta". Trong số 14, trong bài "Trả lời Côn-txơ", kế hoạch này được
trình bày như sau:
"Trong số tài sản quốc dân còn chưa bị động chạm t ới đó không một ai được lĩnh
quá 160 a-cơ-rơ, và ngay cả số ruộng đất này cũng chỉ được lĩnh với điều kiện là anh ta
phải tự canh tác chúng".
Như vậy, nhằm mục đích duy trì ruộng đất làm "tài sản chung
không thể chuyển nhượng" mà lại là của "toàn thể nhân loại", thì
phải bắt đầu ngay từ việc phân chia số ruộng đất ấy. Cri-ghê tưởng
tượng rằng ông ta có thể dùng một đạo luật nào đó để cấm xuất
hiện những hậu quả tất yếu của việc phân lại này: sự tích tụ hoá,
sự tiến bộ của công nghiệp, v.v.. Ông ta hình dung 160 a-cơ-rơ ruộng
đất như một cái gì tự nó đã ngang bằng nó, như thể giá trị của mỗi
khoảnh đất như thế sẽ chẳng khác nhau xét về chất lượng của nó. Cái
mà "nông dân" sẽ đem trao đổi với nhau và với những người khác nếu
như không phải là bản thân ruộng đất, thì là những sản phẩm của ruộng
đất. Mà một khi đã đi tới tình trạng đó thì lập tức sẽ có tình hình là một
"nông dân", dù cho không có tư bản, nhưng nhờ vào lao động của anh ta
và 160 a-cơ-rơ ruộng đất của anh ta có độ phì nhiêu tự nhiên lớn thì vẫn
sẽ đẩy người nông dân khác xuống địa vị người cố nông làm thuê
cho anh ta. Rồi sau nữa, dù là "ruộng đất" hay sản phẩm của ruộng
đất "sẽ rơi vào tay bọn đầu cơ - ăn cướp" - thì hai điều đó chẳng lẽ
lại không như nhau cả hay sao?
Ta hãy xem xét kỹ cái món quà mà Cri-ghê đem tặng cho nhân
loại.
1 400 triệu a-cơ-rơ phải được "duy trì làm tài sản chung không
thể chuyển nhượng của toàn thể nhân loại". Đồng thời mỗi "nông
dân" cần được cấp 160 a-cơ-rơ. Bởi vậy, chúng ta có thể tính được
"nhân loại" của Cri-ghê lớn đến chừng nào: đúng 83/4 triệu "nông
dân" hoặc, nếu cho rằng mỗi gia đình có 5 người, thì sẽ có 433/4 triệu
người. Chúng ta cũng có thể tính được "thời gian vĩnh viễn" này, -
trong đó "giai cấp vô sản với tư cách là đại diện cho nhân loại", ít ra
là ở Hợp chúng quốc Bắc Mỹ, phải "chiếm hữu toàn bộ đất đai", - sẽ
kéo dài được bao lâu. Nếu như dân số Hợp chúng quốc Bắc Mỹ sẽ
tăng lên gấp đôi cũng nhanh như từ trước tới nay (tức là cứ sau 25
năm lại tăng gấp đôi) thì khi ấy "thời gian vĩnh viễn" này sẽ kéo dài
không đầy 40 năm. Trong 40 năm con số 1 400 triệu a-cơ-rơ đó sẽ
bị chiếm hữu hết cả, và các thế hệ kế tiếp sẽ chẳng còn gì để mà
"chiếm hữu". Nhưng vì việc cấp không món quà ruộng đất sẽ thúc
đẩy rất mạnh làn sóng nhập cư, nên "thời gian vĩnh viễn" của Crighê có thể còn kết thúc sớm hơn, đặc biệt nếu tính đến một điều là
số ruộng đất để chia cho 44 triệu người thậm chí cũng không đủ
giải quyết được tình trạng bần cùng hiện nay ở châu Âu với tính
cách là lối thoát cho tình trạng bần cùng đó. Ở châu Âu cứ 10 người
thì có một người bần cùng: riêng trên các đảo nước Anh đã có tới 7
triệu người bần cùng. Sự ngây thơ như vậy về mặt kinh tế chính trị
ta còn thấy trên số báo 13, trong bài "Gửi chị em phụ nữ", trong đó
Cri-ghê nói rằng nếu như thành phố Niu Oóc cho đi 52 000 a-cơ-rơ
đất đai của mình ở Lông-Ai-len thì ngay chuyện đó cũng sẽ đủ để "lập
20 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN 8 THÔNG TRI CHỐNG CRI-GHÊ 21
tức" giải thoát vĩnh viễn cho Niu Oóc khỏi mọi cảnh bần cùng,
nghèo đói và phạm tội ác.
Nếu như Cri-ghê nhìn nhận phong trào nhằm giải phóng ruộng
đất như một hình thức ban đầu và tất yếu trong những điều kiện
nhất định của phong trào vô sản, nếu như ông ta đánh giá phong
trào đó như một phong trào mà do tình hình đời sống của cái giai
cấp khởi xướng ra nó, tất yếu phải phát triển lên nữa thành phong
trào cộng sản, nếu như ông ta vạch ra cho thấy rằng những khuynh
hướng cộng sản ở Mỹ ban đầu phải được thể hiện như thế nào dưới
hình thức ruộng đất mà mới thoạt nhìn thì hình thức ấy mâu thuẫn
với bất kỳ chủ nghĩa cộng sản nào, nếu vậy thì chẳng có gì để
phản đối điều đó. Đằng này Cri-ghê lại tuyên bố rằng hình thức
phong trào này của một số người thực sự nào đó - chỉ có ý nghĩa
thứ yếu - là sự nghiệp của nhân loại nói chung. Cri-ghê gọi sự
nghiệp đó - mặc dù ông ta thừa biết là điều này mâu thuẫn với sự
thật, - là mục tiêu cuối cùng, cao nhất của bất kỳ phong trào nào
nói chung, qua đó biến những mục tiêu nhất định của phong trào
thành những lời phô trương hoàn toàn vô nghĩa.
Cũng trong bài báo đăng trên số 10 ông ta ca vang những khúc
khải hoàn như:
"Như vậy là rút cục, những ước mơ từ lâu đời của người châu Âu sẽ được thực hiện, ở
bên này bờ đại dương sẽ chuẩn bị sẵn sàng cho họ số ruộng đất mà họ sẽ chỉ còn có việc
nhận lấy và dùng sức lao động của đôi bàn tay mì nh làm cho nó khai hoa kết quả, để
ném vào mặt tất cả bọn bạo chúa trên thế giới lời tuyên bố đầy tự hào:
Đây nếp nhà của tôi,
Không phải do các người dựng xây,
Đây tổ ấm của tôi,
Làm cho lòng các người ghen tỵ ứ đầy".
Cri-ghê lẽ ra có thể bổ sung: đây đống phân của tôi do tôi, vợ
con tôi, cố nông của tôi và gia súc của tôi tạo ra. Và những người
châu Âu nào sẽ thấy ở đó sự thực hiện "những ước mơ" của mình?
Có điều đó không phải là những công nhân cộng sản! Có chăng thì
đó chính là những chủ hiệu nhỏ và những thợ cả phường hội bị vỡ
nợ hoặc những nông dân bị phá sản, đang cố vươn tới cái hạnh
phúc được trở lại thành những người tiểu tư sản và nông dân ở Mỹ!
Và cái "ước mơ" được thực hiện nhờ vào 1 400 triệu a-cơ-rơ đó, là
gì? Chẳng phải cái gì khác hơn là biến tất cả mọi người thành
những kẻ tư hữu. Điều ước mơ như thế cũng không thể thực hiện
được và cũng chỉ mang tính chất cộng sản như ước mơ muốn biến
tất cả mọi người thành những ông vua, ông chúa và giáo hoàng. Ở
đây còn có thể lấy đoạn dưới đây làm đoạn kết cho những gì mà
Cri-ghê đã quan niệm về những phong trào cách mạng cộng sản
chủ nghĩa và về những quan hệ kinh tế:
"Trong mỗi nghề mỗi người ít ra phải l uyện được tay nghề thuần thục để anh t a -
trong trường hợp nếu như anh ta bị một tai hoạ nào đó đẩy ra khỏi xã hội l oài người -
thì khi cần có thể t ự sống trong một thời gian mà không cần tới sự giúp đỡ của người
khác".
Dĩ nhiên là, cái việc kể tràng giang đại hải về "tình yêu" và về
"lòng hy sinh quên mình" thì dễ hơn nhiều so với việc nghiên cứu sự
phát triển của các quan hệ hiện thực và những vấn đề thực tiễn.
PHẦN THỨ BA
NHỮNG LỜI HUÊNH HOANG SIÊU HÌNH
Báo "Volks - Tribun" số 13 - "Trả lời Dôn-tơ".
1) Trong bài báo này Cri-ghê khẳng định rằng ông ta "không
quen làm trò nhào lộn thăng bằng về lô-gích trong bãi sa mạc cằn
cỗi của các khái niệm trừu tượng". Tuy nhiên bất kỳ số báo "Volks -
22 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN 9 THÔNG TRI CHỐNG CRI-GHÊ 23
Tribun" nào cũng đều chứng minh được rằng Cri-ghê đang chơi đúng
cái "trò nhào lộn trên cầu thăng bằng" - tuy không phải là về "lô-gích" -
bằng những câu văn triết lý và đa cảm.
2) Luận điểm "con người riêng biệt sống một cách cá thể" (điều
này đã là vô nghĩa) được Cri-ghê diễn tả bằng "trò nhào lộn thăng
bằng" phi lô-gích sau đây: "hiện giờ loài người nói chung vẫn chỉ
được hiện thân qua những cá nhân mà thôi".
3) "Việc chấm dứt tình trạng hiện nay của các sự vật" phải phụ
thuộc vào "sự suy xét của tinh thần sáng tạo của nhân loại" - cái tinh
thần không tồn tại ở đâu cả.
4) Lý tưởng của con người cộng sản là như sau: "Anh ta mang
trên mình dấu ấn của loài người" (thì bây giờ đối với người nào mà
không thể nói chính cái điều ấy?), "xác định những mục đích của
chính anh ta phù hợp với những mục tiêu của loài người" (như thể
loài người là một cá nhân nào đấy có thể có những mục tiêu của
mình!) "và cố gắng trở nên hoàn toàn là bản thân mình chỉ vì để có
khả năng hiến dâng cho loài người toàn bộ bản thân anh ta trong tư
thế hiện nay và sau này" (một sự quyên sinh và tự hạ mình hoàn
toàn trước một bóng ma tưởng tượng nào đó).
5) Mối quan hệ giữa một con người riêng lẻ với loài người cũng
được nhận định bằng những lời phô trương vô nghĩa sau đây: "Tất cả
chúng ta, cũng như hoạt động cá nhân của chúng ta, chỉ là những
triệu chứng của một quá trình vận động vĩ đại diễn ra ở sâu trong
lòng nhân loại". "Sâu trong lòng nhân loại" - ở đâu vậy? Theo như
câu nói này thì những con người thực chỉ là những "triệu chứng",
những dấu hiệu phân biệt của "sự vận động" diễn ra trong "lòng" một
thế giới hoang đường.
6) Cuộc đấu tranh cho xã hội cộng sản chủ nghĩa bị vị mục sư nhà
quê ấy biến thành "những cuộc tìm kiếm tinh thần cộng đồng vĩ đại"
mà ông ta bắt tinh thần đó phải "phát ra những màu sắc diệu kỳ trong
chiếc chén dâng đồ cúng tế" và giống như "vị thần linh thiêng bừng
cháy trong ánh mắt của người anh em".
Sau khi phong trào cộng sản cách mạng bị biến như vậy
thành "những cuộc tìm kiếm" thần linh và bánh thánh linh
thiêng, hẳn là Cri-ghê cũng có thể khẳng định rằng "chỉ cần nhận
thức được" cái tinh thần đó "để dùng tình yêu đoàn kết tất cả mọi
người lại".
7) Đi trước cái kết luận siêu hình đó là sự lẫn lộn giữa chủ
nghĩa cộng sản với bánh thánh1* như sau: "Cái tinh thần chiến
thắng thế giới, cái tinh thần chế ngự bão tố và mưa dông (!!!!),
cái tinh thần làm sáng mắt người mù, làm người hủi khỏi
bệnh, cái tinh thần cho tất cả mọi người uống cùng một thứ
rượu" (chúng ta ưa thích các loại rượu khác nhau hơn) "và ăn
chung một thứ bánh mì" (các nhà cộng sản Pháp và Anh khó
tính hơn), "cái tinh thần vĩnh cửu và có mặt khắp nơi, - đấ y
chính là tinh thần cộng đồng". Nếu như cái "tinh thần" đó
đúng thực là "vĩnh cửu và có mặt khắp nơi" thì hoàn toàn
không thể hiểu nổi là, nếu hiểu theo Cri-ghê, lấy gì để có
thể giải thích sự tồn tại lâu dài đ ến như vậy của quyền tư
hữu. Thực ra, cái tinh thần đó không đ ược "nhận thức" và vì
vậ y chỉ l à "vĩnh cửu và có mặt khắp nơi" trong trí tưởng tượng
của riêng bản thân Cri-ghê mà thôi.
Như vậy, ở đây Cri-ghê dưới danh nghĩa cộng sản đang tuyên
truyền cái luận điệu triết học hoang đường cũ, mang tính chất tôn
giáo của Đức, luận điệu này trực tiếp mâu thuẫn với chủ nghĩa
cộng sản. Niềm tin, mà chính là niềm tin vào "tinh thần cộng
đồng thiêng liêng", - đó là cái mà chủ nghĩa cộng sản ít cần đến
nhất cho sự thực hiện chủ nghĩa cộng sản.
1* Chơi chữ: "Kommunismus" - "chủ nghĩa cộng sản", "Kommunion" - "bánh
thánh".
24 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN 10 THÔNG TRI CHỐNG CRI-GHÊ 25
PHẦN THỨ TƯ
SỰ VE VÃN TÔN GIÁO
Những lời huyên thuyên của Cri-ghê về tình yêu và những
lời ông ta công kích chủ nghĩa ích kỷ, hiển nhiên, chẳng phải
là cái gì khác mà chỉ là những lời bộc bạch phô trương của
một tâm hồn hoàn toàn thấm đượm tôn giáo. Ngay dưới đây
chúng ta sẽ thấ y Cri-ghê, một người ở châu Âu luôn luôn tỏ
ra mình là nhà vô thần, ở đây đương mưu toan, núp dưới
chiêu bài r ẻ tiền chủ nghĩa cộng sản, thực hiện tất cả những
điều đê tiện của đạo Thiên chúa và kết thúc - một cách hoàn
toàn nhất quán - bằng sự tự xỉ nhục của con người.
Trong số 10, những bài "Chúng ta muốn gì" và "Hécman Cri-ghê gửi Ha-rô Ha-rinh" khẳng định mục đích của
cuộc đấu tranh cộng sản chủ nghĩa như sau:
1) "Làm cho tôn giáo của tình yêu trở thành chân lý và
biến cộng đồng của những kẻ an lạc trên thượng giới mà ta
hằng trông đợi từ lâu thành hiện thực". Chỉ có điều là Cri-ghê
không nhận thấy rằng những ước mơ mang tính chất Cơ Đốc
giáo này chỉ là sự biểu hiện một cách hoang đường cho cái thế
giới hiện tại, rằng vì thế mà "tính hiện thực" của những ước
mơ đó đã thể hiện ra trong những quan hệ xấu xa của cái thế
giới hiện tại này.
2) "Nhân danh tôn giáo của tình yêu đó, chúng ta đòi hỏi để
kẻ đói được ăn, kẻ khát được uống, kẻ không tấm áo manh
quần được tấm áo manh quần" - cái đòi hỏi được nhắc đi nhắc
lại đến mụ cả người đã 1 800 năm nay mà không mảy may kết
quả gì.
3) "Chúng ta dạy cách thể hiện tình yêu" , để
4) "tiếp thụ tình yêu".
5) "Trong vương quốc tình yêu của họ không thể có ma quỷ gì
cả".
6) "Nhu cầu thiêng liêng nhất của anh ta" (con người) "là ở chỗ
hoàn toàn đem cả cá nhân mình hoà vào xã hội của những con
người yêu thương mà đối với họ anh ta không giữ lại gì, ngoài
7) lòng yêu vô hạn của anh ta". Có thể nghĩ rằng trong cái vô hạn
đó, lý luận về tình yêu đã đạt tới tột đỉnh của nó, cao đến mức
không còn có thể nghĩ ra được cái gì cao hơn nữa; nhưng hoá ra
lại còn có một cái gì đấy cao hơn.
8) "Sự thổ lộ tình yêu một cách nồng nghiệt đó, tinh thần sẵn
sàng xả thân vì mọi người đó, cái chí hướng cao đẹp vươn tới cộng
đồng đó là gì, - đó là gì nếu không phải thứ tôn giáo thầm kín nhất
của những người cộng sản, thứ tôn giáo mà chỉ còn thiếu có thế
giới bên ngoài thích hợp để nó có thể được biểu hiện trong toàn bộ
cuộc sống của loài người". Tuy nhiên, "thế giới bên ngoài" hiện đại
dường như tạo cho Cri-ghê đầy đủ khả năng để "tôn giáo thầm kín
nhất" của ông ta, "chí hướng cao đẹp" của ông ta, "tinh thần sẵn sàng
xả thân vì mọi người" của ông ta và "sự thổ lộ một cách nồng nhiệt"
của ông ta được "biểu hiện" rộng rãi nhất trong "toàn bộ cuộc sống
của loài người".
9) "Chẳng lẽ chúng ta lại không có quyền quan tâm thật sự tới
những mong muốn bấy lâu bị nén lại của trái tim tôn giáo và vì
những người nghèo khổ, những kẻ bất hạnh, những kẻ bị hắt hủi mà
bắt đầu cuộc đấu tranh để thực hiện cho kỳ được cái vương quốc
tuyệt đẹp của tình hữu ái anh em hay sao?" Và thế là Cri-ghê bắt
đầu đấu tranh cho việc quan tâm thật sự tới những mong muốn
của trái tim, nhưng trái tim này không phải là bình thường, thấp
hèn, mà là trái tim tôn giáo; nó không bị cảnh thiếu thốn trong thực
tế giày vò, mà là chứa chan những mơ tưởng êm đềm. "Tinh
thần tôn giáo của trái tim ông ta" lập tức được ông ta chứng
minh bằng sự việc là ông ta giống như vị mục sư, nhân danh
người khác, tức là nhân danh "những người nghèo khổ" mà lên
tiếng. Mở đầu cuộc đấu tranh bằng cách đó, ông ta cho thấ y
rõ rằng bản thân ông ta không cần đến chủ nghĩa cộng sản, rằng
26 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN 11 THÔNG TRI CHỐNG CRI-GHÊ 27
ông ta tham gia vào cuộc đấu tranh này chỉ vì tinh thần xả thân cao
thượng, quên mình, lờ mờ vì "những người nghèo khổ, những kẻ bất
hạnh , những kẻ bị hắt hủi" cần tới sự giúp đỡ của ông ta. Cái
tình cảm cao đẹp này chan chứa trong tim con người đức độ đó
vào những giờ phút cô đơn và buồn tẻ, là liều thuốc giải độc cho
ông ta khỏi tất cả những nỗi đắng cay của cái thế giới tồi tệ.
10) "Đối với kẻ nào không ủng hộ một đảng như thế thì, theo lẽ
công bằng, người ta có thể đối xử như đối xử với kẻ thù của nhân
loại", - Cri-ghê kết thúc bài diễn văn hùng hồn của ông ta như vậy.
Câu văn đầy tính chất không khoan nhượng này dường như mâu
thuẫn với "tinh thần sẵn sàng xả thân vì mọi người", cũng như với
"tôn giáo của lòng yêu thương" mọi người. Nhưng nó là một kết
luận hoàn toàn nhất quán rút ra từ thứ tôn giáo mới đó, là thứ tôn
giáo, cũng như bất kỳ tôn giáo nào khác, căm thù không đội trời
chung và truy nã những kẻ thù của nó. Ở đây kẻ thù của đảng
được biến hoàn toàn triệt để thành kẻ dị giáo, bởi lẽ từ kẻ thù của
một đảng tồn tại trên thực tế, - kẻ thù mà người ta đang đấu tranh
chống lại, - người ta biến nó thành một kẻ tội phạm đáng bị trừng
phạt, kẻ đã mắc tội với nhân loại chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng
mà thôi.
11) Trong thư gửi Ha-rô Ha-rinh có đoạn viết: "Chúng tôi dự
định phát động tất cả những người nghèo nổi dậy chống lại thần
tài mà dưới ách của nó họ đã phải chịu số phận cực nhục; khi
nào chúng tôi lật đổ được tên bạo chúa đáng sợ khỏi chiếc ngai
vàng lâu đời của hắn, chúng tôi sẽ dùng tình yêu thương để đoàn
kết nhân loại lại, dạy họ cùng nhau lao động và cùng nhau hưởng
thụ những thành quả lao động để cho, cuối cùng cái vương quốc
của hoan lạc, đã được tiên đoán từ lâu, sẽ đến". Để thấm nhuần
lòng phẫn nộ trước uy lực ngày nay của đồng tiền, trước hết
Cri-ghê phải biến uy lực của đồng tiền thành thần tượng - thần
tài. Thần tượng ấ y sẽ bị lật đổ - bằng cách nào thì chưa rõ;
phong trào cách mạng của giai cấp vô sản tất cả các nước thì bị
quy thành một cuộc khởi nghĩa đơn nhất; khi việc lật đổ thần
tượng đó hoàn thành thì lúc đó các nhà tiên tri - "chúng tôi" - sẽ
lên tiếng "dạy" cho giai cấp vô sản biết cách tiếp tục hành động ra
sao. Những nhà tiên tri này "sẽ dạy" cho những tín đồ của họ - lúc
này đang tỏ ra không hiểu gì về quyền lợi của bản thân họ - cần
phải "cùng nhau lao động và cùng nhau hưởng thụ những thành
quả lao động" ra sao, và hơn nữa không chỉ để "cùng nhau lao
động và cùng nhau hưởng thụ những thành quả lao động" mà chủ
yếu là để cho những lời dạy trong kinh thánh được thực hiện
và những lời tiên tri của một số nhà ảo tưởng từng tiên đoán
1 800 năm trước đây, không bị uổng phí. - Cái kiểu dùng tới
thuật tiên tri đó còn gặp ở cả những chỗ khác nữa, thí dụ trong
số 8, ở các bài "Giai cấp vô sản là gì?" và "An-đrê-ác Đích". Đây
là những đoạn tiêu biểu:
a) "Hỡi những người vô sản, giờ giải phóng các bạn đã tới".
b) "Hàng nghìn trái tim hân hoan đập rộn ràng đón chào thời kỳ
vĩ đại thực hiện lời thề", tức là: đón chào cái "vương quốc vĩ đại
của tình yêu thương... vương quốc của tình yêu thương mà ta hằng
trông đợi bấy lâu".
c) Số báo 12, "Trả lời Cốc-xơ, kẻ thù của các cha cố":
"Thế là kinh Phúc âm đời đời cứu vớt thế giới được truyền tụng,
với lòng thành kính, từ miệng người này qua miệng người khác" và -
thậm chí "từ tay này qua tay khác". Phép mầu đó diễn ra cùng với
"kinh Phúc âm được truyền đi, với lòng thành kính", những lời nhảm
nhí đó về sự "đời đời cứu vớt thế giới" hoàn toàn phù hợp với một
phép mầu khác là, trái với sự mong đợi, những lời tiên tri của những
người viết ra kinh Phúc âm thời cổ đã bị vứt bỏ từ lâu lại được thực
hiện ở Cri-ghê.
12) Nếu như đứng trên quan điểm tôn giáo đó thì lời giải đáp
cho tất cả mọi vấn đề đời sống thực tế chỉ có thể bao gồm một