Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Toàn tập C.Mác và Ph. Ăng-Ghen -tập 11
PREMIUM
Số trang
488
Kích thước
6.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1498

Toàn tập C.Mác và Ph. Ăng-Ghen -tập 11

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

C.MÁC

PH.ĂNG-GHEN

TOÀN TẬP

11

NHÀ XUẤT BẢN C H Íp fT R I ÛUQC GIA

HỘI ĐỒNG XUẤT BẢN TOÀN TẬP C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN

GS. Nguyễn Đức Bình Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng

cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng

GS. Đặng Xuân Kỳ Ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam,

Viện trưởng Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác -

Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Phó chủ tịch

(thường trực) Hội đồng

GS. PTS. Trần Học Hiên Phó giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, uỷ viên

PGS. Hà Học Hợi Phó trưởng ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương

Đảng cộng sản Việt Nam, uỷ viên

GS. PTS. Phạm Xuân Nam Phó giám đốc Trung tâm khoa học xã hội và

nhân văn quốc gia, uỷ viên

GS. Trần Nhâm Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản chính trị

quốc gia, uỷ viên

GS. Trần Xuân Trường Trung tướng, Viện trưởng Học viện chính trị -

quân sự, uỷ viên

C.MÁC

PH.ĂNG-GHEN

TOÀN TẬP

TẬP 11

(THÁNG GIÊNG 1855 - THÁNG TƯ 1856)

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

SỰ THẬT

HÀ NỘI - 1993

6 LỜI NHÀ XUẤT BẢN 3 C.MÁC 7

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Tập 11 của bộ Toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen bao gồm các tác phẩm của hai

nhà kinh điển viết trong thời gian từ tháng Giêng 1855 đến tháng Tư 1856. Trong

tập này, hai ông tiếp tục đi sâu phân tích và lý giải nguyên nhân của sự bùng nổ

và thực chất của cuộc Chiến tranh Crưm (lúc này đang đi vào giai đoạn kết thúc)

cũng như tác động của nó đối với thế giới. Vạch rõ tình trạng suy thoái về kinh

tế ở một số nước châu Âu, hai ông dự đoán nước Anh sẽ phải trải qua một cuộc

khủng hoảng kinh tế nặng nề nhất từ trước đến lúc đó và rất có khả năng là

khủng hoảng kinh tế sẽ xuất hiện ở nhiều nước; gắn liền với sự kiện này là

một cao trào mới của phong trào dân chủ và cách mạng ở châu Âu sẽ nổ ra. Hai

ông chỉ rõ: trong bối cảnh đó giai cấp vô sản các nước phải hành động để biến

cuộc Chiến tranh Crưm thành cuộc chiến tranh để cải tạo châu Âu, giải phóng các

dân tộc bị áp bức, thống nhất nước Đức và nước I-ta-li-a theo con đường dân

chủ và cách mạng.

Tập này được dịch dựa vào bản tiếng Nga bộ Toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen,

tập 11 do Nhà xuất bản sách chính trị quốc gia Liên Xô xuất bản tại Mát-xcơ-va

năm 1958. Ngoài phần chính văn, chúng tôi còn in kèm theo phần chú thích và các

bản chỉ dẫn do Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lê-nin Liên Xô (trước đây) biên

soạn để bạn đọc tham khảo.

Đồng thời với việc xuất bản bộ Toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen, chúng tôi sẽ

8 LỜI NHÀ XUẤT BẢN 4 C.MÁC 9

tổ chức biên soạn sách giới thiệu nội dung mỗi tập và các tư tưởng cơ bản

trong tác phẩm chính của hai nhà kinh điển.

Tháng 8 - 1993

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

KHAI MẠC KỲ HỌP NGHỊ VIỆN1

Luân Đôn, ngày 24 tháng Giêng. Hôm qua kỳ họp của nghị viện

lại tiếp tục2

. Ở thượng nghị viện, bá tước Ê-len-bô-rô đã tuyên bố

rằng thứ năm, tức là ngày 1 tháng Hai, ông ta sẽ đề nghị cho

nghị viện biết số liệu chính thức về số quân đã được đưa sang

Crưm, - bộ binh, kỵ binh và lính thủy, - cũng như về số tử vong,

thương vong, ốm yếu và nói chung là số người bị loại khỏi vòng

chiến đấu. Công tước Rít-sơ-mơn đã chất vấn bộ trưởng chiến

tranh rằng tại sao khi tặng huy chương người ta lại bỏ qua những

người tham gia chiến đấu ở Ba-la-cla-va3

. Không chỉ những người

tham gia chiến đấu ở Ba-la-cla-va, mà nói chung tất cả những lính

thủy có mặt ở Hắc Hải, thậm chí cả những người không tham gia

chiến trận, cũng đều phải được tặng huy chương, - công tước

Niu-ca-lơ, bộ trưởng chiến tranh đã đập lại công tước Rít-sơ-mơn

như vậy. Để phản đối ý kiến này, công tước Rít-sơ-mơn cùng với

bá tước Ê-len-bô-rô và Hác-uých đã sử dụng luận điểm xưa kia

của A-đam Xmít nói rằng giá trị của "xa xỉ phẩm", và do đó cả giá

trị của những chiếc huy chương nữa, tỉ lệ nghịch với số lượng

của chúng. Sau một cuộc tranh luận hết sức nghiêm túc, kéo dài

gần nửa giờ, các nghị sĩ đã giải tán.

Phòng họp ở hạ nghị viện cũng chật ních người. Nhưng hy vọng

của những người đến họp đã không trở thành hiện thực.

Đi-xra-e-li vắng mặt và ngài Ben-gia-min Hôn đã phát biểu. Phiên

họp khai mạc vào hồi bốn giờ kém mười lăm phút và trước sáu

10 C.MÁC 5 KHAI MẠC KỲ HỌP NGHỊ VIỆN 11

giờ đã kết thúc. Người ta ngạc nhiên về thái độ hết sức bình

thản của viện nguyên lão La Mã khi họ nhận được tin bại trận ở

Can-nơ4

. Nhưng giờ đây các commoners 1* Anh còn hơn hẳn các

patres conscripti2* La Mã. Nhìn vào nét mặt họ ta không thể tin

được rằng quân đội Anh đang chết ở Crưm. Có lẽ tình trạng vệ

sinh phòng bệnh của quân đội Anh ở Crưm đã thúc đẩy ngài

Ben-gia-min Hôn đưa ra hai dự luật cải tiến tổ chức cảnh sát vệ

sinh ở Anh. Ngài Ben-gia-min Hôn là một trong số những người

được gọi là phái cấp tiến kiểu Uy-li-am Môn-xơ-uốt, Ô-xboóc-nơ

và phe cánh. Chủ nghĩa cấp tiến của các vị này thể hiện ở chỗ

họ đòi cho mình các chức vị trong nội các, mặc dù họ không thuộc

tầng lớp đầu sỏ và không có tài năng của giới bình dân. Nhưng

chỉ riêng việc họ ở trong nội các thôi, cũng đã là một sự kiện cấp

tiến rồi. Bạn bè của họ nói như vậy. Vì thế mùa hè năm 1854,

khi bệnh dịch tả bắt đầu hoành hành dữ dội ở nước Anh và "Hội

đồng bảo vệ sức khoẻ", trước đó nằm dưới sự kiểm soát của

Pan-mớc-xtơn, bộ trưởng nội vụ, cũng tỏ ra bất lực như tổ chức

chăm lo y tế ở doanh trại Xê-va-xtô-pôn, thì liên minh cho rằng

đó là thời cơ thích hợp để đặt ra một chức vụ mới trong nội các -

chức vụ độc lập của vị chủ tịch Hội đồng bảo vệ sức khoẻ - và

tăng cường địa vị của mình bằng cách lôi kéo ngài Ben-gia-min

Hôn "cấp tiến". Như vậy là ngài Ben-gia-min Hôn đã trở thành vị

bộ trưởng y tế. Thật ra, bệnh dịch tả không biến khỏi Luân Đôn

sau khi tờ "Gazette" thông báo việc bổ nhiệm ông ta, nhưng ông

Tay-lo nào đó đã biến mất khỏi những trang tạp chí "Punch"5

, trong

đó ông ta đã châm biếm khối liên minh và Nga hoàng. Ngài

Ben-gia-min Hôn đã bổ nhiệm ông ta giữ chức thư ký Hội đồng

bảo vệ sức khoẻ với số lương là 1 000 pao xtéc-linh. Là một phần

tử cấp tiến, ngài Ben-gia-min Hôn ưa thích phương pháp điều trị

cấp tiến. Chúng ta sẽ còn đủ thời giờ bàn đến ưu điểm những

dự luật của ông ta khi chúng được đưa ra. Còn hôm qua thì chúng

chỉ đem lại cho ông ta cái cớ cho sự entrée3*

của ông ta vào hạ

nghị viện trong cương vị bộ trưởng.

1*

- các nghị sĩ hạ nghị viện

2*

- các thành viên viện nguyên lão

3*

- tham gia

Về lời chất vấn của Lây-ác,

"liệu nội các có đ ồng ý đệ trì nh lê n nghị việ n nhữ ng vă n bả n tra o đ ổi với các

cường quốc nước ngoài về hiệp ước ngà y 2 t há ng Chạ p 1854 và đặc biệt l à nhữ ng

văn ki ện nà o ma ng nội d ung gi ải thíc h bốn điể m mà phía Anh - P háp đã t ra o c ho

Chính phủ Nga k hô ng phải để đà m phá n, mà l à để c hấ p nhậ n, ha y k hô ng"

thì ngài Huân tước Giôn Rớt-xen đã trả lời rằng ông ta không

biết liệu có thể đệ trình được một văn kiện nào trong số những

văn kiện đang bị chất vấn hay không. Điều đó không hợp với

thông lệ của nghị viện. Còn về chuyện bốn điểm6

thì ông ta có

thể thông báo về đại thể cho người bạn đáng kính của mình như

sau: cuối tháng Mười một, thông qua Goóc-tra-cốp, nước Nga đã

thông báo rằng họ chấp nhận cái gọi là bốn điểm; tiếp đó là hiệp

ước ngày 2 tháng Chạp7

; rồi sau đó ngày 28 tháng Chạp tại Viên

đã có cuộc gặp giữa Goóc-tra-cốp với các đại sứ Anh, Pháp và Áo.

Nhân danh các nước đồng minh, đại sứ Pháp đọc văn kiện giải

thích bốn điểm ấy. Chính bản giải thích này phải được xem là cơ

sở cho cuộc đàm phán. Điểm thứ ba đề nghị chấm dứt ưu thế

của Nga ở Hắc Hải. Goóc-tra-cốp không đồng ý với cách giải thích

ấy, nhưng lại tuyên bố rằng ông ta có ý định xin chỉ thị của chính

phủ mình. Mười ngày sau, Goóc-tra-cốp thông báo cho bá tước

Bu-ôn rằng ông ta đã nhận được những chỉ thị ấy. Ngày 7 hay 8

tháng Giêng lại có cuộc gặp gỡ mới tại văn phòng bộ trưởng ngoại

giao Áo. Goóc-tra-cốp đọc bản bị vong lục trình bày quan điểm của

chính phủ ông ta. Bá tước Bu-ôn, huân tước Oét-xmô-len và nam

tước Buốc-kê-nê tuyên bố rằng họ không được uỷ quyền chấp

nhận bản bị vong lục. Điểm xuất phát của cuộc đàm phán phải là

sự tán thành cách giải thích đã nêu về bốn điểm. Bấy giờ

Goóc-tra-cốp rút lại bản bị vong lục của mình và chấp nhận bản

giải thích bốn điểm là cơ sở đàm phán. Nước Nga, Rớt-xen nói

thêm, mặc dù thừa nhận "cơ sở" này, song vẫn giữ quyền bác bỏ

"từng điểm" của cơ sở đó sau khi nó được soạn thảo một cách

chính xác (hiện nay nó chỉ mang tính chất sơ thảo mà thôi). Chính

phủ Anh tuyên bố sẵn sàng đàm phán trên cơ sở nói trên, "nhưng

cho đến nay Chính phủ đó vẫn chưa trao cho đại sứ của mình toàn

quyền thương lượng". Câu cuối này cũng chính là tin tức duy nhất

mà Rớt-xen thông báo với "commoners".

12 C.MÁC 6 KHAI MẠC KỲ HỌP NGHỊ VIỆN 13

Sự kiện quan trọng nhất của phiên họp là lời tuyên bố của

Rô-bác:

"t hứ nă m t uầ n sa u ông t a sẽ đề nghị t h ành l ậ p một uỷ ba n đặc biệt để xác

đị nh số l ượng và t ì m hi ể u t ì nh hì nh quâ n đ ội ở Xê -va -xt ô -pôn c ũng như đ ể đi ề u

t ra về hoạ t động c ủa nhữ ng c ơ qua n c hí nh phủ c ó t rác h nhiệm t hoả mã n cá c nhu

c ầ u c ủa quân đ ội ".

Tờ "Times"8

"cầu khẩn" Rô-bác "gào thét thật to và không chiếu

cố cái gì cả". Cả lời khẩn cầu của "Times" lẫn quá khứ của ngài

Rô-bác khiến người ta nghĩ rằng ông ta sẽ gào lên, hay nói cho

đúng hơn, sẽ kêu lên oang oác để không cho người khác phát biểu.

Như chúng ta biết, Uy-li-xơ không bao giờ lợi dụng Téc-xi-tơ, nhưng

các thành viên đảng Vích vốn láu cá chả kém gì Uy-li-xơ theo kiểu

của họ, thì sẽ lợi dụng Rô-bác.

Do C.Mác viết ngày 24 tháng Giêng 1855

Đã đăng trên tờ "Neue Oder-Zeitung" số

45, ngày 27 tháng Giêng 1855

In theo bản đăng trên báo

Nguyên văn là tiếng Đức

C.MÁC

VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG NỘI CÁC

Luân Đôn, ngày 26 tháng Giêng. Khi người đưa thư hoả tốc của

quốc vương Men-lích-sắc đến A-la-mút và đòi Hát-xan-ben-Xa-bắc

phải đầu hàng, thì "ông già của núi rừng" thay vì đưa ra câu trả

lời, đã ra lệnh cho một trong những phê-đa-i

9

của mình phải tự

sát. Chàng trai lập tức đâm con dao nhọn vào ngực mình và gục

xuống tắt thở trên thềm đá. "Ông già"1* trong liên minh cũng đòi

huân tước Giôn Rớt-xen phải xả thân vì mình, phải tự sát ở hạ

nghị viện. Song Rớt-xen, vị chí nhân lão thành ấy trong nghị viện,

vốn hiểu điều răn "thương người như thể thương thân" bao giờ

cũng là "thương lấy thân" lại muốn giết chính "ông già". Chúng ta

không hiểu nhầm Rô-bác. Thông đồng với Rớt-xen, Rô-bác đưa ra

đề nghị để phòng khi liên minh tan vỡ thì cứu lấy "bộ phận ưu

tú" của nó - tức đảng Vích.

Quả là như vậy đấy ! Đề nghị của Rô-bác không nhằm chống

lại toàn bộ nội các mà nhằm chống lại "những cơ quan" trực tiếp

được trao quyền tiến hành chiến tranh, tức là chống lại phái

Pin10. Ngoài ra, rõ ràng là khi khai mạc kỳ họp nghị viện, hoàn

toàn không phải ngẫu nhiên mà Rớt-xen lại tuyên bố rằng cơ sở

để đàm phán tuyệt nhiên chưa là cơ sở, chừng nào nước Nga còn

dành cho mình quyền bác bỏ từng điểm trong bốn điểm, rằng đàm

phán thực chất chưa phải là đàm phán, một khi nội các nước Anh

1*

- A-bớc-đin

14 C.MÁC 7 VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG NỘI CÁC 15

chưa trao toàn quyền cho ai đàm phán. Rô-bác vừa mới đưa ra đề

nghị của mình, - đó là vào ngày thứ ba, - thì ngay chiều hôm đó

Rớt-xen liền viết cho "ông già" rằng mục đích của đề nghị đó là

tỏ ra không tín nhiệm cơ quan quân sự (phái Pin), bởi vậy ông ta

buộc phải đệ đơn từ chức. A-bớc-đin đến Lâu đài Uyn-đơ yết

kiến nữ hoàng và khuyên nữ hoàng nên chấp thuận đơn từ chức

đó, và việc đó đã được thực hiện. Lòng dũng cảm của "ông già"

thật dễ hiểu vì người ta biết là Pan-mớc-xtơn không đệ đơn từ

chức.

Hạ nghị viện biết tất cả những sự kiện trọng yếu này vào

phiên họp hôm thứ năm. Hạ nghị viện hoãn họp, còn Rô-bác thì

hoãn đến tối hôm nay mới đưa kiến nghị. Tất cả các nghị sĩ hạ

nghị viện đều lao tới thượng nghị viện để chờ A-bớc-đin giải

thích. Song A-bớc-đin khá là giảo hoạt: lại lấy cớ đi Uyn-đơ, để

không dự phiên họp, và công tước Niu-ca-lơ đã nhắc lại ở thượng

nghị viện những chuyện đơm đặt mà Pan-mớc-xtơn đã nói ở hạ

nghị viện. Lúc đó, phái Vích, các nghị sĩ hạ nghị viện, rất lo sợ

khi biết tại thượng nghị viện kế hoạch của họ đã bị bại lộ và con

đường rút lui đã bị cắt. Đảng To-ri hoàn toàn không muốn làm

thiệt phái Pin qua việc lại bảo đảm cho đảng Vích cái đặc quyền

cũ của họ là "được Thượng đế trao truyền thu tô đế chế Anh".

Họ thúc huân tước Linh-huê-xtơ đưa ra ý kiến khác với ý kiến

của Rô-bác, không nhằm phản đối bộ này bộ kia, mà nhằm chống

lại toàn thể chính phủ, và cũng không chỉ có lên án - à la Rô-bác￾mà còn trực tiếp buộc tội chính phủ. Nguyên văn lời tuyên bố của

Linh-huê-xtơ như sau:

"Thứ sá u, ngà y 2 tháng Hai tôi sẽ nêu ý ki ến rằng theo ý kiến của nghị viện

nà y, cuộc vi ễ n chi nh sa ng Crư m đã được các bộ t rưởng c ủa hoà ng t hượng tiến

hà nh với phư ơng tiện c ực k ỳ t hiế u thốn, t hiế u sự thậ n trọng thích đá ng và k hô ng

n ghi ê n c ứ u đầ y đ ủ vấ n đề về t í n h c hấ t v à sức c h ốn g t rả c ó t hể c ó c ủa đ ối

p hư ơng, và nói rõ rằ ng t hái độ chể nh mả ng và bất tài của chí nh phủ trong việc

chỉ đạ o chiế n dịch đã dẫ n đế n những hậ u quả hết sức tai hại ".

Không nghi ngờ gì hết, ý kiến của Linh-huê-xtơ cũng nhằm

chống lại đảng Vích y như ý kiến của Rô-bác nhằm chống lại

những kẻ ủng hộ A-bớc-đin. Nhân đây chúng tôi xin nêu: huân

tước Giôn Rớt-xen, thông qua Hai-tơ, đã thông báo cho hạ nghị

viện biết là hễ có dịp, - nghĩa là tối hôm nay, - ông ta sẽ giải thích

nguyên nhân từ chức của mình. "Ai chẳng chờ đợi gì, thì sẽ không

bị đánh lừa"11

.

Do C.Mác viết ngày 26 tháng Giêng

1855 Đã đăng trên tờ "Neue Oder￾Zeitung" số 47, ngày 29 tháng Giêng

1855

In theo bản đăng trên báo

Nguyên văn là tiếng Đức

16 C.MÁC 8 CÔNG VIỆC CỦA NGHỊ VIỆN 17

C.MÁC

CÔNG VIỆC CỦA NGHỊ VIỆN

Luân Đôn, ngày 27 tháng Giêng. Nét mặt và giọng nói trong

phiên họp hôm qua của hạ nghị viện đã cho phép hình dung rõ nghị viện

Anh hiện nay đã đớn hèn đến mức nào.

Trước khi bắt đầu phiên họp, vào khoảng 4 giờ chiều, phòng

họp đầy người vì người ta chờ đợi một vụ om sòm: huân tước

Rớt-xen giải thích nguyên nhân từ chức của ông ta. Nhưng cuộc

tranh luận có tính chất cá nhân vừa kết thúc và cuộc tranh luận

về thực chất của vấn đề - về đề nghị của Rô-bác - vừa bắt đầu

thì các nhà ái quốc phẫn uất vội vã đi dùng bữa trưa; phòng họp

vắng tanh, đâu đó nổi lên tiếng hò hét: "biểu quyết, biểu quyết!"

Bắt đầu một sự tạm ngừng khó chịu kéo dài mãi cho đến khi

quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề quân sự Xít-ni Héc-bớc đứng

lên và đọc một bản báo cáo dài dòng và tỉ mỉ trước các hàng ghế

nghị sĩ trống không. Sau đó các nghị sĩ đã chén no lần lượt chậm

rãi trở về chỗ ngồi của mình. Khi Lây-ác bắt đầu đọc tham luận,

vào khoảng 9 giờ rưỡi tối, có chừng 150 nghị sĩ dự họp; nhưng

khi ông ta kết thúc bản tham luận vào khoảng một giờ trước khi

bế mạc phiên họp thì phòng họp lại đầy người. Nhưng phần cuối

của phiên họp lại rất giống giờ nghỉ trưa của nghị viện.

Huân tước Giôn Rớt-xen, người mà toàn bộ ưu điểm quy lại

chỉ là duy trì nếp cũ trong sách lược nghị viện, đã đọc bài diễn

văn của mình không phải ở bàn di ễn giả như thường lệ trong

những trường hợp như thế mà ở hàng ghế thứ ba, nơi các đảng

viên đảng Vích bất mãn ngồi, phía sau các ghế bộ trưởng. Ông ta

nói giọng khe khẽ, khàn khàn, kéo dài các từ, phát âm tiếng Anh

rất tồi như thường lệ và thường là đại lủng củng về phép tắc

đặt câu. (Nhân tiện xin nói thêm: trong bất kể trường hợp nào

cũng không nên lẫn lộn diễn văn dưới dạng đăng báo với phát

biểu mồm). Các diễn giả bình thường thì hay che đậy nội dung

tồi dưới hình thức trình bày hay ho, còn Rớt-xen thì lại cố biện

hộ cho cái nội dung tồi bằng lời trình bày vụng về. Cứ như là

ông ta dùng cách nói của mình để xin thứ lỗi cho điều mà ông ta

nói.

Quả có điều cần xin tha thứ thực đấy ! Thứ hai trước, ông

ta còn chưa nghĩ đến việc từ chức, nhưng đến thứ ba, Rô-bác

vừa nêu đề nghị của mình thì ông ta đã thấy đó là điều không

tránh khỏi. Việc này làm cho người ta nghĩ đến tên đầy tớ không

hề phản đối sự dối trá, nhưng khi điều nói dối ấy bị vạch trần

thì lương tâm hắn mới thức tỉnh. Căn cứ vào đâu mà ông ta có

thể phản đối kiến nghị nghị viện tiến hành cuộc điều tra, như

chức trách người lãnh đạo hạ nghị viện buộc ông ta phải làm.

Phải chăng là do tai hoạ chưa lớn đến mức phải điều tra? Nhưng

ai dám phủ nhận tình cảnh bi đát của quân đội ở Xê-va-xtô-pôn?

Tình cảnh đó không chỉ đau khổ, mà là khủng khiếp không thể chịu

đựng nổi. Hoặc giả ông ta phải đoan chắc với nghị viện rằng uỷ

ban điều tra của nghị viện là vô dụng, vì những biện pháp hay ho

nhất để chống tai hoạ ấy đã được thi thố cả rồi? Ở đây, Rớt-xen

vấp phải một vấn đề khó xử, vì rằng không những với tư cách

thành viên của nội các, mà còn với tư cách chủ tịch Privy Council1*

,

ông ta trực tiếp chịu trách nhiệm về việc áp dụng những biện

pháp ấy. Rớt-xen thừa nhận rằng ông ta đã đồng ý bổ nhiệm

công tước Niu-ca-lơ làm bộ trưởng chiến tranh "chính". Ông ta

không thể phủ nhận rằng những biện pháp nhằm cung cấp lương

thực, quân trang cho quân đội và phục vụ y tế ít ra phải được

tiến hành vào tháng Tám và tháng Chín. Rớt-xen đã làm gì trong

thời kỳ hết sức nguy cấp ấy, theo như lời ông ta thừa nhận?

1*

- Hội đồng cơ mật

18 C.MÁC 9 CÔNG VIỆC CỦA NGHỊ VIỆN 19

Ông ta đã ngao du khắp nước, đọc những bài diễn văn nhỏ tại

"literary institutions"1* và lo việc xuất bản tập thư từ của Sác-lơ,

Giêm-xơ Phốc-xơ12. Trong khi ông ta ngao du ở Anh thì A-bớc-đin

đi ngao du ở Xcốt-len, và từ tháng Tám đến 17 tháng Mười nội

các không họp một lần nào cả. Theo chính lời huân tước Giôn,

trong phiên họp này của nội các ông ta không hề đưa ra được một

cái gì khả dĩ thu hút sự chú ý của nghị viện. Sau đó, huân tước

Giôn lại nghiền ngẫm suốt cả một tháng trời, và rút cục, ngày 27

tháng Mười một gửi cho A-bớc-đin một bức thư đề nghị hợp

nhất chức bộ trưởng chiến tranh với chức vụ secretary at war 2*

và trao hai chức vụ ấy cho huân tước Pan-mớc-xtơn, nói cách

khác, cách chức của công tước Niu-ca-lơ. A-bớc-đin đã bác bỏ đề

nghị ấy. Ngày 28 tháng Mười một, Rớt-xen lại viết thư cho

A-bớc-đin cũng theo tinh thần ấy. Ngày 30 tháng Mười một,

A-bớc-đin có đầy đủ lý do để trả lời Rớt-xen rằng toàn bộ đề

nghị của Rớt-xen chỉ nhằm thay thế người này bằng người khác

- thay công tước Niu-ca-lơ bằng Pan-mớc-xtơn. Thực ra, khi tách

bộ thuộc địa khỏi bộ chiến tranh, Rớt-xen vui lòng đề nghị trao

bộ chiến tranh cho công tước Niu-ca-lơ, để đặt một trong những

đảng viên đảng Vích của ông ta là ngài Gioóc-giơ Grây vào bộ thuộc

địa. Sau đó A-bớc-đin hỏi riêng Rớt-xen xem ông ta có định đưa

đề nghị của mình ra trước nội các không. Rớt-xen từ chối để

như ông ta nói, "không phá vỡ nội các". Như vậy là, trước hết là

nội các, rồi sau mới đến quân đội ở Crưm.

Rớt-xen thừa nhận rằng không một biện pháp nào được tiến

hành, để loại trừ tai hoạ. Toàn bộ cuộc cải cách của ngành quân

sự chỉ gói gọn trong việc làm cho ngành quân nhu phụ thuộc vào

bộ chiến tranh. Thế nhưng mặc dù không một biện pháp nào được

tiến hành để cải thiện tình hình, Rớt-xen vẫn yên trí ở lại nội các

và từ ngày 30 tháng Mười một 1854 đến ngày 20 tháng Giêng 1855

ông ta cũng không đưa ra thêm đề nghị nào. Vào hôm ấy, tức là

vào thứ bảy trước, A-bớc-đin đã trao cho Rớt-xen một số đề nghị

về cải cách ngành quân sự, nhưng Rớt-xen thấy rằng những đề

1*

- "các hội văn học"

2*

- bộ trưởng phụ trách các vấn đề quân sự

nghị ấy không đầy đủ, và về phía mình đã đưa ra các đề nghị

hưởng ứng dưới hình thức văn bản. Chỉ ba ngày sau, ông ta lại

thấy cần phải đệ đơn từ chức, vì Rô-bác đã ra tuyên bố mà

Rớt-xen thì không có ý định chia phần trách nhiệm với cái nội

các trong đó ông ta đã từng giữ các chức vụ và đã trực tiếp tham

gia vào công việc của nó. Rớt-xen giải thích rằng ông ta nghe nói

không đời nào A-bớc-đin lại dám bổ nhiệm Pan-mớc-xtơn làm nhân

vật cai quản bộ chiến tranh, mà nếu vậy thì nhân vật Cuốc-ti-u-xơ

ấy chỉ có thể tự chúc mừng rằng đã không uổng công rời bỏ nội

các và lao vào vực thẳm của phe đối lập. Như thế là, ngày càng

lăn xuống dốc, huân tước Giôn của chúng ta đã xoá bỏ nốt cái cớ

cuối cùng mà ông ta có thể viện ra để thanh minh cho việc mình

từ chức, khi nói rằng: 1) triển vọng của chiến tranh tuyệt nhiên

không đến nỗi khiến cho người ta rơi vào tâm trạng tuyệt vọng

đang ngự trị; 2)A-bớc-đin là vị thủ tướng vĩ đại, Cla-ren-đôn là

nhà ngoại giao vĩ đại, Glát-xtôn là nhà tài chính vĩ đại; 3) đảng

Vích không phải gồm những kẻ mưu cầu danh lợi, mà là gồm

những nhà yêu nước mơ mộng, và sau hết, ông ta, Rớt-xen sẽ bỏ

phiếu trắng khi biểu quyết về đề nghị của Rô-bác, mặc dầu ông

ta rời nội các dường như là vì một nhà yêu nước chẳng thể nào

phản đối được đề nghị ấy. Bài diễn văn của Rớt-xen đã được

tiếp đón lạnh nhạt hơn cả giọng người đọc bài diễn văn đó.

Pan-mớc-xtơn thay mặt nội các phát biểu. Tình cảnh của ông ta

thật nực cười. Cuốc-ti-u-xơ - Rớt-xen từ chức vì A-bớc-đin không

muốn bổ nhiệm Pan-mớc-xtơn làm nhân vật cai quản bộ chiến

tranh. Bru-tút - Pan-mớc-xtơn công kích Rớt-xen vì ông này rời bỏ

A-bớc-đin vào giờ phút hiểm nghèo. Lâm vào tình cảnh nực cười

này, Pan-mớc-xtơn cảm thấy rất dễ chịu. Ông ta lợi dụng nó để

gây cười, biến tình thế nghiêm trọng thành một trò hề, như ông

ta thường làm trong giờ phút gay go. Khi Pan-mớc-xtơn chỉ trích

Rớt-xen vì Rớt-xen không ra quyết định dũng cảm của mình ngay

từ tháng Chạp, thì Đi-xra-e-li ra ông ta cũng không giấu giếm nỗi

vui sướng của mình về sự phá sản của hiến pháp Vơ-ni-dơ - đã

phá ra cười còn Glát-xtôn vốn chuyên làm ra vẻ nghiêm túc, hẳn

đã nhẩm toàn bộ bài kinh cầu nguyện của giáo phái Pi-u-di13 để

khỏi bật ra tiếng cười, Pan-mớc-xtơn tuyên bố rằng chấp nhận

20 C.MÁC 10 CÔNG VIỆC CỦA NGHỊ VIỆN 21

đề nghị của Rô-bác có nghĩa là nội các sụp đổ. Nếu đề nghị ấy

bị bác bỏ thì nội các sẽ thảo luận vấn đề tự cải tổ (kể cả vấn đề

quyền độc tài của Pan-mớc-xtơn).

Vị Pan-mớc-xtơn này quả là một nhà ảo thuật vĩ đại! Một

chân đã đứng trong mồ mà ông ta vẫn biết cách làm cho nước

Anh tin rằng ông ta là homo novus 1* và con đường công danh

của ông ta mới chỉ bắt đầu! Giữ chức quốc vụ khanh phụ trách

các vấn đề quân sự trong 20 năm trời và nổi tiếng với chức vụ

ấy chỉ vì đã bảo vệ một cách có hệ thống hình phạt bằng nhục

hình và việc bán quân hàm trong quân đội14, giờ đây ông ta dám

mạo xưng là người mà chỉ riêng tên tuổi thôi cũng đủ để có thể

khắc phục được những thiếu sót của cả chế độ! Là người duy

nhất trong các bộ trưởng Anh đã nhiều lần, đặc biệt nghiêm

trọng là năm 1848, bị vạch mặt ở nghị viện là tay sai của Nga,

ông ta vẫn dám mạo xưng là người duy nhất có thể đưa nước

Anh vào cuộc chiến tranh với nước Nga. Vị Pan-mớc-xtơn này

quả là một nhân vật vĩ đại!

Do những đề nghị của Rô-bác đã được chuyển sang phiên họp

tối thứ hai, nên để đến lần sau sẽ tranh luận. Đề nghị đó được

xây dựng khôn khéo đến nỗi những địch thủ của nội các đã tuyên

bố rằng họ sẽ bỏ phiếu tán thành đề nghị đó, tuy họ thấy nó phi

lý, còn những người ủng hộ nội các thì dự định tán thành nó, tuy

họ sẽ bỏ phiếu chống. Phiên họp của thượng nghị viện chẳng có

gì đặc biệt lý thú. Đối với lời tuyên bố của Rớt-xen, A-bớc-đin

không bổ sung gì cả, ngoài sự kinh ngạc của ông ta: Rớt-xen đã

làm cho toàn thể nội các kinh ngạc.

Do C.Mác viết ngày 27 tháng Giêng 1855

Đã đăng trên tờ "Neue Oder-Zeitung"

số 49, ngày 30 tháng Giêng 1855

In theo bản đăng trên báo

Nguyên văn là tiếng Đức

1*

- con người mới

PH.ĂNG-GHEN

CHIẾN TRANH Ở CHÂU ÂU15

Càng gần ngày khai mạc hội nghị mới ở Viên16 thì hy vọng về

những sự nhượng bộ nào đó của nước Nga càng trở nên hão huyền

và cực kỳ bấp bênh. Thắng lợi huy hoàng của coup1*

ngoại giao

xuất sắc của Nga hoàng, sự đồng ý nhanh chóng của Nga hoàng về

cơ sở đàm phán được đưa ra, làm cho ông ta, ít ra là trong thời

gian trước mắt, ở vào địa vị rất có lợi. Chính vì vậy có thể quả

quyết rằng dù bề ngoài Nga hoàng tỏ ra đồng ý các đề nghị hoà

bình như thế nào đi nữa thì cơ sở thực tế duy nhất mà hiện giờ ông

ta tán thành dựa vào đó để dàn xếp cuộc xung đột thực ra vẫn là

duy trì status quo2*. Bằng việc chấp nhận bốn điểm17 Nga hoàng

lại đặt Áo vào tình trạng hết sức lập lờ nước đôi, đồng thời tiếp

tục khống chế Phổ và tranh thủ thời gian để điều tra biên giới toàn

bộ lực lượng dự bị và những đơn vị mới thành lập trước khi chiến

sự có thể bắt đầu.

Bản thân việc đồng ý đàm phán sẽ cho phép rút ngay từ đội

quân giám sát của Nga ở biên giới Áo một số quân có thể thay

thế được trong vòng hai tháng hoặc mười tuần lễ tức là ít ra là 60

đến 80 nghìn người. Vì toàn bộ tập đoàn quân Đa-nuýp trước đây

không còn tồn tại như cũ, - lữ đoàn 4 đã ở Crưm từ cuối tháng

Mười, lữ đoàn 3 cũng đến đấy vào cuối tháng Chạp, còn bộ phận

1*

- đòn

2*

- hiện trạng

22 PH.ĂNG-GHEN 11 CHIẾN TRANH Ở CHÂU ÂU 23

còn lại của lữ đoàn 5 cùng kỵ binh và lực lượng dự bị hiện đang

trên đường đi đến Crưm, - nên để thay cho các đơn vị ấy cần

phải bố trí trên sông Búc và Đni-e-xtơ-rơ những đơn vị mới rút

từ quân đoàn miền Tây đóng ở Ba Lan, Vô-lưn và Pô-đô-li-a. Do

đó, nếu chiến tranh sẽ chuyển vào trung tâm lục địa thì thời hạn

hai - ba tháng có ý nghĩa quyết định đối với nước Nga, vì hiện

nay quân Nga bị dàn trải ra quá dài trên tuyến Ca-li-sơ - I-xmai,

không có quân tăng viện thì không thể tiếp tục chống được với

quân Áo có số lượng ngày càng tăng. Giờ đây Nga đã tranh thủ

được khoảng thời gian này, và dưới đây chúng tôi sẽ trình bày sự

chuẩn bị quân sự của nước Nga hiện đang ở vào giai đoạn nào.

Trước đây chúng tôi đã trình bày vắn tắt về tổ chức của quân

đội Nga18. Đội quân tác chiến lớn dành cho các chiến dịch ở

Nam và Tây Âu, ban đầu gồm có 6 quân đoàn, - mỗi quân đoàn

có 48 tiểu đoàn-, hai quân đoàn tinh nhuệ, mỗi quân đoàn có 36

tiểu đoàn cùng một số lượng khá lớn kỵ binh chính quy cũng như

không chính quy và pháo binh. Như chúng tôi đã đưa tin, chính

phủ không những đã gọi lính trù bị để thành lập các tiểu đoàn 4,

5 và 6 trong các đơn vị tinh nhuệ và các tiểu đoàn 5 và 6 trong 6

quân đoàn còn lại, mà còn dùng lính mới thành lập tiểu đoàn 7

và 8 ở mỗi trung đoàn, thành thử số tiểu đoàn trong 6 quân đoàn

chủ lực tăng gấp đôi, còn trong số quân tinh nhuệ (vệ binh và

tinh binh) thì tăng hơn hai lần. Hiện nay quân số của quân đội

Nga đại để như sau:

Vệ binh và tinh binh - ........................................................................

4 tiểu đoàn loại đầu

cho mỗi trung đoàn..................... 96 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn

................................................... có 900 người - 86 400

Vệ binh và tinh binh￾4 tiểu đoàn loại sau

cho mỗi trung đoàn..................... 96 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn

................................................... có 700 người - 67 200

Quân đoàn 1 và 2 (chưa tham

gia chiến đấu) 4 tiểu đoàn loại đầu,

hoặc còn gọi là 4 tiểu đoàn quân tác

chiến cho mỗi trung đoàn........... 96 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn

.................................................. có 900 người - 86 400

Quân đoàn 1 và 2 - 4 tiểu đoàn

loại sau cho mỗi trung đoàn....... 96 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn

................................................. có 700 người - 67 200

Quân đoàn 3,4,5 và 6 - các

tiểu đoàn tác chiến.................... 192 tiểu đoàn mỗi tiểu đoàn

................................................ có 500 người - 96 000

Quân đoàn 3,4,5 và 6

4 tiểu đoàn loại sau cho

mỗi trung đoàn......................... 192 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn

............................................... có 700 người - 134 400

Quân đoàn người Phần Lan...... 16 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn

............................................... có 900 người - 14 400

Tổng cộng............................... 784 tiểu đoàn 552 000

Ngoài ra: Kỵ binh chính quy.... 80 000

Kỵ binh không chính quy........ 46 000

Pháo binh............................... 80 000

Tổng cộng....... 758 000

Một vài con số chúng tôi đưa ra có thể tưởng như hơi cao,

nhưng thực tế không phải như vậy. Mặc dầu những tổn thất đã xảy

ra mà chỉ có 96 tiểu đoàn tác chiến của các quân đoàn 3, 4, 5 và 6

phải chịu đựng, con số lính mới đông đảo được gọi nhập ngũ từ

đầu chiến tranh tất phải làm cho số quân tăng lên nhiều nữa,

nhưng chúng tôi đã trừ đi một số rất lớn tân binh bị chết trên

đường về đơn vị. Ngoài ra, về kỵ binh chúng tôi đã tính rất thấp.

Trong số quân kể trên có 8 000 người (một sư đoàn của quân

đoàn 5) đóng ở Cáp-ca-dơ, do đó cần phải trừ số quân đó đi bởi

vì ở đây chúng tôi không bàn đến số quân được sử dụng ở ngoài

châu Âu. Số 750 000 người còn lại, đại để được bố trí như sau:

đóng ở bờ biển Ban-tích, dưới quyền chỉ huy của tướng Xi-véc￾xơ là tập đoàn quân Ban-tích gồm quân đoàn người Phần Lan và

các đơn vị dự bị của vệ binh, tinh binh và quân đoàn 6 - kể cả kỵ

binh và pháo binh có khoảng 135 000 người, nhưng một bộ phận

của tập đoàn quân này gồm những lính mới chưa được huấn

luyện và những tiểu đoàn tổ chức vội vã. Đóng ở Ba Lan và biên

giới Ga-li-xi từ Ca-li-sơ đến Ca-mê-nét-xơ là các đơn vị vệ binh, tinh

24 PH.ĂNG-GHEN 12 CHIẾN TRANH Ở CHÂU ÂU 25

binh, quân đoàn 1, một sư đoàn của quân đoàn 6 và một đơn vị

quân dự bị của tinh binh và quân đoàn 1 - cả thẩy khoảng 235 000

người, kể cả kỵ binh và pháo binh. Đạo quân này là bộ phận ưu

tú nhất của các lực lượng vũ trang Nga; nó bao gồm những đơn

vị tinh nhuệ và những đơn vị dự bị ưu tú. Đóng ở Bét-xa-ra-bi-a

và khoảng giữa sông Đni-e-xtơ-rơ và sông Búc là 2 sư đoàn của

quân đoàn 2 cùng với một đơn vị quân dự bị của chúng - tất cả

chừng 60 000 người. Những đội quân này vốn thuộc tập đoàn

quân miền Tây nhưng sau khi tập đoàn quân Đa-nuýp di chuyển

đến Crưm thì chúng được điều về vị trí cũ của tập đoàn quân Đa￾nuýp. Hiện nay, những đội quân này đang trực diện với quân Áo

ở Các công quốc vùng Đa-nuýp và được đặt dưới quyền chỉ huy

của tướng Pa-nuy-tin. Dùng để phòng thủ Crưm có quân đoàn 3

và quân đoàn 4, một sư đoàn của quân đoàn 5, hai sư đoàn của

quân đoàn 6 và một đơn vị quân dự bị đã chuyển đến đây, ngoài

ra còn có một sư đoàn của quân đoàn 2, một sư đoàn của quân

đoàn 5 còn đang trên đường hành quân; quân số của tất cả những

đội quân ấy, kể cả kỵ binh và pháo binh, gồm ít ra là 170 000

người do Men-si-cốp chỉ huy. Tướng Sê-ô-đa-ép hiện đang tổ

chức một tập đoàn quân dự bị lớn gồm phần còn lại của quân dự

bị và của các binh đoàn mới, đặc biệt là của các quân đoàn 1, 2,

3, 4 và 5. Tập đoàn quân này tập trung ở vùng nội địa nước Nga

và sẽ có khoảng 150 000 người. Tất nhiên, không thể nói được

bộ phận nào của tập đoàn quân này đang trên đường hành quân

về Ba Lan hay phía nam.

Vậy là hồi mùa hè năm ngoái hoàng đế Ni-cô-lai mới có chưa

đầy 500 000 quân ở biên giới phía tây đế chế của ông, từ Phần

Lan đến Crưm, thì nay đã có 600 000 người ở đấy, ngoài ra còn

150 000 quân dự bị được tổ chức tại các vùng nội địa. Tuy nhiên,

so với Áo thì ông ta hiện có ít lực lượng hơn trước đây. Tháng

Tám và tháng Chín năm ngoái ở Ba Lan và Pô-đô-li-a có 270 000

lính Nga, còn ở khu vực sông Prút và sông Đni-e-xtơ-rơ thì bố

trí tập đoàn quân Đa-nuýp gồm khoảng 80 000 người - tập đoàn

quân này đóng giữ ở đây là do sợ người Áo hơn là sợ bất cứ ai

khác.Vì vậy, bấy giờ có thể điều động một đạo quân 350 000

người chống Áo. Hiện giờ, như chúng ta đã thấy ở đây chỉ có

295 000 người tập trung dọc tuyến tiền tiêu của Áo, trong khi đó

Áo đã điều 320 000 quân đối chọi với họ, mà lại còn có thể tung

70000 - 8000 quân đóng ở Bô-hêm và Mô-ra-vi, tăng viện cho

lực lượng này. Thế tương đối yếu về số lượng quân ấy của Nga

hiện thời và sự thiếu tin tưởng vào việc viện binh có thể đến kịp

vào mùa này từ vùng nội địa của một nước và nạn tham nhũng

hoành hành trong toàn bộ ngành hành chính, là những nguyên

nhân hoàn toàn đầy đủ khiến Chính phủ Nga ra sức tranh thủ thời

gian càng nhiều càng hay. Ưu thế về số lượng của kẻ địch cản

trở quân Nga mở những đợt tấn công, mà điều đó có nghĩa là khi

tác chiến ở địa hình trống trải, đặc trưng đối với Ba Lan, và thêm

vào đó giữa hai quân đội lại không có tuyến đường thủy lớn nào

ngăn cách, thì quân Nga ngay trong cuộc đụng độ đầu tiên sẽ

buộc phải rút về những vị trí có thể giữ được. Trong trường hợp

như vậy, điều đó hẳn sẽ dẫn tới việc chia cắt quân đội Nga thành

hai bộ phận mà một bộ phận phải rút về Vác-sa-va, còn một bộ

phận phải rút về Ki-ép, hơn nữa hai bộ phận ấy hẳn sẽ cách nhau

bởi vùng đầm lầy Pô-lê-xi-ê không qua lại được, kéo dài từ sông

Búc (không phải sông Búc ở miền Nam mà là nhánh của sông

Vi-xla) đến sông Đni-e-prơ. Trong tình huống này, nếu như đông

đảo quân Nga không bị xua vào vùng đầm lầy ấy thì quả là một

may mắn đặc biệt, hiếm thấy đối với quân Nga trong những

trường hợp như thế. Vậy là phần lớn miền Nam Ba Lan, Vô-lưn,

Pô-đô-li-a, Bét-xa-ra-bi-a, nghĩa là toàn bộ đất đai từ Vác-sa-va

đến Ki-ép và Khéc-xôn, ắt sẽ bị bỏ lại thậm chí không có một

trận chiến đấu nào. Mặt khác trong điều kiện có ưu thế về số

lượng thì quân đội Nga cũng sẽ có thể dễ dàng đuổi được quân

Áo ra khỏi Ga-li-xi và Môn-đa-vi-a trước khi quân Áo dám mạo

hiểm tiến hành một trận quyết chiến, và chiếm được các con

đường đi sang Hung-ga-ri; kết quả việc này chả khó gì mà không

hình dung thấy. Trong cuộc chiến tranh loại này giữa Áo và Nga,

chiến dịch tấn công thắng lợi đầu tiên quả thực có ý nghĩa cự kỳ

to lớn đối với cả hai bên, và mỗi bên đều gắng đem hết mọi khả

năng để đặt chân đầu tiên trên lãnh thổ đối phương.

Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng chừng nào Áo chưa chống lại

Nga thì, xét theo quan điểm nghệ thuật quân sự, cuộc chiến tranh

hiện nay sẽ không làm cho người ta quan tâm như mọi cuộc chiến

26 PH.ĂNG-GHEN 13 CHIẾN TRANH Ở CHÂU ÂU 27

tranh châu Âu. Thậm chí sự kiện ở Crưm chẳng qua cũng chỉ là

một cuộc chiến tranh lớn trong phạm vi nhỏ. Những cuộc hành

quân dài vô tận của quân Nga, những tai hoạ của quân đồng minh

cho tới nay đã làm giảm số quân của các quân đội tham chiến đến

mức không cho phép tiến hành một trận chiến đấu thực sự lớn

nào. Nếu như mỗi bên chỉ có từ 15 đến 25 nghìn người tham gia

thì sao gọi là trận đánh lớn được. Trên dải đất nhỏ giữa Khéc-xôn

và Bác-si-xa-rai thì có thể tiến hành được những trận đánh có ý

nghĩa chiến lược và thực sự khoa học gì! Ngay cả ở đây nữa dẫu

giao tranh diễn ra như thế nào thì vẫn không bao giờ đủ quân sĩ để

chiếm lĩnh toàn bộ trận tuyến. Cái người ta không làm lại được

chú ý hơn cái người ta làm. Ngoài ra, mọi việc xảy ra đều mang

tính chất giai thoại chứ không phải tính chất lịch sử.

Nếu như hai đạo quân lớn hiện đang đóng đối diện nhau trên

biên giới Ga-li-xi khởi sự thì lại là chuyện khác. Dù ý đồ và năng

lực của các nhà chỉ huy ra sao đi nữa thì bản thân sự đông đảo của

các đội quân và tính chất của địa hình sẽ loại trừ cả cuộc chiến

tranh bề ngoài lẫn sự do dự. Ở đây, sự tập trung nhanh chóng,

những cuộc hành quân cấp tập, mưu trí quân sự và những trận vu

hồi đánh tạt sườn địch bằng những lực lượng lớn, sự thay đổi căn

cứ tác chiến và hướng tác chiến, nói tóm lại, sự cơ động và những

trận đánh quy mô lớn phù hợp với những nguyên tắc đích thực của

nghệ thuật quân sự sẽ trở nên hết sức cần thiết và là lẽ đương

nhiên; trong những điều kiện ấy, vị thống soái bị chi phối bởi những

lý do chính trị hoặc hành động thiếu kiên quyết sẽ không tránh

khỏi làm cho quân đội của mình bị tiêu vong. Cuộc chiến tranh có

quy mô như thế và trên địa hình như thế lập tức mang tính chất

nghiêm trọng và thực sự; chính vì vậy mà cuộc chiến tranh Nga -

Áo nếu nổ ra sẽ trở thành một trong những sự kiện đáng chú ý

nhất sau năm 1815.

Còn như triển vọng ký hoà ước thì hiện nay không rõ ràng

như mấy tuần trước đây. Nếu các nước đồng minh tỏ ra sẵn lòng

kết thúc cuộc chiến với điều kiện duy trì về cơ bản status quo,

thì chiến tranh có thể chấm dứt; nhưng hy vọng đó mỏng manh

biết nhường nào nên không cần phải giải thích cho bạn đọc

của chúng tôi nữa. Thật vậy, vị tất Nga đã chịu chấp nhận những

điều kiện mà Pháp và Anh có thể đưa ra hoặc có thể đồng ý trong

khi một nửa nước Đức, ít ra, là ủng hộ Nga về tinh thần và khi mà

nó đã động viên được những lực lượng lớn với con số đã được

chúng tôi nêu ở trên. Ít có khả năng là tiếp sau một chuỗi hầu như

liên tục những hoà ước có lợi kể từ thời Pi-ốt Đại đế cho đến

Hoà ước A-đri-a-nô-pôn19, lại sẽ có một hiệp ước từ bỏ sự thống

trị ở Hắc Hải vào lúc này khi mà Xê-va-xtô-pôn chưa bị thất thủ và

mới chỉ có một phần ba quân đội Nga được đưa vào hoạt động...

Nhưng nếu như hoà ước không thể được ký kết chừng nào số phận

của Xê-va-xtô-pôn và của cuộc viễn chinh của quân đồng minh

chưa rõ hẳn thì hoà ước lại càng phi hiện thực khi kết cục của chiến

tranh Crưm được quyết định. Nếu Xê-va-xtô-pôn thất thủ thì danh

dự của nước Nga - còn nếu như quân đồng minh bị đánh bại và bị

đuổi ra biển thì danh dự của các nước đồng minh - sẽ không cho

phép ký kết hiệp ước chừng nào chưa đạt được những kết quả quan

trọng hơn. Nếu trong thời gian chuẩn bị hội nghị mà hiệp định đình

chiến được ký kết - chúng tôi dự đoán khả năng này khi được biết

Nga hoàng đã chấp nhận bốn điểm - thì còn có căn cứ để hy vọng là

hoà ước sẽ được ký kết; trong tình hình hiện nay chúng tôi buộc

phải cho rằng một cuộc chiến tranh châu Âu quy mô lớn có nhiều

khả năng xảy ra hơn.

Do Ph.Ăng-ghen viết vào khoảng ngày 29

tháng Giêng 1855

Đã đăng làm xã luận trên tờ "New - York

Daily Tribune" số 4316, ngày 17 tháng Hai

1855

In theo bản đăng trên báo

Nguyên văn là ti ếng Anh In bằng

tiếng Nga lần đầu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!