Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TL on tap CNXH CHƯƠNG XI.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG XI:
VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
I. GIA ĐÌNH, MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI.
1. Khái niệm gia đình.
a. Định nghĩa gia đình.
Với tư cách là một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, gia
đình được hình thành từ rất sớm. Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và duy trì
nòi giống, từ sự cần thiết phải nương tựa vào nhau để sinh tồn, các hình
thức quần tụ giữa nam giới và nữ giới, những hình thức cộng đồng tổ chức
đời sống đã xuất hiện. Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều hình thức gia
đình: Gia đình quần hôn, Gia đình đối ngẫu, Gia đình một vợ, một chồng.
- Gia đình quần hôn: Dựa trên quan hệ tính giao bừa bãi giữa những người
đàn ông và những người đàn bà. Đặc trưng cơ bản của hình thức gia đình
này là kinh tế cộng đồng nguyên thủy chế độ mẫu hệ không có sự áp bức
bất bình đẳng giữa các thành viên, có nhiều thế hệ và đông đúc.
+ Hình thức gia đình đầu tiên trong chế độ quan hôn đó là gia đình huyết
tộc( huyết thống): Cho phép anh chị em ruột là vợ chống của nhau, nhưng
không thừa nhận quan hệ và trách nhiệm giữa ông bà, bố mẹ, con cái.
+ Hình thức gia đình Pu – na – lu – an: Cấm quan hệ giữa anh chị em ruột
là vợ chồng của nhau, cho phép kết hôn giữa một đám thanh niên thị tộc
này với một đám thanh niên thị tộc khác, vợ chồng không gọi nhau là anh
em mà gọi nhau là Pu - na – lu – an. Trong gia đình này thì người phụ nữ
có vai trò trong gia đình, vì do điều kiện kinh tế người phụ nữ là người phải
đi hái lượm một số rau quả nuôi sống qua ngày, thứ hai là người phụ nữ có
thể quan hệ với nhiều người đàn ông khác, con mang họ mẹ - vai trò của
người phụ nữ được nâng cao.
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 1