Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TL on tap CNXH CHƯƠNG X.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG X: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG CNXH
I. BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC, TÍNH CHẤT CỦA TÔN GIÁO
1. Bản chất và nguồn gốc của tôn giáo
Vấn đề tôn giáo chúng ta đã được nghiên cứu trong môn Triết học,
nhưng nếu Triết học Mác – Lênin nghiên cứu vấn đề tôn giáo với tính cách
là một hình thái ý thức XH nói chung thì CNXHKH nghiên cứu vấn đề tín
ngưỡng, tôn giáo như một trong những nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân trong CNXH, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, trước hết là
lĩnh vực chính trị, tinh thần… Như vậy, CNXHKH nghiên cứu vấn đề tín
ngưỡng, tôn giáo chủ yếu dưới góc độ chính trị - xh, trên cơ sở phương
pháp luận triết học Mác – Lênin.
a. Bản chất của tôn giáo
- Chủ nghĩa Mác – Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý
thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách
quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự
nhiên và xã hội đều trở thành thần bí.
Như chúng ta đã biết ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh của XH,
phản ánh tồn tại XH trong một giai đoạn lịch sử nhất định, trong hình thái ý
thức XH có nhiều loại như : quan điểm, tư tưởng, văn hóa, đạo đức, triết
học…Tôn giáo chỉ là một bộ phận ( một yếu tố) trong hình thái ý thức XH.
Nhưng khác với các hình thái ý thức XH khác, tôn giáo là sự phản ánh
xuyên tạc hiện thực khách quan ( tức phản ánh sai lệch, không chính xác
thế giới khách quan).
Chẳng hạn khi giải thích nguồn gốc của thế giới thì Đạo Kitô cho
rằng: Thiên chúa là đấng sáng tao ra vũ trụ, trời đất, muôn vật, trong đó có
con người… Sự giải thích như trên là hoàn toàn sai lầm. Bởi sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, người ta đã chứng minh rằng TG mà
chúng ta đang sống là kết quả phát triển lâu dài của giới tự nhiên và con
người chỉ là một bộ phận, là sản phẩm hoàn thiện nhất của sự phát triển của
tự nhiên.
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 1