Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TL on tap CNXH CHƯƠNG III.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG III:
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
I. KHÁI NIỆM GIAI CẤP CÔNG NHÂN.
1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin
* Sự ra đời của
- Quá trình ra đời và phát triển của GCCN đã được C.Mác và Ph.Ă
trình bày trong tác phẩm “Những nguyên lý của CNCS” (1847) và
đặc biệt là trong tác phẩm “Tuyên ngôn của ĐCS” (1848). Trong
các tác phẩm này Mác- Ăngghen đã chỉ ra rằng GCCN là con đẻ của
một hoàn cảnh lịch sử cụ thể tức là muốn nói tới GCCN cũng là một
hiện tượng xã hội, nó chỉ ra đời và phát triển cùng với nền sản xuất
TBCN. Sự ra đời của nền sản xuất TBCN đã dẫn tới sự ra đời và
phát triển của GCCN. Trước nền sản xuất TBCN thì chỉ có những
người thợ thủ công chứ chưa có GCCN.
Vậy GCCN được hình thành trên những tầng lớp, giai cấp nào?
+ CNTB ra đời, cùng với nền đại công nghiệp ra đời và phát triển,
nó đã thúc đẩy sản xuất phát triển chưa từng có, làm cho năng suất
lao động cao hơn nhiều so với cách làm truyền thống. Nó đã làm
phá sản những người thợ thủ công …Họ đã bị thất bại trong cạnh
tranh ( hàng hóa do họ sản xuất ra không thể cạnh tranh với nền sản
xuất TBCN), họ bị phá sản và trở thành những người thất nghiệp.
Muốn sống họ phải làm thuê cho giai cấp Tư sản và họ trở thành
GCCN.
+ Công nghiệp hóa TBCN trong lĩnh vực nông nghiệp đã đẩy những
người nông dân ra khỏi ruộng đất, họ bị giai cấp Tư sản tước đoạt
mất ruộng đất. Họ cũng trở thành những người thất nghiệp sống
lang thang ở các đô thị, họ cũng phải đi làm thuê cho giai cấp tư sản
và trở thành GCCN.
Do vậy, trong tác phẩm “ Tuyên ngôn của ĐCS” Mác – Ăngghen
đã khẳng định: “ Giai cấp vô sản được tuyển mộ trong tất cả các
tầng lớp của dân cư” nên “ Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 1
vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, giai cấp vô sản trái
lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” .
Tóm lại: GCCN được hình thành cùng với sự ra đời và phát
triển của nền sản xuất TBCN. Cùng với sự phát triển của nền đại
công nghiệp, GCCN ngày càng phát triển về số lượng và chất
lượng.
- C.Mác và P.Ă đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về
GCCN như: GC vô sản, GC lao động, lao động làm thuê… như
những cụm từ đồng nghĩa để biểu thị một khái niệm: GCCN – con
đẻ của nền đại công nghiệp TBCN, giai cấp đại diện cho LLSX tiên
tiến, cho PTSX hiện đại. C.Mác và P.Ă còn dùng nhiều thuật ngữ
hẹp hơn để chỉ các loại công nhân trong các ngành khác nhau như
công nhân nông nghiệp, công nhân công nghiệp… Để chỉ công nhân
trong các giai đoạn khác nhau của công nghiệp, công nhân thủ công,
công nhân công trường thủ công, công nhân hiện đại… Song dù có
nhiều tên gọi khác nhau như thế nào đi nữa thì theo C.Mác và P.Ă
vẫn chỉ có 2 thuộc tính cơ bản nói lên thế nào là GCCN:
Một là, về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó
là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành công cụ
sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội
hóa cao.
C.Mác và P.Ă đã nêu lên tiêu chí này khi 2 ông mô tả quá trình phát
triển của GCCN từ những người thợ thủ công thời Trung Cổ đến
những người thợ trong công trường thủ công và cuối cùng đến
những người công nhân trong công nghiệp hiện đại. Các ông cho
rằng: “ Trong công trường thủ công và trong nghề thủ công, người
công nhân sử dụng công cụ của mình, còn trong công xưởng thì
người công nhân phải phục vụ máy móc”.
Chính điều này để phân biệt GCCN với các tầng lớp lao động khác
Vậy theo các anh chị cái khác căn bản của GCCN với các giai cấp
tầng lớp lao động khác trong lịch sử là gì?
Có 2 điểm khác biệt của GCCN so với các giai cấp tầng lớp lao
động khác trong lịch sử là:
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 2