Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TL on tap CNXH CHƯƠNG IX.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG IX:
VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG CNXH
I. DÂN TỘC VÀ HAI XU HƯỚNG KHÁCH QUAN CỦA SỰ
PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC.
1.Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của dân tộc.
a. Khái niệm dân tộc:
Dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, đa cấp độ và được nghiên
cứu bởi nhiều ngành khoa học khác nhau như sử học, văn hóa, triết
học, nhân chủng học… Hiện nay do nhu cầu giải quyết vấn đề dân
tộc trên TG và ở VN đã có khá nhiều người, nhiều ngành nghiên
cứu và bàn về vấn đề dân tộc.
Dưới giác độ của môn CNXHKH chúng ta nghiên cứu dân tộc
như là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, là kết
quả sự biến đổi các cộng đồng người trong lịch sử .
* Sự hình thành dân tộc:
Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của nhiều hình
thức cộng đồng người khác nhau trong lịch sử ( như thị tộc, bộ lạc,
bộ tôc, dân tộc - tộc người) mà sự biến đổi của các hình thức cộng
đồng người là sự thay đổi của PTSX quyết định.
- Nói dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử
?, vì:
Trước khi có dân tộc đã từng có nhiều hình thức cộng đồng người
khác nhau. Các hình thức cộng đồng người tiền dân tộc này hình
thành, tồn tại và biến đổi theo trình độ từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp.
+ Từ bầy người nguyên thủy con người đã phát triển lên trình độ
cao hơn, biết dùng công cụ bằng đá, cung tên … khi đó tổ chức xh
đầu tiên và cũng là hình thức cộng đồng người đầu tiên ra đời đó là
Thị tộc.
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 1
Thị tộc hình thành trên cơ sở những mối liên hệ huyết thống, đông
từ mấy chục người đến vài trăm người. Ăng ghen chỉ rõ: “ Thị tộc
( trong chừng mục những tài liệu cho phép chúng ta phán đoán) là
một thiết chế chung cho tất cả các dân rã man, cho tận đến khi họ
buớc vào thời đại văn minh và thậm chí còn sau hơn nữa”
+ Từ thị tộc phát triển thành bộ lạc đông tới hàng vạn người. Bộ lạc
hình thành do những thị tộc có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ
hôn nhân liên kết với nhau ( Mỗi bộ lạc bao gồm nhiều thị tộc gốc
gọi là Bào tộc) có cùng lãnh thổ tương đối ổn định.
+ Từ bộ lạc phát triển lên bộ tộc là một bước ngoặt trong hình thức
thay đổi cộng đồng người . Bộ tộc hình thành thoạt đầu từ sự liên
kết nhiều bộ lạc và liên minh bộ lạc trên một vùng lãnh thổ nhất
định. Các thành viên của bộ tộc có quan hệ cộng đồng ngôn ngữ.
+ Dân tộc do một hay thưòng là nhiều bộ tộc phát triển lên. Dân tộc
là cộng đồng người thống nhất, ổn định và bền vững.
- Tại sao nói sự biến đổi của PTSX quyết định sự biến đổi của các
cộng đồng người?
+ Khi LLSX còn ở trình độ rất thấp, sự phân công xh lớn chưa diễn
ra, chưa có sự trao đổi sản phẩm thường xuyên thì những mối liên
hệ thân tộc - huyết thống là những yếu tố tự nhiên và cần thiết đối
với việc củng cố và phát triển hình thức cộng đồng người, là cơ sở
của thị tộc, bộ lạc.
Với việc sử dụng công cụ bằng kim loại , LLSX phát triển lên trình
độ mới dẫn tới sự phân công lao động lớn đầu tiên: đó là sự phân
công lao động giữa trồng trọt và chăn nuôi, nó thúc đẩy LLSX phát
triển nhanh chóng hơn nữa , chế độ tư hữu, sự bất bình đẳng về tài
sản, sự phân chia giai cấp diễn ra trong lòng công xã nguyên thủy và
nó lại thay đổi bằng chế độ có giai cấp. Cùng với sự thay đổi HTKT
- XH nói trên diễn ra sự thay đổi hình thức cộng đồng người tương
ứng bộ tộc thay thế cho thị tộc, bộ lạc. Đó là một quá trình lâu dài
mang tính tự phát.
+ Khi việc trao đổi sp dư thừa trong xh trở thành rộng rãi, nền kinh
tế tự cấp, tự túc được thay thế bằng nền kinh tế hàng hóa tạo nên
tiếng nói, đặc điểm văn hóa chung và một hình thức cộng đồng
người bền vững hơn đó là dân tộc đã ra đời.
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 2