Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu nội dung và phương pháp để rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên ở lớp 3.
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1869

Tìm hiểu nội dung và phương pháp để rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên ở lớp 3.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GD TIỂU HỌC - MẦM NON

------------------

Đề tài:

TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HIỆN CÁC PHÉP

TÍNH CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA SỐ TỰ NHIÊN

Ở LỚP 3

Giáo viên hướng dẫn : Th.S NGUYỄN NAM HẢI

Sinh viên thực hiện : BÙI THỊ YÊN

Lớp : 09STH1

Đà Nẵng,5/2013

2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GD TIỂU HỌC - MẦM NON

------------------

Đề tài:

TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HIỆN CÁC PHÉP

TÍNH CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA SỐ TỰ NHIÊN

Ở LỚP 3

Giáo viên hướng dẫn : Th.S NGUYỄN NAM HẢI

Sinh viên thực hiện : BÙI THỊ YÊN

Lớp : 09STH1

Đà Nẵng,5/2013

3

4

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Tìm hiểu nội dung và phương

pháp để rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên

ở lớp 3”, trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong

khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non đã trang bị cho em những kiến thức quí báu

trong suốt quá trình học tập tại trường. Đây chính là nền tảng quan trọng để em thực

hiện đề tài này.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Nam Hải ,

người đã trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên

cứu để hoàn thành đề tài.

Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn đồng nghiệp luôn

giúp đỡ, cổ vũ nhiệt tình cho em từ những ngày đầu, cùng các thầy cô giáo và các

em học sinh lớp 3/5 và 3/6 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã tạo điều kiện cho

bản thân hoàn thành được đề tài.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013

Sinh viên

Bùi Thị Yên

5

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Đất nước ta đang trên đà phát triển, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Nền kinh tế tri thức đang chiếm ưu thế. Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão.

Vì vậy cần có những con người đáp ứng với thời đại và xu thế đó. Do vậy, đòi hỏi

Giáo dục và đào tạo cần phải đào tạo ra nguồn nhân lực để đáp ứng với nhu cầu

phát triển của đất nước. Nghị quyết TW2 khoá VIII ghi rõ “Muốn tiến hành công

nghiệp hoá thắng lợi phải phát triển Giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn nhân lực

con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bền vững” và cụ thể hơn

để tạo ra những con người có đủ đức và tài phục vụ đất nước Đảng đã thể chế hoá

nghị quyết trên bằng luật giáo dục sửa đổi 2005 trong đó nêu rõ về vấn đề đổi mới

phương pháp “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,

6

chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học,

bồi dưỡng phương pháp tự học ...”.

Như vậy, tư tưởng và mục đích của đổi mới phương pháp dạy học là tích cực

hoá hoạt động học tập của học sinh. Việc dạy và học toán ở Tiểu học cũng đổi mới

theo định hướng đó.

Có thể nói toán học có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Cuộc

sống sinh ra toán học, toán học ra đời để phục vụ cuộc sống. Toán học có tầm quan

trọng vì với tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản

và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn

toán là "chìa khóa" mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần

thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể

thiếu được trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần

giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê hương đất nước.

Trọng tâm và hạt nhân của chương trình toán ở Tiểu học là nội dung Số học.

Trong đó việc thực hiện các phép tính trong số tự nhiên là nội dung cơ bản, quan

trọng trong nội dung số học. Bởi vì, nhiệm vụ trọng yếu của môn toán Tiểu học là

hình thành cho học sinh kĩ năng tính toán – một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc

sống, lao động và học tập của học sinh. Vì vậy giáo viên cần tìm hiểu, nghiên cứu

để dạy tốt cho học sinh bộ môn này.

Thực tế cho thấy việc dạy và học nội dung số tự nhiên không đơn giản với

GV và HS Tiểu học. Đối với HS để nắm được nội dung này một cách hiệu quả thì

các em phải vững kiến thức về số tự nhiên, thực hiện các phép toán trên số tự nhiên.

Còn đối với GV, để đạt được mục tiêu dạy học nội dung này phải nắm bắt được

mức độ hiểu biết của các em về các kiến thức, kĩ năng trên.Nếu HS mất kiến thức

căn bản ngay từ đầu thì sẽ gây khó khăn cho GV và phục vụ cho việc tính toán sau

này.Và cũng không ít GV chưa nắm vững bản chất Toán học của các phép tính số tự

nhiên, việc dạy học số tự nhiên thường mang tính áp đặt bằng cách cho HS thừa

nhận kiến thức trong SGK mà không chú trọng đến tính sáng tạo, kĩ năng tính toán

của các em. GV thường minh họa tính đúng đắn của chúng qua một ví dụ cụ thể hay

một bài toán để rút ra khái niệm, tính chất phép toán của số tự nhiên, còn HS thì tiếp

thu một cách thụ động. Vì vậy việc vận dụng khả năng sáng tạo của các em là rất ít.

7

Xuất phát từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS lớp 3, đây là lứa tuổi tư duy

đang phát triển, khả năng tiếp thu bắt đầu được hình thành. Căn cứ vào nội dung

chương trình SGK đổi mới nhằm đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đổi mới

phương pháp dạy học ở TH. Việc rèn luyện các kĩ năng trên cơ sở phát huy tính tích

cực của học sinh là phù hợp vơi tâm lý lứa tuổi của các em.

Hơn nữa, nhằm giúp cho HS khắc sâu tri thức về khái niệm số tự nhiên, biết

thực hiện thành thạo các phép tính trên số tự nhiên để phục vụ cho việc học toán và

ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Em thấy cần phải tìm hiểu nội dung và

phương pháp rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính trên số tự nhiên ở lớp 3.

Vì những lí do trên, em chọn nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu nội dung và

phương pháp để rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số

tự nhiên ở lớp 3”

2. Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu một số vấn đề lí luận chung về đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu

học.

- Tìm hiểu nội dung và phương pháp rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính

cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên trong SGK Toán 3.

- Dựa vào các cơ sở trên, thiết kế cách giải các bài tập vận dụng kĩ năng thực

hiện 4 phép tính trên số tự nhiên.

- Củng cố, nâng cao kiến thức toán học và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho

bản thân.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu khái niệm về kĩ năng, các yếu tố phát triển kĩ năng của học sinh tiểu

học.

- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về cơ sở toán học của tập số tự nhiên.

- Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các phép tính cộng, trừ, nhân, chia

số tự nhiên trong SGK toán 3 theo chương trình hiện hành.

- Phân tích, tổng hợp rút ra các phương pháp thực hành luyện tập, rèn kĩ năng

tính mang lại hiệu quả cao.

4. Phạm vi nghiên cứu

8

Do những hạn chế về điều kiện khách quan và chủ quan, tôi chỉ nghiên cứu

việc tìm hiểu nội dung và phương pháp để rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính

trên số tự nhiên cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.

5. Đối tượng nghiên cứu

- Nội dung và phương pháp rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ,

nhân, chia số tự nhiên trong SGK lớp 3.

- Học sinh lớp 3.

6. Giả thuyết khoa học

Nếu nắm được nội dung và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực

hoá hoạt động học tập của học sinh trong dạy học sẽ góp phần phát huy năng lực

lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, phát triển tư duy của bản thân học sinh và góp

phần nâng cao chất lượng dạy học.

7. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

+ Nghiên cứu lý luận về cơ sở toán học của số tự nhiên, các phép tính trên

số tự nhiên.

+ Nghiên cứu SGK, Sách giáo viên Toán 3 về số tự nhiên

+ Nghiên cứu tài liệu tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học

+ Nghiên cứu một số tài liệu có liên quan

- Phương pháp điều tra phỏng vấn

+ Trao đổi với giáo viên lớp 3 về nội dung và phương pháp rèn luyện các kĩ

năng thực hiện các phép tính đối với số tự nhiên

+ Ra một bài kiểm tra về nội dung thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân,

chia số tự nhiên cho học sinh lớp 3 ở trường thực tập sư phạm dưới hình thức phiếu

bài tập.

- Phân tích, tổng hợp tài liệu, kết quả phỏng vấn để đề xuất thiết kế bài tập về

số tự nhiên và cách giải các bài tập đó.

8. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, các phụ lục, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3

chương:

9

Chương I: Những vấn đề lí luận chung

Chương II: Nội dung và phương pháp rèn luyện kĩ năng thực hiện các

phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên trong SGK lớp 3

Chương III: Thực nghiệm

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

1.1 CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC HỌC SINH TIỂU HỌC

1.1.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

a. Tri giác:

Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính

không chủ định. Do đó, các em phân biệt các đối tượng còn chưa chính xác, dễ mắc

sai lầm, có khi còn lẫn lộn.

Theo nhà tâm lý học V.A.Cruchetxki thì những bức tranh có màu sắc sặc sỡ

trong sách có ảnh hưởng không tốt đến sự học tập bởi tính cảm xúc ở HS tiểu học

thể hiện rất rõ khi các em tri giác. Tri giác trước hết là những sự vật, những dấu

10

hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho các em những xúc cảm. Vì thế, cái trực

quan, cái rực rỡ, cái sinh động được các em tri giác tốt hơn, dễ gây ấn tượng tích

cực nhanh chóng.

Tri giác không tự bản thân nó phát triển được. Trong quá trình học tập, khi tri

giác trở thành hoạt động có mục đích đặc biệt, trở nên phức tạp và sâu sắc, trở thành

hoạt động có phân tích, có phân hóa hơn thì tri giác sẽ mang tính chất của sự quan

sát có tổ chức. Vai trò của giáo viên tiểu học rất lớn trong quá tŕnh phát triển tri giác

của học sinh tiểu học.

b. Chú ý:

Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, chú ý có chủ định của các em còn yếu, khả năng điều

chỉnh chú ý một cách có ý chí chưa mạnh. Sự chú ý của học sinh đòi hỏi một động cơ

gần thúc đẩy.

Trong lứa tuổi học sinh Tiểu học, chú ý không chủ định được phát triển. Những gì

mang tính mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác thường dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của các

em,. Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học như tranh ảnh, hình vẽ, biểu đồ, mô hình

vật thật, … là điều kiện quan trọng để tổ chức sự chú ý.

Nhu cầu, hứng thú có thể kích thích và duy trì được chú ý không chủ định cho

nên mỗi giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học được hấp dẫn và lý thú . Tuy nhiên,

cần rèn luyện cho học sinh chú ý cả đối với sự vật, hiện tượng, công việc không gây

được chú ý trực tiếp, chưa phải lý thú lắm. K. Đ. Usinxki đã nói ‘Bạn hãy nhớ rằng

trong việc học tập không phải tất cả đều trở thành lý thú, mà nhất định sẽ có những

điều buồn tẻ. Vậy, hãy rèn luyện cho trẻ không chỉ quen làm cái gì mà trẻ hứng thó

mà còn quen làm cả những cái không lý thú nữa…’

Khả năng phát triển của chú ý có chủ định, phát triển tính bền vững, sự tập

trung chú ý của học sinh Tiểu học là rất cao. Bản thân quá trình học tập đòi hỏi các

em phải rèn luyện thường xuyên sự chú ý có chủ định, ý chí.

c. Trí nhớ:

Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở học sinh Tiểu học tương đối

chiếm ưu thế nên trí nhớ trực quan hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ

logic. Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn

và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng. Cho nên cũng dễ hiểu

các em thường học thuộc lòng tài liệu học tập theo đúng từng câu, từng chữ mà

11

không sắp xếp lại, sửa đổi, diễn đạt lại bằng lời lẽ của mình.. Điều này liên quan

đến các nguyên nhân sau:

- Ghi nhớ máy móc thường chiếm ưu thế.

- Học sinh chưa hiểu cụ thể cần phải ghi nhớ những gì, bao lâu; trong khi giáo

viên lại ít quan tâm hướng dẫn các em ghi nhớ theo điểm tựa.

- Ngôn ngữ của các em học sinh lớp 1, 2 còn bị hạn chế, đối với các em việc ghi

nhớ từng câu, từng chữ dễ dàng hơn dùng lời lẽ của mình để diễn tả lại một sự kiện,

hiện tượng nào đó.

- Nhiều học sinh Tiểu học còn chưa biết cách tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa,

chưa biết sử dụng sơ đồ logic và dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết xây

dựng dàn ý tài liệu cần ghi nhớ. Hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định do tính tích

cực học tập của học sinh quy định.

d. Tưởng tượng:

Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng của học sinh

Tiểu học. Tưởng tượng của học sinh Tiểu học được hình thành và phát triển trong

hoạt động học của các em. Tưởng tượng của học sinh Tiểu học đã phát triển hơn và

phong phú hơn so với trẻ em chưa đến trường nhưng vẫn còn tản mạn, ít có tổ chức.

Hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững. Càng về cuối

cấp (lớp 4, lớp 5) tưởng tượng của các em càng gần hiện thực hơn, tính hiện thực

trong tưởng tượng của học sinh gắn liền với sự phát triển của tư duy và ngôn ngữ.

Vì vậy, giáo viên cần chú ý hình thành tưởng tượng cho học sinh thông qua sự

mô tả bằng lời. Ở đây cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ giàu nhạc điệu, chính xác, tình cảm

của giao viên là những phương tiện quan trọng. Cũng cần phải sử dụng đồ dùng dạy

học và tư liệu dạy học sinh động, chẳng hạn phim ảnh, băng hình,… Những loại

phương tiện này có thể mạnh hơn hẳn hình vẽ trong việc diễn tả quá trình động.

e. Tư duy:

Nhà tâm lý học Thụy Sĩ, Ông J.Piaget khẳng định tư duy của trẻ từ 7 đến 10

tuổi về cơ bản còn ở những thao tác cụ thể, mang tính hình tượng bằng cách dựa

vào những đặc điểm trực quan của những đối tượng và hiện tượng cụ thể. Nhờ quá

tŕnh học tập, học sinh Tiểu học dần chuyển từ nhận thức các mặt bên ngoài của các

sự vật, hiện tượng đến nhận thức được những thuộc tính và dấu hiệu bản chất của sự

vật, hiện tượng vào tư duy. Tuy nhiên kỹ năng phân biệt các dấu hiệu và ‘lấy’ ra các

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!