Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu nội dung sách tiếng việt 1 công nghệ giáo dục
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐAI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU NỘI DUNG SÁCH TIẾNG VIỆT 1
CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
GVHD : Th.S Nguyễn Thị Thúy Nga
SVTH : Bùi Thị Thanh Huyền
MSSV : 321011141117
Lớp : 14STH
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2018
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG............................................................................................. 1
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................... 2
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 3
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 4
5.1 Khách thể nghiên cứu...................................................................................... 4
5.2 Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................................... 4
6. Giả thiết khoa học ............................................................................................. 4
7. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 4
8. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 4
8.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết .................................................................. 4
8.2 Phƣơng pháp thống kê, phân loại.................................................................... 4
8.3 Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ................................................................... 4
9. Cấu trúc của đề tài............................................................................................. 4
B. PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ................................................................................ 6
1.1. Một số vấn đề chung về tiếng Việt và nội dung dạy tiếng Việt cho học sinh
lớp 1....................................................................................................................... 6
1.1.1. Một số vấn đề chung về tiếng Việt ............................................................. 6
1.1.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ............................................................................ 6
1.1.1.2. Các đơn vị ngữ âm ................................................................................... 6
1.1.1.3. Cấu tạo âm tiết tiếng Việt......................................................................... 8
1.1.1.4. Hệ thống âm vị tiếng Việt:....................................................................... 9
1.1.1.5. Chức năng của ngôn ngữ trong việc dạy tiếng Việt ở Tiểu học ............ 12
1.1.2. Nội dung dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1.............................................. 12
1.1.2.1. Vị trí của môn Tiếng Việt đối với học sinh lớp 1 .................................. 12
1.1.2.2. Mục tiêu của môn Tiếng Việt đối với học sinh lớp 1 ............................12
1.1.2.3. Nội dung dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 .........................................13
1.2. Một số vấn đề chung về môn Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục (CGD) cho
học sinh lớp 1 ...................................................................................................... 15
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ...........................................................................15
1.2.1.1. Giáo dục..................................................................................................15
1.2.1.2 Chƣơng trình giáo dục.............................................................................16
1.2.1.3. Công nghệ giáo dục................................................................................16
1.2.1.4. Chƣơng trình Công nghệ giáo dục .........................................................18
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tiếng Việt 1 CGD ..........................18
1.2.3. Mục tiêu của Tiếng Việt 1 CGD ...............................................................19
1.2.4. Đối tƣợng của Tiếng Việt 1 CGD .............................................................19
1.3. Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 1..................................................................... 19
Chƣơng 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG SÁCH TIẾNG VIỆT 1 CÔNG NGHỆ GIÁO
DỤC.....................................................................................................................23
2.1. Cấu trúc sách Tiếng Việt 1 CGD ................................................................. 23
2.2. Tiêu chí tìm hiểu nội dung sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục............ 24
2.3. Tìm hiểu nội dung sách Tiếng Việt 1 CGD ................................................. 25
2.4. Điểm khác biệt giữa quy trình dạy Tiếng Việt 1 CGD và quy trình dạy
Tiếng Việt 1 năm 2001........................................................................................ 53
2.4.1. Quy trình dạy Tiếng Việt 1 CGD..............................................................53
2.4.2. Quy trình dạy học Tiếng Việt 1 năm 2001 đến nay ..................................55
2.5. Điểm khác biệt cơ bản giữa nội dung sách Tiếng Việt 1 CGD và sách giáo
khoa Tiếng Việt 1 chƣơng trình năm 2001 đến nay............................................ 56
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY- HỌC TIẾNG
VIỆT 1 CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC....................................................................61
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ............................................................................... 61
3.2 Các biện pháp.......................................................................................... 62
3.2.1. Biện pháp nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho giáo viên .62
3.2.2. Biện pháp tăng cƣờng tính tích cực, chủ động cho học sinh ..............69
3.2.3. Rèn luyện khả năng đọc cho học sinh................................................. 73
3.2.4. Mở rộng vốn từ cho học sinh .............................................................. 77
C. KẾT LUẬN .............................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 85
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. ả 1
Bảng 2.2. ả 1
Bảng 2.3. ả 1
Công ngh giáo d c
Bảng 2.4. ả
1
2
DANH MỤC VIẾT TẮT
CGD: Công nghệ giáo dục
SGK: Sách giáo khoa
HS: Học sinh
GV: Giáo viên
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
N.Mandela đã từng nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà ngƣời ta có thể
sử dụng để thay đổi cả thế giới.” Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo
dục đƣợc xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở
nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Với tiến trình
hội nhập, giáo dục nƣớc ta có sự giao lƣu sâu rộng với các nƣớc trên thế giới
theo tƣ tƣởng “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn
diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân
chủ hoá và hội nhập quốc tế,…”. Trong thời gian qua, giáo dục nƣớc ta đã thực
hiện nhiều cuộc cải cách nhằm đổi mới và hoàn thiện hoạt động giáo dục. Đã có
nhiều công trình đóng góp cho sự phát triển đối với ngành giáo dục nƣớc ta.
Đóng góp cho công cuộc cải cách giáo dục ấy, giáo sƣ Hồ Ngọc Đại đã xây
dựng và cho ra đời chƣơng trình Công nghệ giáo dục, với quan niệm “Hiện đại
hóa nền giáo dục” và “công nghệ hóa quá trình giáo dục”.
Trong chƣơng trình giáo dục tiểu học, môn Tiếng Việt đóng vai trò quan
trọng với nhiệm vụ cung cấp cho học sinh bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và là
nền tảng cho các môn học khác. Các kĩ năng này đƣợc hình thành và phát triển
xuyên suốt các lớp học thông qua nội dung chƣơng trình từng lớp học. Đặc biệt
đối với học sinh lớp 1, việc học đọc, học viết có vị trí quan trọng trong giai đoạn
này.
Với mục đích mà giáo sƣ Hồ Ngọc Đại hƣớng đến, Tiếng Việt theo Công
nghệ Giáo dục là quá trình dạy- học đi theo trình tự phát triển tự nhiên, từ đơn
giản đến phức tạp. Bản chất việc dạy học Tiếng Việt theo Công nghệ giáo dục là
dạy khái niệm khoa học thông qua việc tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh, phát
triển năng lực tối ƣu của từng cá nhân, bao gồm khả năng phân tích, tổng hợp và
mô hình hóa. Học sinh học môn Tiếng Việt theo Công nghệ giáo dục là học cách
làm việc trí óc, học cách học, học cách tự nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả
làm việc của mình.
Tiếng Việt 1- Công nghệ Giáo dục nói riêng và nền công nghệ hóa giáo
dục nói chung với tƣ tƣởng: “Thầy thiết kế- trò thi công” đã góp phần đổi mới
phƣơng pháp dạy học theo hƣớng “lấy học sinh là trung tâm”, nâng cao tính tự
giác, tƣ duy và sáng tạo cho học sinh ngay từ đầu bậc tiểu học. Nhờ đó, thông