Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán chuyên đề về số và chữ số lớp 4, 5.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------
NGUYỄN THỊ SOAN
Tìm hiểu nội dung và phương pháp bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Toán chuyên
đề về số và chữ số lớp 4, 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1
Lời cảm ơn
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “
Tìm hiểu nội dung và phương pháp bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Toán chuyên đề về số và chữ số lớp 4,
5”, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các
thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non đã
trang bị cho em những kiến thức quý báu trong quá
trình học tập tại mái trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng,
đây là nền tảng quan trọng để em thực hiện đề tài này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
thầy giáo Lê Tử Tín, người đã trực tiếp hướng dẫn và
nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu để
hoàn thành đề tài.
Qua đây em cũng gửi lời cảm ơn tới những người
bạn đồng nghiệp luôn giúp đỡ, cổ vũ nhiệt tình cho em
từ những gày đầu, cùng các thầy cô giáo và các em học
sinh lớp 4/6 và 5/3 trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ -
quận Thanh Khê đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề
tài này.
Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm của bản
thân nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì
vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và độc giả để đề tài
hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
7. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................... 5
1.1. Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học.............................................................. 5
1.1.1. Tri giác .................................................................................................... 5
1.1.2. Chú ý ....................................................................................................... 5
1.1.3. Trí nhớ..................................................................................................... 6
1.1.4. Trí tưởng tượng ....................................................................................... 6
1.1.5. Tư duy...................................................................................................... 6
1.1.6 Nhu cầu nhận thức ................................................................................... 7
1.2. Cơ sở toán học............................................................................................ 8
1.2.1. Một số vấn đề dạy học toán ở tiểu học ................................................... 8
1.2.1.1 Đặc điểm tư duy toán học của học sinh tiểu học .................................. 8
1.2.1.2. Một số điểm cần chú ý trong dạy học toán ở tiểu học ......................... 9
1.2.2. Số tự nhiên............................................................................................. 10
1.2.2.1. Khái niệm số tự nhiên ........................................................................ 10
1.2.2.2. Tập hợp số tự nhiên............................................................................ 11
1.2.2.3. Nguyên lí quy nạp và tính sắp thứ tự tốt hệ tiên đề về số tự nhiên.... 13
1.2.2.4. Các phép toán trên N ......................................................................... 16
1. 3. Cơ sở phương pháp luận ......................................................................... 18
1.3.1. Phương pháp trực quan ........................................................................ 18
1.3.2. Phương pháp luyện tập thực hành ........................................................ 20
1.3.3. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề .......................... 22
1.3.4. Phương pháp dạy học theo nhóm.......................................................... 22
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC
SINH GIỎI CHUYÊN ĐỀ VỀ SỐ VÀ CHỮ SỐ LỚP 4, 5 ...................... 24
2.1. Một số kiến thức cơ bản thường được vận dụng trong giải toán về chuyên
đề số và chữ số ................................................................................................ 24
2.1.1. Một số kiến thức về dãy số tự nhiên...................................................... 24
2.1.2. Một số tính chất của các phép tính ....................................................... 25
2.2. Phân loại các dạng toán của chuyên đề về “số và chữ số” ...................... 26
2.3. Các dạng toán của chuyên đề về “số và chữ số”...................................... 27
2.3.1. Dạng 1: Viết số tự nhiên từ những chữ số cho trước............................ 27
2.3.2. Dạng 2: Các bài toán cấu tạo số .......................................................... 30
2.3.3. Dạng 3: Tìm số theo điều kiện cho trước về chữ số ............................. 37
2.3.4. Dạng 4: Các bài toán về xét chữ số tận cùng của số............................ 40
2.4. Các phương pháp thường dùng khi giải toán chuyên đề về số và chữ số 43
2.4.1. Phương pháp thử chọn.......................................................................... 43
2.4.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 43
2.4.1.2. Ứng dụng phương pháp thử chọn để giải toán chuyên đề về số và chữ số .. 44
2.4.2. Phương pháp đại số .............................................................................. 47
2.4.2.1. Khái niệm ........................................................................................... 47
2.4.2.2. Ứng dụng phương pháp đại số để giải toán chuyên đề về số và chữ số .. 48
2.4.3. Phương pháp chia tỷ lệ ......................................................................... 55
2.4.3.1. Khái niệm ........................................................................................... 55
2.4.3.2. Ứng dụng phương pháp chia tỷ lệ để giải toán chuyên đề về số và chữ số.. 55
2.4.4. Phương pháp suy luận logic ................................................................. 58
2.4.4.1. Khái niệm ........................................................................................... 58
2.4.4.2. Ứng dụng phương pháp suy luận để giải toán chuyên đề về số và chữ
số ..................................................................................................................... 60
2.4.5. Phương pháp sơ đồ cây......................................................................... 63
2.4.5.1. Khái niệm ........................................................................................... 63
2.4.5.2. Ứng dụng phương pháp dùng sơ đồ cây để giải toán chuyên đề số và
chữ số .............................................................................................................. 64
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 69
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 69
3.2. Chuẩn bị thực nghiệm.............................................................................. 69
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................... 69
3.2.2. Tiêu chí đánh giá................................................................................... 69
3.3. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 69
3.4. Phương pháp thực nghiệm ....................................................................... 69
3.5. Thời gian và địa điểm thực nghiệm ......................................................... 70
3.6. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 70
3.6.1. Thực nghiệm tại lớp 4/6 trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ ................ 70
3.6.2. Thực nghiệm tại lớp 5/2 trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ ................. 71
3.6.3. Một số bài học rút ra cho bản thân....................................................... 72
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................ 73
1. Một số kết quả đạt được.............................................................................. 73
2. Một số ý kiến đề xuất.................................................................................. 74
3. Hướng nghiên cứu sau đề tài....................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân vì thế
giáo dục Tiểu học có vai trò rất quan trọng đó là nhằm giúp cho học sinh hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân
cách con người Việt Nam XHCN; bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học các bậc học cao hơn.
Với nhiệm vụ quan trọng như vậy, ở Tiểu học học sinh được học tất cả
các môn, trong đó có môn Toán. Toán học với đặc thù của mình góp phần
hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất tư duy, trí tuệ, những
phẩm chất quan trọng của người lao động trong xã hội hiện đại, vì thế môn
Toán có vai trò hết sức quan trọng đặc biệt là đối với bậc Tiểu học. Đồng
thời, học toán, học sinh sẽ có cơ sở để tiếp thu và diễn đạt các môn học khác.
Nắm vững kiến thức toán và luyện tập thành thạo các thao tác, kĩ năng tính
toán, các em sẽ áp dụng vào thao tác tính toán trong hàng ngày.
Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ cao cả của toàn xã hội song
trách nhiệm trực tiếp là những người làm công tác giáo dục. Bởi vậy trong tài
liệu tiếp tục quán triệt Nghị quyết TW II, Bộ giáo dục và đào tạo chỉ rõ “…
trường tiểu học và mỗi giáo viên tiểu học đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi
dưỡng học sinh giỏi”.
Bậc tiểu học là bậc nền tảng, bồi dưỡng học sinh giỏi ở tiểu học là nền
móng cho chiến lược đào tạo người tài của đất nước. Phát hiện và bồi dưỡng
học sinh giỏi ở cấp tiểu học là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Để có được
các thành quả về giáo dục học sinh nói chung hay những thành tích cao của
học sinh giỏi nói riêng, ngay từ cấp tiểu học các nhà trường phải có sự quan
tâm, chú ý từ các buổi học hàng ngày của các khối lớp và tất cả các môn học
trong nhà trường. Việc giáo dục học sinh hàng ngày trên lớp có chất lượng
chính là tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài. Mặt
2
khác nội dung và phương pháp giáo dục đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi
cũng như hình thức tổ chức phải phong phú và phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý học sinh mới đem lại hiệu quả trong giáo dục.
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Hiện nay, trong trường tiểu học, nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán
lớp 4, 5 là một yêu cầu bức súc, trong đó có chuyên đề “Số và chữ số”. Các
bài toán về số và chữ số là những bài toán khó xuất hiện phần lớn ở lớp 4, 5
với nhiều dạng bài khác nhau. Khi giải các bài toán này, học sinh phải biết
vận dụng nhiều kiến thức toán học cơ bản như: phân tích cấu tạo số, các tính
chất và mối quan hệ trong phép tính, dấu hiệu chia hết, tính chẵn - lẻ, các
thuật toán… Chính vì vậy các bài toán về số và chữ số được đánh giá là các
bài toán khó và loại này hầu hết đều xuất hiện trong các kì thi học sinh giỏi
các cấp.
Vì tất cả những lí do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu nội
dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán chuyên đề về số
và chữ số lớp 4, 5”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này tôi nhằm tìm hiểu những vấn đề:
-Tìm hiểu một số vấn đề lí luận chung về đặc điểm tâm lí lứa tuổi học
sinh tiểu học.
- Tìm hiểu nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4, 5
chuyên đề về số và chữ số.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận: đặc điểm tâm sinh lí của học sinh
tiểu học, một số vấn đề dạy học toán ở tiểu học…
- Tìm hiểu nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi toán
chuyên đề “số và chữ số”.
3
- Phân dạng các bài toán học sinh giỏi về chuyên đề số và chữ số. Từ
đó áp dụng thiết kế bài giảng cho dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp
4 theo hướng đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng dạy học toán ở tiểu
học.
- Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
giải toán nâng cao chuyên đề số và chữ số cho học sinh lớp 4, 5.
4. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán chuyên đề
số và chữ số lớp 4, 5
5. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 4, lớp 5 trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ quận Thanh
Khê, thành phố Đà Nẵng.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Nghiên cứu tài liệu tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học.
+ Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên Toán 4, 5 về số và chữ số.
+ Nghiên cứu lí luận về cơ sở toán học của chuyên đề số và chữ số.
+ Và nghiên cứu một số tài liệu có liên quan.
- Phương pháp quan sát, điều tra thực nghiệm: Nhằm đánh giá tình hình
giải toán về số và chữ số lớp 4, 5 bằng hình thức vấn đáp hoặc kiểm tra bằng
giấy.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
7. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm có 3 phần chính:
Phần mở đầu
Phần nội dung:
Chương 1: Cơ sở lí luận
4
Chương 2: Nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên
đề số và chữ số lớp 4, 5.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận
Phần phụ lục
Tài liệu tham khảo