Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu nội dung rèn kĩ năng độc thoại cho học sinh lớp 2 qua phân môn tập làm văn và phân môn kể chuyện.
PREMIUM
Số trang
78
Kích thước
869.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1883

Tìm hiểu nội dung rèn kĩ năng độc thoại cho học sinh lớp 2 qua phân môn tập làm văn và phân môn kể chuyện.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TIỂU HỌC

----------

LÊ THỊ MAI

Tìm hiểu nội dung rèn kĩ năng độc thoại cho

học sinh lớp 2 qua phân môn Tập làm văn và

phân môn Kể chuyện

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM TIỂU HỌC

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Ngôn ngữ là một trong những công cụ giao tiếp quan trọng nhất của loài

người, là điều kiện tồn tại của xã hội. Nó là phương tiện để con người học tập,

giao tiếp và tư duy. Ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ

viết, trong ngôn ngữ nói người ta lại chia lời nói miệng thành: hội thoại và độc

thoại. Nếu như con người sử dụng ngôn ngữ dưới hình thức hội thoại để trò

chuyện, tiếp nhận thông tin, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình…thì hình thức

độc thoại lại được sử dụng khi trình bày, thuyết trình để người nghe hiểu về một

vấn đề nào đó hoặc thuyết phục ai đó tin vào những gì mình nói…Để đạt được

điều đó, con người cần phải có sự chuẩn bị trước về nội dung sẽ nói, có kĩ năng

và cả kinh nghiệm. Như vậy, kĩ năng độc thoại cũng là một trong những kĩ năng

cần thiết đối với sự thành công của mỗi con người. Và nhất là trong xã hội ngày

càng phát triển như hiện nay, chúng ta không chỉ cần những con người có kiến

thức, có phẩm chất đạo đức, có ý tưởng sáng tạo mới lạ, độc đáo mà còn cần ở

họ khả năng trình bày những ý tưởng đó cho mọi người cùng hiểu, thuyết phục

mọi người bằng chính ngôn ngữ của mình.

Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cùng

với các bậc học khác, bậc học này góp phần hình thành nhân cách và cung cấp

tri thức cho những chủ nhân tương lai của đất nước thông qua chương trình các

môn học. Ngoài ra, trong tất cả mọi giờ dạy của các môn học ở những bậc học

khác nhau, giáo viên đều có thể rèn luyện cho học sinh kĩ năng độc thoại. Tuy

nhiên, trong dạy học phân môn Tập làm văn và Kể chuyện của môn Tiếng Việt

ở Tiểu học, giáo viên có nhiều cơ hội hơn để rèn luyện kĩ năng này cho học sinh.

Vì đây là hai phân môn có nhiều bài tập đòi hỏi các em phải trả lời câu hỏi theo

cách nghĩ riêng của bản thân hay kể lại câu chuyện cho thầy cô và các bạn nghe

bằng ngôn ngữ của chính mình. Từ đó, kĩ năng độc thoại của học sinh được hình

thành một cách tự nhiên nhất và giúp các em tự tin khi trả lời câu hỏi của thầy

cô giáo, biết cách trình bày ý kiến của mình trước lớp hoặc biết thuyết phục các

3

bạn đồng ý với ý kiến của mình khi thảo luận nhóm…Bên cạnh đó, thông qua

các hoạt động này, vốn từ, vốn sống của các em ngày càng được tích lũy và mở

rộng. Đây là tiền đề tạo nên sự thành công cho các em trong tương lai. Do đó,

hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng độc thoại là một trong những

nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu nội dung

rèn kĩ năng độc thoại cho học sinh lớp 2 qua phân môn Tập làm văn và phân

môn Kể chuyện” để nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề

Giao tiếp là một trong những kĩ năng cần thiết ở mỗi con người. Chúng ta

không chỉ cần có kĩ năng hội thoại để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với

những người khác mà chúng ta cũng cần có kĩ năng độc thoại để trình bày vấn

đề trước tất cả mọi người. Nhận thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ và giao

tiếp, một số nhà ngôn ngữ học, giáo dục học và các ngành khoa học khác đã có

những công trình nghiên cứu về vấn đề này. Ở đây, chúng tôi điểm qua một số

công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả đi trước để làm cơ sở nghiên cứu

cho đề tài của mình.

Tác giả Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh – “ Rèn luyện kĩ năng sử dụng

Tiếng Việt”, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ giáo viên, năm 1994 đã đưa khái

niệm về độc thoại và đàm thoại cũng như đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể để

người đọc có thể phân biệt được hai hình thức này.

Lê Phương Nga, Nguyễn Trí –“Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng

Việt 2”, NXB Giáo dục, năm 2001 đã đề cập đến các dạng lời nói gồm có lời nói

miệng (khẩu ngữ) và lời viết (bút ngữ). Tương ứng với hai dạng lời nói này, kĩ

năng tập làm văn được chia thành kĩ năng nói và kĩ năng viết. Ngoài ra, tác giả

chia lời nói miệng thành hai dạng là độc thoại và hội thoại. Vì thế, trong phần

“Ứng dụng các dạng lời nói vào dạy học Tập làm văn ở Tiểu học” tác giả có nêu

“ bài làm văn miệng không chỉ có nhiệm vụ chuẩn bị cho bài làm viết mà nó còn

có nhiệm vụ rèn lời độc thoại cho học sinh theo yêu cầu của đầu bài”.

4

PGS.TS. Nguyễn Trí – “ Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo

chương trình mới”, NXB Giáo dục, tháng 4 năm 2009, đưa ra quan điểm “ Dạy

ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong đó dạy cả bốn kĩ năng đọc, viết, nghe, nói

là xu hướng chung trong việc dạy tiếng mẹ đẻ của nhiều nước trên thế giới”. Từ

đó, tác giả nêu lên vấn đề về việc dạy bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học

sinh Tiểu học ở nước ta để các em lấy đó làm công cụ giao tiếp, tư duy. Đồng

thời, tác giả cũng đưa ra khái niệm độc thoại, hội thoại và sự khác nhau của hai

hình thức này để từ đó đi vào tìm hiểu phương pháp dạy hội thoại cho học sinh

Tiểu học.

PGS.TS. Nguyễn Trí - “Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm

giao tiếp ở Tiểu học”, NXB Giáo dục Việt Nam, tháng 9 năm 2009 đã đề cập

đến việc hình thành cho học sinh bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Tương ứng

với mỗi kĩ năng, tác giả lại đưa ra những phương pháp dạy học tích cực nhằm

hình thành cho học sinh các kĩ năng này. Tác giả cũng cho rằng cần phải dạy

cho học sinh cả hai kĩ năng độc thoại và kĩ năng hội thoại trong tiết Tập làm văn

miệng để các em biết trình bày suy nghĩ, nguyện vọng, tham gia các cuộc thảo

luận hoặc sử dụng các nghi thức lời nói để giao tiếp với những người xung

quanh…Tuy nhiên, tác giả đi sâu vào phương pháp dạy hội thoại cho học sinh

Tiểu học theo quan điểm giao tiếp.

Như vậy, các tài liệu trên chủ yếu đưa ra quan điểm về việc hình thành

cho học sinh bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; khái niệm về độc thoại, hội thoại

cũng như những vấn đề cơ bản về dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học mà chưa

có tài liệu nào đi sâu nghiên cứu về độc thoại và xây dựng hệ thống bài tập bổ

trợ nhằm rèn kĩ năng độc thoại cho học sinh. Mặc dù vậy, các công trình nghiên

cứu trên vẫn là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho chúng tôi trong quá trình

tiến hành thực hiện đề tài của mình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nội dung rèn kĩ năng độc thoại cho học sinh lớp 2 qua phân môn Tập làm

văn và Kể chuyện.

5

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu vấn đề rèn kĩ năng

độc thoại có mặt người nghe cho học sinh lớp 2 qua phân môn Tập làm văn và

phân môn Kể chuyện.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Khảo sát hệ thống bài tập có nội dung độc thoại trong phân môn Tập làm

văn và Kể chuyện ở sách giáo khoa Tiếng Việt 2, trên cơ sở đó xây dựng một số

bài tập bổ trợ nhằm rèn luyện kĩ năng độc thoại cho học sinh lớp 2 đạt hiệu quả

cao hơn.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.

- Khảo sát hệ thống bài tập có nội dung độc thoại trong phân môn Tập

làm văn và Kể chuyện ở sách giáo khoa Tiếng Việt 2.

- Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ nhằm rèn luyện kĩ năng độc thoại cho

học sinh lớp 2 đạt hiệu quả cao hơn.

5. Giả thuyết khoa học

Việc khảo sát hệ thống bài tập có nội dung độc thoại (bài tập độc thoại)

trong hai phân môn Tập làm văn và Kể chuyện ở SGK Tiếng Việt 2 có thể giúp

cho giáo viên và sinh viên ngành giáo dục Tiểu học có cái nhìn tổng quát hơn về

hệ thống bài tập này.

Việc xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ nhằm rèn luyện kĩ năng độc thoại

cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tập làm văn và Kể chuyện sẽ giúp các em có

nhiều cơ hội thực hành để củng cố và nâng cao các kĩ năng độc thoại, từ đó vận

dụng tốt vào quá trình học tập và giao tiếp. Ngoài ra, nó còn giúp học sinh tích

lũy, mở rộng vốn từ, vốn kinh nghiệm sống trong giao tiếp và tư duy.

6. Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

6

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu những vấn đề lí luận liên

quan đến đề tài.

- Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê hệ thống bài tập có nội dung

độc thoại trong phân môn Tập làm văn và Kể chuyện ở sách giáo khoa Tiếng

Việt 2, phân loại các bài tập đó thành các kiểu dạng bài theo tiêu chí đề ra.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: so sánh, nhận xét về hệ thống

bài tập độc thoại trong phân môn Tập làm văn và Kể chuyện ở sách giáo khoa

Tiếng Việt 2. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ nhằm rèn luyện kĩ

năng độc thoại cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn.

7. Cấu trúc đề tài

Đề tài gồm có 3 phần:

- Phần mở đầu: Gồm có các tiểu mục sau

1. Lí do chọn đề tài

2. Lịch sử vấn đề

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

5. Giả thuyết khoa học

6. Phương pháp nghiên cứu

- Phần nội dung: Gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Khảo sát hệ thống bài tập độc thoại trong phân môn Tập

làm văn và Kể chuyện ở SGK Tiếng Việt 2

Chương 3: Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ nhằm rèn luyện kĩ

năng độc thoại cho học sinh lớp 2

- Phần kết luận

7

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Khái quát về độc thoại

1.1.1. Khái niệm độc thoại

Theo Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh “ Độc thoại là hình thức nói cho

một hoặc nhiều người nghe mà không có chuyển đổi vai giữa người nói và

người nghe”. [5,193]

Theo Nguyễn Trí “ Độc thoại là lời một người nói với một hay nhiều

người nghe mà không cần lời đáp lại”. [10,143]

Ví dụ

Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng

anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng

xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng

vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các

em…

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…

Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng.

Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng

thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng

phất phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống

khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với

nông trường to lớn, vui tươi.

Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em

vui tết trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những tết

trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em

Theo Thép Mới

(Tiếng Việt 4, tập 1, trang 66)

Ví dụ trên đây là một đoạn độc thoại. Đó là lời anh chiến sĩ trò chuyện với

các em học sinh nhân ngày “Trung thu độc lập” đầu tiên. Đêm trung thu độc lập

đầu tiên, anh chiến sĩ đứng gác, ngắm trăng và trong lòng dạt dào cảm xúc. Anh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!