Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu nội dung giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh tiểu học trong tác phẩm "không gia đình" của héc-tô ma-lô
PREMIUM
Số trang
135
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1178

Tìm hiểu nội dung giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh tiểu học trong tác phẩm "không gia đình" của héc-tô ma-lô

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ LẬP CHO

HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG TÁC PHẨM “KHÔNG GIA ĐÌNH”

CỦA HÉC-TÔ MA-LÔ

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Thúy Nga

Sinh viên thực hiện : Mai Thị Thúy Vy

Lớp : 14STH

Khóa : 2014

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2018

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG..............................................................................................1

A. MỞ ĐẦU...........................................................................................................2

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.....................................................................................2

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU..................................................................................3

3.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...............................................................................5

4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................5

4.1 Khách thể nghiên cứu ......................................................................................5

4.2 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................5

5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .............................................................................5

6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..............................................................................6

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................6

8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................6

8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận .....................................................................6

8.2. Phương pháp thống kê, phân loại ...................................................................6

8.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp ....................................................................6

9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI .........................................................................................6

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................7

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI................7

1.1 Khái quát chung về văn học thiếu nhi ...........................................................7

1.1.1Khái niệm văn học thiếu nhi..........................................................................7

1.1.2Đặc trưng cơ bản của văn học thiếu nhi ........................................................7

1.1.3Văn học thiếu nhi nước ngoài trong chương trình Tiểu học .........................9

1.2 Một số vấn đề chung về giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học.......10

1.2.1 Khái niệm kĩ năng tự lập.............................................................................10

1.2.2 Các kĩ năng tự lập .......................................................................................11

1.2.3 Khái niệm giáo dục kĩ năng tự lập..............................................................14

1.2.4 Giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học ..........................................14

1.2.4.1 Mục tiêu giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học.........................14

1.2.4.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học

..............................................................................................................................15

1.2.4.3 Các kĩ năng tự lập cần giáo dục học sinh Tiểu học .................................15

1.3 Đặc điểm của học sinh Tiểu học....................................................................17

1.3.1 Đặc điểm sinh lí của học sinh Tiểu học......................................................17

1.3.2 Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học.......................................................17

1.4 Tác giả Héc-tô Ma-lô và tác phẩm Không gia đình ......................................18

1.4.1 Tác giả Héc-tô Ma-lô..................................................................................18

1.4.1.1 Đôi nét về cuộc đời..................................................................................18

1.4.1.2 Đôi nét về sự nghiệp ................................................................................19

1.4.2 Tác phẩm Không gia đình...........................................................................19

1.4.2.1 Sơ lược về nội dung tác phẩm .................................................................19

1.4.2.2 Giá trị hiện thực .......................................................................................20

1.4.2.3 Giá trị nhân đạo........................................................................................21

Chương 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ LẬP CHO HỌC

SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA TÁC PHẨM KHÔNG GIA ĐÌNH CỦA

HÉC-TÔ MA-LÔ.................................................................................................22

2.1 Tiêu chí tìm hiểu nội dung tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô......22

2.2 Nội dung giáo dục kĩ năng tự lập giáo dục cho học sinh Tiểu học trong

tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô........................................................23

2.2.1 Kĩ năng về sự tự tin.....................................................................................23

2.2.2 Kĩ năng bày tỏ ý kiến của mình ..................................................................30

2.2.3 Kĩ năng tự quản, tự phục vụ........................................................................43

2.2.4 Kĩ năng tự đưa ra quyết định ......................................................................49

2.2.5 Kĩ năng thay đổi bản thân ...........................................................................57

2.2.6 Kĩ năng đối mặt với khó khăn, thử thách ...................................................65

2.2.7 Kĩ năng về sự kiên trì, nhẫn nại..................................................................74

2.2.8 Ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên..................................................................82

2.2.9 Kĩ năng giúp đỡ người khác .......................................................................90

C. KẾT LUẬN...................................................................................................104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................106

PHẦN PHỤ LỤC...............................................................................................107

1

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Kĩ năng về sự tự tin

Bảng 2: Kĩ năng bày tỏ ý kiến của mình

Bảng 3: Kĩ năng tự quản, tự phục vụ

Bảng 4: Kĩ năng tự đưa ra quyết định

Bảng 5: Kĩ năng thay đổi bản thân

Bảng 6: Kĩ năng đối mặt với khó khăn, thử thách

Bảng 7: Kĩ năng về sự kiên trì, nhẫn nại

Bảng 8: Ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên

Bảng 9: Kĩ năng giúp đỡ người khác

2

A. MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục kĩ năng tự lập cho thế hệ trẻ là việc làm vô cùng quan trọng. Đây là

một vấn đề đã và đang được toàn xã hội quan tâm đặc biệt. Con người tự lập là

người tự tin, độc lập và biết làm chủ bản thân. Trong thời đại hiện nay, để đưa đất

nước phát triển vượt bậc, chúng ta luôn cần một nguồn lực vững vàng, bản lĩnh cả

về trí lẫn tài. Kĩ năng tự lập muốn được xây dựng và phát triển cần phải được bắt

đầu từ khi con bé và đặc biệt là trong giai đoạn còn ngồi trên ghế nhà trường. Ở lứa

tuổi Tiểu học, tâm hồn và tư duy của các em còn non nớt. Do đó, việc giáo dục kĩ

năng tự lập cho các em là hết sức quan trọng.

Có thể nói, các tác phẩm văn học đích thị là phương tiện giúp khám phá vẻ đẹp

tâm hồn mình, xây dựng niềm tin và làm nảy sinh những ước mơ tốt đẹp. Nhiều tác

phẩm văn học trong nước lẫn nước ngoài không chỉ mang nội dung giải trí, nó còn

giúp con người biết tin tưởng vào cái đẹp, cái tốt và đấu tranh với cái ác, cái xấu.

Vì thế, việc lồng ghép giáo dục kĩ năng tự lập vào các tác phẩm văn học góp phần

giáo dục các em một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Nhắc đến các tác phẩm văn học nổi tiếng trên thế giới, không thể không nhắc

đến tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô. Đây là một tiểu thuyết xuất sắc

dành cho cả người lớn và thiếu nhi, được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau và tái

bản nhiều lần. Qua tác phẩm, nhà văn Héc-tô Ma-lô đã vẽ nên bức tranh đầy màu

sắc và âm thanh về cuộc phiêu bạt của cậu bé Rê-mi. Trải qua bao sóng gió cậu bé

đã biết sống tự lập, biết cách đối nhân xử thế và trở thành con người có ích cho xã

hội. Tác phẩm chứa đựng những giá trị giáo dục sâu sắc, trong đó, nó đề cao tình

cảm gia đình, tình thầy trò, tình đồng đội, sự tương trợ giúp đỡ nhau và cách giải

quyết những vấn đề khác nhau trong nhiều hoàn cảnh. Để từ đó hướng con người

đến những ước mơ tốt đẹp, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống bằng chính sức

lao động chân chính. Từ đó, tác phẩm mang đến cho trẻ em những bài học về kĩ

năng tự lập rất hay và có ý nghĩa thực tiễn. Vì thế, tác phẩm có ý nghĩa rất lớn đối

với học sinh Tiểu học và được đưa vào chương trình với lát cắt nhỏ trong Sách

giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, mang tên Lớp học trên đường.

3

Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu nội dung giáo dục kĩ

năng tự lập cho học sinh Tiểu học trong tác phẩm Không gia đình của Héc-tô

Ma-lô” để nghiên cứu.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Về vấn đề giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học

Từ lâu, vấn đề giáo dục kĩ năng tự lập cho trẻ đã trở thành vấn đề được toàn xã

hội quan tâm. Chính vì thế, vấn đề này thu hút không ít công trình nghiên cứu

nhằm hướng đến giáo dục và hình thành những kĩ năng sống cơ bản cho thế hệ

tương lai của đất nước.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình, Giáo trình giáo dục kĩ năng sống, nhà xuất bản

Đại học Sư phạm (2007), đây là công trình nghiên cứu xoay quanh kĩ năng sống và

giáo dục kĩ năng sống. Tác giả đã trình bày khá đầy đủ về lí thuyết kĩ năng sống

nhưng tập trung hơn là nói về đối tượng học sinh trung học cơ sở.

ThS. Lê Ngộ, Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường phổ thông, Chuyên

san Tạp chí Giáo dục số 40 năm 2009. Tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của

việc đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường, khẳng định vai trò trách

nhiệm của nhà trường trong việc kết hợp dạy chữ và dạy người cho học sinh. Bên

cạnh đó, tác giả đã nêu rõ lợi ích của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

thông qua các hoạt động nội, ngoại khóa.

Lưu Thu Thủy, Bài tập rèn luyện kĩ năng sống dành cho học sinh Tiểu học, nhà

xuất bản Giáo dục (2014). Tác giả đã biên soạn bộ sách có nội dung tương đồng

với bộ Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học và hoạt đông ngoài

giờ lên lớp – cấp Tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ở quyển sách này, TS.

Lưu Thu Thủy đã trình bày những kĩ năng sống cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học

sinh Tiểu học. Trong đó, kĩ năng tự lập được tác giả tập trung khai thác ở rất nhiều

khía cạnh cũng như nhấn mạnh việc giáo dục kĩ năng này cho học sinh Tiểu học.

Tony Buổi sáng, Trên đường băng, nhà xuất bản Trẻ, đây là cuốn sách tập hợp

những bài viết được ưa thích trên Facebook của Tony Buổi Sáng (2016). Nhưng

khác với một tập tản văn thông thường, nội dung các bài được chọn lọc có chủ

đích, mang những triết lý có tính thiết thực cao nhằm chuẩn bị về tinh thần, kiến

thức…cho các bạn trẻ vào đời. Sách gồm 3 phần: “Chuẩn bị hành trang”, “Trong

4

phòng chờ sân bay” và “Lên máy bay”, tương ứng với những quá trình một bạn trẻ

phải trải qua trước khi “cất cánh” trên đường băng cuộc đời, bay vào bầu trời cao

rộng. Những bài viết của Tony sinh động, thiết thực, hài hước và xuất phát từ cái

tâm trong sáng của một người đi trước nhiều kinh nghiệm. Anh viết về thái độ với

sự học và kiến thức nói chung, cách ứng phó với những trắc trở thử thách khi đi

làm, cách sống hào sảng nghĩa tình văn minh... truyền cảm hứng cho các bạn trẻ

sống hết mình, trọn vẹn từng phút giây. Tuy đối tượng độc giả chính mà cuốn sách

hướng đến là các bạn trẻ, nhưng độc giả lớn tuổi hơn vẫn có thể đọc sách để hiểu

và có cách hỗ trợ con em mình một cách đúng đắn, chứ không quá bảo bọc con để

rồi tạo ra một thế hệ yếu ớt, không biết tự lập.

Trần Thị Thùy Dung, Khóa luận tốt nghiệp, Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

tiểu học qua tác phẩm Bu-ra-ti-nô và chiếc chìa khóa vàng của tác giả A.Tônxtôi,

nhà xuất bản Đại học Sư phạm Đà Nẵng (2016). Công trình này nghiên cứu tổng

quan về kĩ năng sống, khảo sát và thống kê nội dung, phương pháp giáo dục kĩ

năng sống cho học sinh Tiểu học. Từ việc nghiên cứu các kĩ năng sống có trong tác

phẩm, tác giả đã đưa ra các biện pháp tích cực để áp dụng các kĩ năng này vào

chương trình giáo dục học sinh Tiểu học.

Thông tư sửa đổi 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của

Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT￾BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ở

khoản 2, điều 5 có nêu về việc đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh đã đề

cập đến các năng lực. Đó là: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn

đề.

Về tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô

Như đã trình bày, tiểu thuyết Không gia đình của Héc-tô Ma-lô chứa đựng

những bài học đạo đức và về kĩ năng tự lập vô cùng quý giá. Theo thời gian, tác

phẩm càng khẳng định vị thế của mình vì chính những giá trị giáo dục sâu sắc và

nhân văn đó. Nhờ thế, mà tác phẩm được độc giả và các nhà nghiên cứu trên toàn

thế giới dành sự quan tâm rất lớn.

Hồ Biểu Chánh, Cay đắng mùi đời, nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ (xuất bản

năm 1923 và tái bản 2014). Với cách cảm tác độc đáo trong sự giao lưu văn hóa,

5

tác phẩm này, nhà văn Hồ Biểu Chánh đã nghiên cứu và phỏng theo một số tác

phẩm nổi tiếng phương Tây, trong đó có tiểu thuyết Không gia đình của Héc-tô

Ma-lô.

Trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đã có bài viết khái lược về nội dung

cùng giá trị của tác phẩm. Bài viết cung cấp cho người đọc một số thông tin sơ

giản về cuốn tiểu thuyết Không gia đình như nội dung tác phẩm, các nhân vật

chính, những nhận định chung, các bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết này,...

Như vậy, có thể nói, rất nhiều tác giả và các công trình nghiên cứu về kĩ năng tự

lập cũng như tiểu thuyết Không gia đình của Héc-tô Ma-lô. Tuy nhiên, việc giáo

dục kĩ năng tự lập trong tác phẩm này vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ

thống. Vì vậy, đề tài này đóng góp một phần nhỏ trong việc tìm hiểu các nội dung

giáo dục kĩ năng tự lập trong tác phẩm Không gia đình để tạo cơ sở cho thực tiễn

giáo dục học sinh Tiểu học. Những tài liệu nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham

khảo bổ ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.

3.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu nội dung giáo dục kĩ năng tự lập trong tác phẩm Không gia đình của

nhà văn Héc-tô Ma-lô, trên cơ sở đó, giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu

học.

4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4.1 Khách thể nghiên cứu

Nội dung giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học trong tác phẩm Không

gia đình của Héc-tô Ma-lô.

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học thông qua tác phẩm Không gia

đình của Héc-tô Ma-lô.

5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Các tác phẩm văn học thiếu nhi luôn gần gũi, thân thuộc và có sức ảnh hưởng

lớn đến học sinh Tiểu học. Đặc biệt, đối với những nhân vật mà các em yêu thích,

các em sẽ lấy hình mẫu các nhân vật đó làm gương để học hỏi theo. Vì vậy, giáo

6

dục kĩ năng tự lập qua tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô sẽ giúp cho việc

giáo dục kĩ năng tự lập đạt hiệu quả cao hơn.

6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu những vấn đề chung liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài.

- Tìm hiểu một số nội dung giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học trong

tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô.

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô.

8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

Đọc và nghiên cứu tác phẩm Không gia đình và một số tài liệu về việc giáo dục

kĩ năng tự lập cho học sinh nói chung, đặc biệt là học sinh tiểu học nói riêng để

làm nguồn thao khảo cho cơ sở lí luận của đề tài.

8.2. Phương pháp thống kê, phân loại

Phương pháp này được sử dụng để thống kê, phân loại các nội dung giáo dục kĩ

năng tự lập trong tác phẩm Không gia đình. Trên cơ sở đó, chúng tôi phân tích và

nhận xét từng nội dung kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học có trong tác phẩm.

8.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Chúng tôi áp dụng phương pháp này cho toàn bộ bài nghiên cứu để phân tích và

làm rõ những nội dung giáo dục kĩ năng tự lập có trong tác phẩm, từ đó tìm ra ý

nghĩa của mỗi nội dung để giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học.

9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì đề tài gồm có 2 chương:

Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.

Chương 2: Tìm hiểu nội dung giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh tiểu học

trong tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô.

Phần kết luận.

7

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Khái quát chung về văn học thiếu nhi

1.1.1 Khái niệm văn học thiếu nhi

Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, văn học thiếu nhi “Theo nghĩa

hẹp, gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu

nhi” [7;353] và “Theo nghiã rộng: gồm những tác phẩm văn học thông thường

(cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi” [7;354].

Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam văn học thiếu nhi quan niệm tường

tận và chi tiết hơn. Khái niệm văn học thiếu nhi được nhận diện ở nhiều góc độ:

chủ thể sáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác, đối tượng tiếp nhận…

Mọi tác phẩm được mọi nhà sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm

hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và đôi khi

cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, một đồ vật, một cái cây… Tác

giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em mà cũng là các nhà văn thuộc

mọi lứa tuổi.

Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc. Bởi vì các em đã tìm thấy trong

đó cách nghĩ cách cảm cùng những hành động gần gũi với cách nghĩ cách cảm và

cách hành động của chính các em, hơn thế, các em còn tìm được ở trong đó một lời

nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý

nhị, bổ ích… trong quá trình hoàn thiện tính cách của mình.

Như vậy, văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung tâm

hoặc là thiếu nhi, hoặc là người lớn, hoặc là con người, hoặc là thế giới tự nhiên…

nhưng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc với vốn trải

nghiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê và có tác dụng hoàn thiện đạo đức,

tâm hồn cho trẻ.

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của văn học thiếu nhi

Tác phẩm dành cho thiếu nhi luôn trong sáng, hồn nhiên và dễ hiểu. Đặc điểm

này xuất phát từ bản chất ngây ngô, ngộ nghĩnh của trẻ con. Khi chưa bước sang

tuổi trưởng thành, con người chưa bị áp lực của miếng cơm, manh áo cũng như

những ràng buộc xã hội khác làm tha hoá, đấy là lúc đời sống tinh thần tự nhiên,

lành mạnh nhất. Dù chúng ta có cố tình nhét vào đầu trẻ em hàng trăm thứ mà

người lớn chúng ta có được, thì muôn đời trẻ em vẫn cứ là trẻ em. Hồn nhiên, vô

8

tư, trong sáng là đặc điểm ổn định trong mọi chuyển biến của lứa tuổi, bởi vì đây là

lứa tuổi còn say mê chơi đùa, nhu cầu vui chơi giải trí xuyên thấm trong mọi hành

vi, hoạt động của chúng. Khi nào mất đi đặc điểm ấy trẻ em không còn là trẻ em

nữa. Một tác phẩm văn học bỏ qua đặc điểm này tự nó xa lạ với trẻ em.

Vui đùa, giải trí là phương tiện quan trọng để trẻ em giữ được bản chất hồn

nhiên, vô tư, trong sáng, hơn nữa nó không làm cho các nội dung phức tạp của đời

sống quá ngưỡng tiếp nhận của trẻ em. Muốn thế, người sáng tác phải biết pha trò

dí dỏm trong cấu trúc hình tượng, tình huống, ngôn ngữ… M. Gorki nói nhiều về

chức năng giáo dục của văn học xô viết, nhưng rốt cuộc ông cũng phải thừa nhận

vui cười, thú vị là một nét căn bản của văn học cho thiếu nhi. “Về mặt sư phạm mà

nói, cái khuynh hướng đó như một phương tiện, như một sự bảo đảm chống đối lại

tính chất nguy hiểm làm cho trẻ con khô khan bởi tính nghiêm nghị…”[6; 58].

Một nét đặc trưng của tâm lý trẻ thơ là rất giàu mơ mộng, tưởng tượng, liên

tưởng… Do vậy, một trong những tiêu chuẩn của tác phẩm văn học thiếu nhi là

phải sáng tạo ra một thế giới mới khác với thế giới thực để hấp dẫn các em. Nhìn

dưới góc độ này thì các tác phẩm kinh điển của văn học thiếu nhi là Dế mèn phiêu

lưu ký (Tô Hoài), Hai vạn dặm dưới biển (Duy-lơ Véc-nơ)… rõ ràng đối tượng

viết không chỉ là chính bản thân trẻ em mà còn là thế giới loài vật, là thế giới người

lớn… nhưng được các em thích thú tìm hiểu. Nhưng dù ở đâu, thế giới hay Việt

Nam; ở thời kỳ nào, cổ đại, trung đại hay hiện đại thì người ta vẫn rất chú ý tới

phẩm chất của một tác phẩm văn học thiếu nhi, thể hiện ở tính giáo dục và tính

nhận thức.

Một trong những nét tính cách trẻ mới lớn là bắt chước người lớn. Do vậy văn

học thiếu nhi ở đâu cũng thế, thời nào cũng thế là luôn sáng tạo ra những hình

tượng mang tính tấm gương. Đó không chỉ là hình tượng con người mà có thể là

hình tượng thiên nhiên, loài vật… nhưng chuyển tải được bài học làm người về

cách rèn luyện, cách ứng xử…Điều này lại quy định văn học thiếu nhi cũng rất đa

dạng về thể loại, là văn xuôi, là thơ, là kịch, là cổ tích, thần thoại, và nhất là ngụ

ngôn… Cho nên văn học thiếu nhi cũng cực kỳ phong phú, đâu có khó chọn, khó

tìm…

Trẻ em nào cũng thơ mộng và lãng mạn. Ngây thơ, ngộ nghĩnh, dễ yêu thương,

dễ hờn dỗi, hay mộng mị, buồn vui là thơ mộng. Đôi mắt trẻ thơ là khoảng trời

xanh, áng mây trắng đi vào mắt chúng là cả một ảo giác về tương lai. Trăm năm

của một đời người, khoảnh khắc tuổi thơ là cõi lãng mạn mênh mông nhất. Phương

diện tâm lý này trở thành đặc điểm thẩm mỹ quan trọng của văn học cho thiếu nhi.

9

Hiện thực đối với trẻ em là những gì đang có, rất nghèo nàn, chỉ là những gì trẻ

nhìn thấy xung quanh góc sân hay khoảng trời, con đường hay mái trường chúng

đang học tập. Quan hệ xã hội có khi chỉ là những cấm đoán làm cho chúng thấy

luôn bị tù túng. Đó là lý do mà văn học thiếu nhi cần trở thành một thế giới khác,

lãng mạn hơn, thơ mộng hơn, là thế giới của những ảo tưởng. Nhiệm vụ của một

nền văn học lành mạnh là phải dọn đường cho trẻ em thênh thang bước tới tương

lai. Chúng phải được nhìn thấy ánh sáng nhiều hơn bóng tối, cái đáng yêu nhiều

hơn đáng ghét, cái vui vẻ nhiều hơn những buồn phiền.

Sở dĩ các tác phẩm truyện viết cho trẻ em lôi cuốn, hấp dẫn, có sức cảm hóa lạ

lùng, mạnh mẽ được các em là vì luôn lấp lánh chất thơ, chất truyện. Chất thơ giúp

trẻ em sau khi được nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện, gấp sách lại vẫn thấy bao

nhiêu điều kì diệu, “bám chặt” lấy tâm hồn, tình cảm và chắp cánh cho những ước

mơ, khát vọng của tuổi thơ. Chất truyện trong thơ cũng là một trong những yếu tố

tạo nên hình tượng cảm xúc trong thơ. Mỗi bài thơ viết cho trẻ thơ gần như là một

trong yếu tố tạo nên hình tượng cảm xúc trong thơ. Mỗi bài thơ viết cho trẻ gần

như một mẩu truyện hoặc chứa đầy yếu tố truyện. Điều đó khiến cho các em dễ

hiểu, dễ cảm nhận và thuộc lòng những vần thơ.

Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho

trẻ.Văn học thiếu nhi như một nguời bạn đồng hành cùng trẻ thơ, cung cấp cho trẻ

thơ một vốn từ ngữ khổng lồ, đặc biệt là những từ ngữ nghệ thuật. Khi trẻ thường

xuyên tiếp xúc với các tác phẩm văn học thiếu nhi, vốn từ ngữ của các em phong

phú và sống động hơn. Các em tự hình thành cho mình khả năng diễn đạt một vấn

đề một cách mạch lạc, giàu hình ảnh và biểu cảm bởi đã được học cách diễn đạt

sinh động ấy trong tác phẩm. Đối với trẻ mầm non, sự phát triển ngôn ngữ ấy qua

hoạt động bắt chước lời nói, việc làm của các nhân vật hoặc những cách diễn đạt

trong tác phẩm. Chính quá trình trẻ được nghe, được kể diễn cảm truyện, thơ và

được trực tiếp tham gia vào hoạt động đọc, kể lại truyện thơ sẽ giúp trẻ tích lũy và

phát triển thêm nhiều từ mới. Điều này giúp giáo viên có thể dễ dàng hơn trong

việc rèn luyện khả năng biểu cảm trong ngôn ngữ nói, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ

đối thoại với trẻ.

1.1.3 Văn học thiếu nhi nước ngoài trong chương trình Tiểu học

Trong chương trình dạy Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, các tác phẩm thuộc bộ phận

văn học nước ngoài được đưa vào chương trình với trên dưới 100 tác phẩm. Các

tác phẩm này bao gồm nhiều thể loại như truyện dân gian (truyện thần thoại, truyện

cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười,…) và những câu chuyện viết về các danh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!