Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Dự án Xây Dựng ngoài khơi tại Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Công Nghiệp Dầu khí là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn
của nền kinh tế Việt Nam. Đây là ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước và có
đóng góp không nhỏ trong việc thu ngoại tệ về cho quốc gia. Do đó mà hoạt
động khai thác Dầu Khí đang được Đảng và Nhà Nước ta quan tâm, chú trọng
để đẩy mạnh. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp này, bảo hiểm
dầu khí cũng ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình. Nó
giúp cho các nhà thầu thanh thản hơn khi thực hiện dự án, các nhà đầu tư yên
tâm hơn với số vốn mình bỏ ra. Bảo hiểm dầu khí đã trở thành một yếu tố
không thể thiếu trong mỗi dự án thăm dò và khai thác Dầu khí. Nhận thức
được điều đó, với tư cách là một sinh viên nghiên cứu và học tập trong lĩnh
vực Bảo Hiểm và sau khoảng thời gian thực tập tại Tổng Công Ty Cổ Phần
Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam, em quyết định chọn đề tài “Thực trạng triển
khai nghiệp vụ bảo hiểm Dự án Xây Dựng ngoài khơi tại Tổng Công Ty Cổ
Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở những kiến thức đã được học, em muốn nghiên cứu về thực
trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Dự án Xây Dựng ngoài khơi tại Tổng
Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam, để từ đó có thể đề xuất một
số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ này tại PVI trong thời
gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng là những lý luận về bảo hiểm Dự án Xây Dựng ngoài khơi và
thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này cũng như những kiến nghị và
giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm Dự án Xây Dựng ngoài khơi tại PVI.
Vũ Thị Giang Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 47A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phạm vi nghiên cứu là nghiệp vụ bảo hiểm Dự án Xây Dựng ngoài khơi
tại Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam trong những năm
gần đây.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh và phân tích.
Kết cấu khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về bảo hiểm dự án Xây Dựng ngoài khơi trong
ngành dầu khí.
Chương II: Thực trạng triển khai bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại tổng
công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp phát triển bảo hiểm Dự án Xây Dựng
ngoài khơi tại PVI.
Dù đã rất cố gắng, song do thời gian nghiên cứu và thực tập còn ngắn,
hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế trong khi đây lại là một nghiệp vụ bảo
hiểm khá phức tạp, nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Do đó,
em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo và các anh
chị để giúp em có thể hoàn thành khoá luận tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Định và các
anh chị trong ban Năng Lượng tại Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí
Việt Nam đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Vũ Thị Giang Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 47A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I: Tổng quan về bảo hiểm dự án Xây Dựng
ngoài khơi trong ngành dầu khí.
I. Giới thiệu chung về bảo hiểm dầu khí.
Ngành Công Nghiệp Dầu Khí là một trong những ngành sôi động nhất
trên thế giới. Hiện nay, ngành Dầu Khí là một trong những ngành chủ lực của
Việt Nam, là ngành xuất khẩu hàng đầu của đất nước (hơn 3 tỷ USD/ 1 năm).
Hầu như toàn bộ trữ lượng dầu khí của nước ta đều nằm trong thềm lục địa.
Trên phần diện tích thềm lục địa có chiều sâu nước đến 200m đã phát hiện ra
trữ lượng dầu khoảng 540 triệu tấn và 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng tiềm năng dự
báo khoảng 900 đến 1200 tỷ m3 dầu và 2100 đến 2800 tỷ m3 khí. Như vậy,
trữ lượng tiềm năng tập trung chủ yếu ở các vùng nước sâu. Dự báo đến năm
2010, Việt Nam có thể khai thác 30 đến 32 triệu tấn dầu quy đổi. Nhờ có
nguồn dầu khí khai thác được chúng ta có thể phát triển các ngành công
nghiệp điện lực, hoá chất (phân bón và hoá dầu) với quy mô lớn. Như vậy
việc thăm dò và khai thác Dầu Khí ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
sự phát triển kinh tế của đất nước. Ngành công nghiệp Dầu Khí có những vai
trò chủ yếu sau đây:
- Là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, có đóng góp lớn vào
tổng thu nhập quốc dân. (GDP).
- Góp phần làm giảm sự thâm hụt cán thương mại vì ngành công nghiệp
dầu khí cung cấp các sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.
- Tạo công ăn, việc làm và tăng thu nhập cho rất nhiều người dân lao
động. Ngành dầu khí thu hút rất nhiều lao động, đặc biệt là các lao động trẻ.
- Là ngành công nghiệp thu hút ngoại tệ về cho đất nước thông qua hoạt
động xuất khẩu các sản phẩm của ngành.
Vũ Thị Giang Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 47A