Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thực hành quyền công tố trong tạm giữ, tạm giam theo luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN BẢO NGỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Kim Oanh
Học viên: Nguyễn Bảo Ngọc
Lớp: Cao học Luật, khóa 26
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn luật học “Thực hành quyền công tố trong tạm
giữ, tạm giam theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi, không hề sao chép từ luận văn của tác giả khác. Kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa từng công bố tại bất kỳ công trình khoa học nào. Tác
giả chịu trách nhiệm danh dự về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả
Nguyễn Bảo Ngọc
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật Hình sự
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự
CQĐT : Cơ quan điều tra
KSV : Kiểm sát viên
VKS : Viện kiểm sát
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG
TỐ TRONG TẠM GIỮ, TẠM GIAM...................................................................7
1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố trong tạm giữ, tạm giam..................7
1.1.1. Khái niệm quyền công tố và thực hành quyền công tố..............................7
1.1.2. Khái niệm tạm giữ, tạm giam..................................................................10
1.2. Nội dung thực hành quyền công tố trong tạm giữ, tạm giam ..................14
1.3. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển quy định của pháp luật tố
tụng hình sự về thực hành quyền công tố trong tạm giữ, tạm giam...............16
1.3.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố trong
tạm giữ, tạm giam trước khi có BLTTHS năm 1998 .........................................16
1.3.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố trong
tạm giữ, tạm giam từ khi có BLTTHS năm 1998 đến trước năm 2003..............18
1.3.3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố trong
tạm giữ, tạm giam theo BLTTHS năm 2003......................................................20
1.4. Thực hành quyền công tố trong tạm giữ, tạm giam theo pháp luật của
một số nƣớc trên thế giới...................................................................................21
Kết luận Chƣơng 1 ................................................................................................26
CHƢƠNG 2. THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG TẠM GIỮ, TẠM
GIAM THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIẾN
ÁP DỤNG...............................................................................................................27
2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về thực hành quyền công tố trong tạm
giữ........................................................................................................................27
2.1.1. Phê chuẩn, không phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ.................................27
2.1.2. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp tạm giữ ................................................29
2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về thực hành quyền công tố trong tạm
giam.....................................................................................................................30
2.2.1. Phê chuẩn, không phê chuẩn việc tạm giam ...........................................30
2.2.2. Phê chuẩn, không phê chuẩn gia hạn tạm giam để điều tra....................32
2.2.3. Hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp tạm giam..............................................34
2.2.4. Quyết định tạm giam để truy tố...............................................................36
2.3. Thực tiễn thực hành quyền công tố trong tạm giữ, tạm giam .................37
2.3.1. Thực tiễn chung ......................................................................................37
2.3.2. Thực tiễn công tác thực hành quyền công tố trong tạm giữ....................39
2.3.3. Thực tiễn công tác thực hành quyền công tố trong tạm giam .................42
2.4. Nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại trong thực tiễn hoạt động thực
hành quyền công tố trong tạm giữ, tạm giam ..................................................49
Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................53
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH QUYỀN
CÔNG TỐ TRONG TẠM GIỮ, TẠM GIAM ....................................................54
3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố trong tạm giữ, tạm
giam.....................................................................................................................54
3.1.1. Nhu cầu cải cách tư pháp .......................................................................54
3.1.2. Nhu cầu khắc phục vướng mắc thực hiện áp dụng pháp luật..................56
3.1.3. Nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm..............................................59
3.2. Giải pháp .....................................................................................................60
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật ..............................................................................60
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức Viện Kiểm sát...........................................................63
3.2.3. Các giải pháp khác .................................................................................67
Kết luật Chƣơng 3 .................................................................................................70
KẾT LUẬN............................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề tạm giữ, tạm giam là vấn đề liên quan mật thiết đến quyền con người,
quyền công dân, là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và đề cao. Viện
kiểm sát nhân dân với chức năng, nhiệm vụ của mình có vai trò chủ động trong việc
bảo vệ, bảo đảm pháp luật được tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh. Trước yêu cầu
ngày càng cao của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, Đảng và Nhà nước
liên tục yêu cầu Viện kiểm sát phải tăng cường trách nhiệm công tố, được thể hiện
trong các văn kiện của Đảng. Cụ thể, Chỉ thị số 53/CT-TW ngày 21/3/2000 của Bộ
Chính trị xác định: “Tăng cường trách nhiệm pháp lý của Vỉện kiểm sát nhân dân
đối với công tác bắt, giam, giữ. Việc bắt, giam phải được xem xét, phê chuẩn đối
với từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể đối với trường hợp bắt, giam cũng được
hoặc không bắt, giam cũng đuợc thì không bắt giam. Sai sót trong việc giam, giữ ở
địa phương nào thì trước hết Viện kiểm sát nhân dân ở địa phương đó phải chịu
trách nhiệm”. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một
số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới nêu rõ: “Tăng cường
công tác kiểm sát việc bắt giam, giữ đảm bảo đúng pháp luật; những trường hợp
chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt tạm giữ,
tạm giam; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong việc bắt, tạm giữ
tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình”; Nghị quyết số 49-
NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến luợc cải cách tư pháp đến năm
2020 nêu rõ nhiệm vụ cần đổi mới biện pháp tạm giam với ba nội dung quan trọng
là: “Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với
một số loại tội phạm; thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp
dụng biện pháp tạm giam”.
Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp là chức năng của
Viện kiểm sát nhân dân hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan điểm về khái
niệm quyền công tố, chưa có sự phân định rõ ràng giữa chức năng công tố và chức
năng kiểm sát. Do đó, chất lượng thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vẫn
chưa ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân còn để xảy ra
tình trạng bắt, tạm giữ, tạm giam người không đúng quy định của pháp luật, vi
phạm quyền tự do dân chủ của công dân.