Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THỊ NGỌC DIỆP
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG
GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG
GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS.Võ Thị Kim Oanh
Học viên: Hoàng Thị Ngọc Diệp
Lớp: Cao học Luật Khánh Hòa – Khóa 2
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học thực sự
của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ luật học Võ Thị
Kim Oanh. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu
trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả
Hoàng Thị Ngọc Diệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật hình sự
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
CQĐT Cơ quan điều tra
HĐXX Hội đồng xét xử
KSV Kiểm sát viên
TAND Tòa án nhân dân
TTHS Tố tụng hình sự
VKS Viện kiểm sát
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ..............................5
1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự...................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm quyền công tố và thực hành quyền công tố........................ 5
1.2. Đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự .....................................................................................................14
1.3. Thực hành quyền công tố theo quy định pháp luật của một số nƣớc trên
thế giới .....................................................................................................16
1.3.1. Khái quát việc tổ chức thực hành quyền công tố ở một số nước theo
truyền thống luật lục địa.............................................................................. 16
1.3.2. Khái quát việc tổ chức thực hành quyền công tố ở một số nước theo
truyền thống luật án lệ................................................................................. 18
1.3.3. Khái quát việc tổ chức thực hành quyền công tố ở một số nước Châu Á
................................................................................................................ 19
Kết luận Chƣơng 1 ......................................................................................................... 22
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ
ÁN HÌNH SỰ................................................................................................................... 23
2.1. Quy định pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ giai đoạn 1945 đến trƣớc năm 1988
................................................................................................................23
2.2. Quy định pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ năm 1988 đến trƣớc năm 2003 .....26
2.3. Quy định pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
................................................................................................................28
2.4. Quy định pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
................................................................................................................32
Kết luận Chƣơng 2 ......................................................................................................... 34
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI
ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI
ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ...................................................... 35
3.1. Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự .....................................................................................................35
3.1.1. Việc thực hiện các quy định của luật tố tụng hình sự về thực hành quyền
công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự....................................... 35
3.1.2. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình thực hành
quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.............................. 42
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .....................................................................54
3.2.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự ............................................................................. 54
3.2.2. Giải pháp về pháp luật................................................................ 58
3.2.3. Các giải pháp khác..................................................................... 60
Kết luận Chƣơng 3 ......................................................................................................... 65
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách tư pháp là yêu cầu cấp thiết của Đảng, Nhà nước ta hiện nay, nhằm
mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam là Nhà nước
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo. Một trong những nhiệm
vụ trọng tâm của công cuộc cải cách tư pháp là nâng cao chất lượng hoạt động của
các cơ quan tư pháp, trong đó việc nâng cao chất lượng hoạt động của Viện kiểm sát
nhân dân các cấp được Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị
về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới xác định: “Viện
kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện
ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ
lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội… Nâng cao chất lượng
công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư,
người bào chữa và người tham gia tố tụng khác”.
Theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Bộ luật Tố tụng
hình sự, Viện kiểm sát vừa được giao trách nhiệm thực hành quyền công tố, vừa
thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra vụ
án hình sự, nhằm bảo đảm việc khởi tố, điều tra có căn cứ và hợp pháp, không làm
oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, góp phần bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
Đến Nghị quyết 49-NQ/TW, ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nhấn mạnh: “Sớm hoàn thiện hệ thống pháp
luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp với mục tiêu của chiến lược xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và
tố tụng tư pháp… Đổi việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền
hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng
bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại
các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”.
Thể chế đường lối của Đảng, Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định:
“Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố
tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc
khởi tố. điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,
không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội”. Với quy định
có tính nguyên tắc như vậy đã xác định Viện kiểm sát có vai trò xuyên suốt và rất