Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 9 pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
290
11. Thư Doussain gởi cho Descourvières 8-6-1787 (BEFEO, 1912, t. 19).
Quân Nguyễn Huệ vào vây thành Quy Nhơn, đắp núi đất đặt đại bác bắn đổ vào.
Nhạc kêu khóc ở đền thờ cha mẹ rồi kêu Đặng Văn Chân ở Gia Định về tiếp cứu.
Chân đem binh về đến Tiên Châu (Phú Yên) thì bị đánh tan, chính mình phải đầu
Huệ làm tỳ tướng
1
. Hai ba lần giáp công, Huệ cũng bị mất đến nửa số quân và phải
lấy thêm lính Thuận Hoá, bắt những kẻ vừa đủ 15 tuổi
2
.
Nhạc phải lên mặt thành, khóc kêu gọi tình anh em ruột thịt cho Huệ giải vây.
Tinh thần ăn đều chia đủ của anh em họ thật cũng đáng khen, nhưng đã đem lại tai
hại không nhỏ cho triều đại. Trần Văn Kỷ của Nguyễn Huệ bèn lấy Bến Ván làm địa
giới ngăn cách đất của Bắc Bình vương và Thái Đức Hoàng đế. Còn “chú Bảy” thì
được đất Gia Định với tước Đông Định vương
3
.
Cuộc chiến này thực là một kinh ngạc lớn cho dân chúng thời bấy giờ
4
. Uy danh
của gia đình Tây Sơn bị hạ xuống, người ta trông ngóng về một ông Chủng nào đó
mà người ta chỉ biết là kẻ còn sót lại của triều đại vừa trị vì. Theo lời đồn thì người
Hồng Mao sẽ đem Nguyễn Ánh trở về ngôi vị cũ. Chứng cớ rõ ràng là từ năm vừa
qua có mấy chiếc tàu ngoại quốc đi dọc theo bờ biển Nam Hà, lăng xăng dò đường
nước nông sâu, ghé vào cửa Thi Nại, rồi khi gặp thuyền buồm Tây Sơn cản lại thì nổ
súng. Rõ ràng lắm là tiếng đại bác vọng lại từ bờ biển. Thế lực ông Chủng mạnh như
vậy nên, cũng vẫn theo lời đồn, vua Trời bị ông em quý thúc đánh thái quá đã phái
người xin với ông trả lại ngôi báu mà tên bà con họ ngoại này đã chiếm đoạt. Tiếng
đồn chỉ dựa trên một sự thực là các tàu De Castries, La Dryade, Le Pandour lảng
vảng ngoài bờ biển Nam Hà để dò xét tình hình xem có tiện cho một cuộc can thiệp
không, thế mà gặp dịp lại được dân chúng thổi phồng lên tạo ra một dư luận mong
ngóng về một vị cứu tinh nơi xa, trong lúc vị này đang bị giam lỏng và chăm chắm
thoát khỏi thành phố Vọng Các.
Trong đám binh tướng Tây Sơn có kẻ ngả theo phe này hay phe khác, nên ngoài
chiến tranh giáp công chính thức, Nhạc và Huệ còn lo thanh toán nội bộ. Có hai
trường hợp điển hình: Nguyễn Văn Duệ, tướng Nhạc ở vùng Huệ và Nguyễn Đăng
Vân, con nuôi Huệ ở vùng Nhạc.
Nguyễn Văn Duệ vốn được Huệ cho giữ Nghệ An để kìm chế Nguyễn Hữu
Chỉnh. Chỉnh ra Bắc đuổi Trịnh Bồng, được thư Duệ hẹn cùng đánh vào, bèn sắp 10
lượng 10 tấm đoạn xúi Duệ mưu chiếm Nghệ An. Việc Duệ làm loạn này cũng là do
mưu kế của Nguyễn Huỳnh Đức, người bị Huệ bắt sau trận Đồng Tuyên (1783) được
cho làm tướng cùng giữ Nghệ An với Duệ mà lòng cứ đồ mưu về chúa cũ
5
. Việc bị
Vũ Văn Nhậm phát giác. Đức xúi Duệ đem quân theo ngả Thượng Lào về Quy Nhơn
và lãnh quân đi trước. Nửa đường Đức bày tỏ ý thật và dụ Duệ theo mình đi tìm
Nguyễn Ánh. Nghe Duệ tức giận “thằng này định bán ta đây”, Đức tính chuyện
không êm trốn thẳng qua Xiêm. Còn Duệ xuống Quy Nhơn.
Được Duệ về giúp, Nguyễn Nhạc lên tinh thần, tưởng có thể phục thù mối nhục
kêu khóc năm ngoái. Tháng 3-1788, Duệ kéo quân ra Quảng Nam, nơi “biên giới
Chăm”. Không được may mắn như năm 1775, Duệ bị quân Phú Xuân đánh tan, thân
phải bị bắt cho voi giầy, đầu bêu ở thành Hội An6
. Nhạc hoàn toàn tuyệt vọng không
còn sức gượng dậy nữa.
291
Câu chuyện thanh toán nội bộ cũng xảy ra ở Quy Nhơn: Nguyễn Thung hẳn là
một nạn nhân của cuộc xung đột ruột thịt bất ngờ đó. Một nạn nhân khác may mắn
hơn vì ở mãi tận Gia Định. Vẫn biết Gia Định của Nguyễn Lữ nhưng vụ Đặng Văn
Chân cho ta thấy Lữ theo phe Nhạc. Sử quan nhà Nguyễn chép rằng Nguyễn Đăng
Vân là con nuôi của Huệ vượt bể qua hàng ở Vọng Các mùa thu 1787 vì thấy rõ Tây
Sơn là “bạn nghịch”7
. Nguyên cớ viện ra để được nhận hàng không đáng kể cũng như
câu chuyện về hết mệnh đế vương do Nguyễn Văn Trương bịa ra để hàng vậy. Chúng
ta phải lưu ý rằng Nguyễn Đăng Vân là con nuôi yêu quý của Huệ đang ở trong vùng
Nhạc và thời gian vượt bể sang hàng là ngay sau khi chiến tranh nồi da xáo thịt xẩy
ra ở Quy Nhơn. Đăng Vân tất đã trải qua những dao động mà Nguyễn Văn Duệ đã
gặp. Duệ không nghe lời Huỳnh Đức, nhưng Nguyễn Đăng Vân ở một vùng đầy vết
tích của Nguyễn Ánh trong lúc con đường về Bắc mịt mù tất phải hướng về Vọng
Các. Gió mùa không những chỉ chở quân đi chinh phục mà còn trỏ đường cho tướng
trốn chạy nữa vậy.
Nhưng không phải chỉ có vài chuyện đó xảy ra là thanh toán xong mối hiềm
nghi của tướng và các phụ tá giữa hai miền. Chúng ta thấy người nắm giữ Tả quân
của Huệ ở Đồng Hới là Vũ Văn Nhậm lại là con rể của Thái Đức. Mọi người đương
thời rõ ràng thấy Nhậm ở vào thế khó xử, dù muốn tỏ lòng trung thành với Huệ cũng
vẫn bị gán cho ý nghĩ “trông về bên trong” (Quy Nhơn). Nguyễn Huệ cũng nghĩ vậy.
Tuy nhiên, vốn là một tay có thủ đoạn, Huệ vẫn dùng, dùng mà nghi ngờ. Đến khi
trao quyền lớn cho Nhậm đem quân hỏi “tội” Nguyễn Hữu Chỉnh, Huệ mới cần phải
lo đề phòng biến loạn, khỏi như ông anh ông trước kia đã không lo đề phòng ông.
Cho nên, ông dặn nhỏ Ngô Văn Sở “Điều lo của ta không phải tại Bắc Hà mà là tại
Nhậm vậy”8
. Cái thế quân tướng hoài nghi như vậy làm cho Nguyễn Ánh sẽ có một
viên tướng tài giỏi chờ đón ở Long Xuyên và cũng để có dịp cho một kẻ chăn trâu
leo lên chức Đại tướng quân: Nguyễn Văn Trương.
May mắn cho Nguyễn Ánh hơn nữa là việc chia ba đất nước đã giúp Ánh ngăn
cách với kẻ thù nguy hiểm nhất của ông, Nguyễn Huệ, bằng một giải đất của ông vua
già Nguyễn Nhạc “ham dật lạc, cầu tạm bợ yên ổn, không tính lo về sau”9
. Thực vậy,
Nguyễn Nhạc bị em vây đánh phải khóc mới được hoà, tinh thần suy đốn, không có
một phản ứng nào khi Nguyễn Ánh về chiếm Gia Định, bỏ mặc cho Phạm Văn Sâm
là một viên tướng tài, trung thành, lo toan đến thế cùng lực kiệt, hàng rồi mà vẫn tính
chuyện mưu với Nguyễn Huệ phản Nguyễn Ánh. Nguyễn Huệ cũng không thể làm gì
hơn. Như người đồng thời nhận xét: “Ông tập họp quân lính, hoặc để đánh anh, hoặc
để đánh ông vua chính thức và có lẽ cả hai mục đích (vì ông không thể đánh ông vua
mà không bước qua đất của anh ông”10. Nhưng như ta đã nói, hoặc tình anh em ruột
thịt đã không cho phép ông làm như vậy. Phải đợi đến con ông, tình thân đã cách xa
hơn một ít và tình thế cũng bức ngặt đến nơi, họ mới chiếm Quy Nhơn để trực tiếp
đối diện với Nguyễn Ánh. Nhưng bây giờ thì chậm mất rồi. Trở lại thời phân làm ba
của Tây Sơn, “Gia Định đơn nhược yếu ớt”11 dưới quyền Nguyễn Lữ là một cơ hội
tốt cho Nguyễn Ánh và bọn bầy tôi lưu vong. Họ lục tục trở về.
_____________________________________________
1. Ta gặp lại tên Chân ở Bắc Hà, sớm nhất sau vụ này là lúc Tôn Sĩ Nghị sang, Ngô Văn Sở rút đi
sai Đặng Văn Chân đem thuỷ quân về trước. Các trận sau này Chân cũng chỉ huy thuỷ quân.