Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 6 doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
186
không thể bảo đảm cho tác chiến cơ động của một quân đội lớn. Ngoài tuyến và trục
cung cấp (hệ thống kho tàng lương thực, đạn dược...) nằm trong toàn phạm vi chiến
lược, Nguyễn Huệ còn tổ chức một đoàn thuyền vận tải. Theo Ba-ri-di, thì trong trận
Thi Nại năm 1801, thủy quân Tây Sơn có đến một nghìn sáu trăm thuyền buồm vận
tải. Nhiệm vụ đánh chiếm các kho tàng lương thực của địch được nâng lên rất cao,
bảo đảm việc tiếp tế tại chỗ. Tổ chức đó đã đáp ứng được nhu cầu bảo đảm cho các
cuộc hành binh chiến dịch, chiến lược.
Tổ chức của quân đội Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của nhà quân sự thiên tài
Nguyễn Huệ rất thích hợp với các điều kiện tiến hành chiến tranh chống nhiều kẻ
địch khác nhau có nhiều chỗ mạnh chỗ yếu khác nhau, và đáp ứng với mọi yêu cầu
của nghệ thuật quân sự cận đại.
Nguyễn Huệ không những đã xây dựng nên các quân binh chủng, không ngừng
tăng thêm sức mạnh và hoàn thiện các quân binh chủng đó, mà điều đặc biệt quan
trọng hơn, là đã biết phối hợp đúng đắn nhất việc sử dụng những quân, binh chủng
đó.
CHỈ HUY TÁC CHIẾN - NGHỆ THUẬT CHIẾN LƯỢC.
Trong toàn bộ thời gian nội chiến và chống bọn xâm lược nước ngoài, Nguyễn
Huệ giữ vai trò quyết định trong quân đội Tây Sơn, và trở nên một vĩ nhân quân sự
có uy danh vào bậc nhất. Ông là người tổ chức và thực hành một cách hoàn toàn
thắng lợi những cuộc chiến đấu gay go, ác liệt và những chiến dịch quy mô lớn, đưa
nghệ thuật quân sự nước ta lên một địa vị cao, có ưu thế so với nghệ thuật quân sự
của nhiều tập đoàn phong kiến trong nước và ngoài nước thời bấy giờ.
Thành công trong chỉ đạo chiến lược của Nguyễn Huệ thể hiện ở chỗ ông đã
đánh giá đúng đắn lực lượng quân sự hai bên, vận dụng thật linh hoạt các hình thức
cơ động chiến lược, luôn luôn gây bất ngờ cho địch bằng cách sử dụng linh hoạt các
quân chủng và chọn hướng tiến công chủ yếu khác nhau, tiến công vào các mục tiêu
chiến lược khác nhau. Trong trận tiến công giải phóng Gia Định lần thứ nhất,
Nguyễn Huệ đã dùng thủy quân tiến công chủ yếu vào Gia Định, nhằm mục tiêu
chính là đạo quân chủ lực Lý Tài, đồng thời dùng bộ binh tiến công trên hướng Bình
Thuận - Trấn Biên. Lần giải phóng thứ hai, Nguyễn Huệ dùng đội thuyền chiến mạnh
đánh vào Gia Định, nhằm mục tiêu tiến quân là thủy quân nhà Nguyễn. Trong trận
tiến công này, đội dự bị chiến lược thủy quân của Nguyễn Huệ đã đóng vai trò quyết
định tiêu diệt chủ lực của thủy quân Nguyễn.
Trong thời kỳ quân Xiêm xâm lược, tính chất của chiến tranh đã thay đổi, sự chỉ
đạo chiến lược của Nguyễn huệ càng thêm sắc bén. Mục đích chiến lược đề ra rất
kiên quyết, kế hoạch chiến lược căn cứ trên khả năng thực tế được đánh giá chính
xác hơn, biểu lộ một quyết tâm rất lớn của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. Khi
Nguyễn Ánh rước quân Xiêm về thì bộ mặt bán nước của hắn lộ rõ, một bộ phận lực
lượng chính trị - xã hội trước đây vẫn ủng hộ hắn, bây giờ dần dần chuyển sang vị trí
mới, ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn. Nguyễn Huệ đã tranh thủ được sự ủng hộ đó, nên
sự so sánh lực lượng nghiêng hơn về phía nghĩa quân. Đó là nguyên nhân chủ yếu tạo
nên khả năng thắng lợi mau chóng, triệt để hơn cho nghĩa quân Tây Sơn. Và đó cũng
là sự chỉ đạo đúng đắn và tài tình của Nguyễn Huệ. Đối thủ của quân đội Tây Sơn sử
187
dụng thủy quân làm lực lượng tiến công chủ yếu, tập trung tiêu diệt nhanh chóng các
bộ phận nhỏ, phân tán của quân đội Tây Sơn, đánh đến đâu, củng cố đến đó, sau
cùng, tiến tới tổng công kích Gia Định. Để đối phó lại, trong chỉ đạo chiến lược,
Nguyễn Huệ càng trở nên linh hoạt, tài tình hơn và đã đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn
của kẻ thù.
Thành công đó, trước hết là do Nguyễn Huệ đã kết hợp chặt chẽ giữa chiến lược
kìm chân tích cực và chuyển sang chiến lược phản công mãnh liệt, mà mấu chốt là
nắm đúng thời cơ để chuyển sang phản công. Tác chiến kìm chân lần này của quân
đội Tây Sơn ở miền Gia Định tích cực ở chỗ biết tập trung lực lược để đánh trả. Tuy
lực lượng có hạn, nhưng cuộc đánh trả của Trương Văn Đa cũng đã có tác dụng tiêu
hao địch, buộc địch không thể tiến nhanh, khiến chủ lực từ Qui Nhơn có thể tiến vào
chiến đấu trong những điều kiện có lợi trên một mức độ nhất định. Cũng trong trận
quyết chiến chiến lược này, sự phối hợp giữa đánh chặn của bộ binh và tiến công của
thủy quân đã có sự nhất trí, khiến cho có thể tập trung toàn bộ thủy quân để chiến
đấu. Thủy quân Tây Sơn tuy về số lượng kém thủy quân Xiêm, nhưng nhờ sử dụng
một cách tài tình nên đã chiến thắng thật gọn gàng. Chiến thắng oanh liệt quân xâm
lược Xiêm đã nâng rất cao uy tín của quân đội Tây Sơn đồng thời cũng chứng minh
thêm nghệ thuật chỉ huy điêu luyện của anh hùng Nguyễn Huệ.
Sang thời kỳ chuyển hướng chiến lược lên phía Bắc, quân đội Tây Sơn có trước
mặt họ một quân đội lớn mạnh về số lượng, một quân đội có một lịch sử xây dựng và
chiến đấu lâu dài, lại lập trung bố trí trên một hình thái chiến lược có lợi hơn quân
Nguyễn trước đây, tức là chỉ đối phó trên một mặt. Nhưng quân đội Tây Sơn lúc đó
cũng đã lớn mạnh, bao gồm nhiều binh chủng, số lượng được tăng cường, trang bị
được cải tiến, và vẫn giữ ưu thế tuyệt đối về mặt tinh thần.
Để tác chiến trên các chiến trường Phú Xuân, Bắc Hà, Nguyễn Huệ đã dùng
phương pháp tập trung lực lượng, mở những chiến dịch quy mô lớn, có sự hiệp đồng
chặt chẽ của nhiều quân chủng, tiến hành trên một không gian lớn và trong một thời
gian đã quy định, để giáng những đòn quyết định tiêu diệt địch, giải phóng đất đai.
Đó là một bước phát triền mới trong nghệ thuật chiến lược của Nguyễn Huệ. Kế
hoạch chiến lược của Nguyễn Huệ được thực hiện bằng hai chiến dịch tiến công lớn
đễ tiêu diệt quân đội Trịnh. Khi quân đội Thanh sang xâm lược, thì kế hoạch chiến
lược lại được thực hiện bằng một cuộc quyết chiến chiến lược vĩ đại.
Nguyễn Huệ rất chú trọng việc chọn thời cơ chiến lược thích đáng và phát huy
tác dụng của bất ngờ. Chiến dịch giải phóng Phú Xuân tiến hành vào lúc quân Trịnh
chưa chuẩn bị đối phó với quân Tây Sơn. Chiến dịch giải phóng Thăng Long diệt -
nhà Trinh đã được tiến hành bằng sự tranh thủ thời gian, vượt bỏ mọi khu vực đất đai
rộng lớn, đưa chiến tranh đến cửa ngõ và trái tim của chế độ nhà Trịnh, vượt quá sức
tưởng tượng của vua, chúa, tướng, quân đối phương. Chiến dịch đại phá quân Thanh
bắt đầu bằng một cuộc hành quân thần tốc trên một chặng đường dài, tranh thủ tiến
công tiêu diệt địch trước khi địch tiếp tục tiến công, đánh vào lúc và nơi mà địch
không ngờ tới, khiến Tôn Sĩ Nghị không kịp trở tay.
Các chiến dịch này đều là những chiến dịch có lục quân và thủy quân tham gia,
và sự chỉ đạo của Nguyễn Huệ linh hoạt ở chỗ trao nhiệm vụ cho các quân chủng.
Nguyễn Huệ rất chú trọng đến tác dụng của thủy quân, nhưng vẫn căn cứ vào đối