Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 13 docx
MIỄN PHÍ
Số trang
28
Kích thước
352.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1531

Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 13 docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

391

trong thành kiến đến phải mắc tội “bội phản” mà chết, Nguyễn Nhạc ôm lấy thành

Chà Bàn chờ Nguyễn Ánh mạnh lên.

Nhưng những người đang hành động, tiêu cực hay tích cực cũng đều là biểu

hiện cho những khuynh hướng, trào lưu hiện hành. Cho nên họ phải chịu sự huỷ diệt

- cụ thể là sự huỷ diệt thân xác - để cho trào lưu kia tan biến hình thức đề kháng

mạnh mẽ nhất. Bởi vậy Tây Sơn đã cố tình truy nã đến tận cùng ông Hoàng còn sót

lại của dòng họ Nguyễn. Nguyễn Ánh dùng voi xé xác Quang Toản, Bùi Thị Xuân...

Lịch sử 32 năm chấm dứt phân tranh, lịch sử thống nhất trong chiến tranh khôngphải

chỉ gồm những chém giết, hằn thù cá nhân. Tôi trung nhà Nguyễn có thể hậm hực vì

“nguỵ tặc”, cũng như người có tinh thần chống đối phải than khóc giùm cho cơ

nghiệp Nguyễn Huệ

1

. Nhưng vượt bỏ tính cách phù du giai đoạn của cuộc sống từng

thế hệ, người ta phải thấy có một sự nối tiếp xảy ra trong lịch sử giữa những người

trước, sau, cho dù là thù địch cũng vậy.

Chiến tranh hối thúc lịch sử. Thế mà lịch sử phân tranh trong xã hội Đại Việt đã

có dấu hiệu báo trước từ đầu thế kỷ XVI. Triều đại Lê Thánh Tông (1460-1497) qua

đi là xuôi hẳn thời thịnh vượng. Có người đã muốn tìm nguyên nhân trong sự kiệt lực

của đất đai đồng bằng Nhĩ Hà2

. Nhưng lịch sử Việt Nam không chỉ xoay quanh đồng

bằng miền Bắc cho nên vấn đề có lẽ phức tạp hơn nhiều. Để giải quyết sinh sống,

người nông dân Việt khai triển đất đai với tính cách chiếm đoạt. Những đồn điền đặt

ra dưới triều Thánh Tông là lợi khí mở đường về Nam. Song kỹ thuật không đổi mới

tiến bộ thì địa phương càng dễ độc lập với trung ương, nhất là khi trung ương lại có

những yếu tố phân ly sẵn. Cho nên, Trịnh dẹp được Mạc rồi, chấm dứt cuộc phân

tranh Lê - Mạc mà không ngăn được Nguyễn Hoàng hùng cứ phương Nam.

Nhưng đất mới cũng đem lại yếu tố văn hoá, kỹ thuật làm nên sức mạnh cho

triều đại ly khai. Sau này chúng ta thấy Tây Sơn, Nguyễn Ánh có quân Chàm,

Thượng, Miên giúp sức, nhưng J. Koffler đã chỉ rõ từ trước rằng đội quân Chàm của

dân bản thổ là một cột trụ của Nam Hà giữ quân Bắc không vượt qua được sông

Gianh. Nếu chỉ có bấy nhiêu thay đổi thì phân tranh vẫn chỉ hoàn phân tranh. Quan

trọng hơn là việc đám người bản thổ Việt hoá và đám người Việt thu nhận ảnh hưởng

bản thổ tạo thành một lớp người mới uyển chuyển hơn. Đất đai màu mỡ vì vừa quen

với kỹ thuật khai thác tỉ mỉ ở miền Bắc đưa vào, tạo nên sự trù phú, thịnh vượng. Ấy

vậy mà càng đi về xa xuống Nam mối liên lạc địa phương với chánh quyền trung

ương càng lỏng lẻo, ngay cả đối với chánh quyền Nam Hà. Những con sông ăn sâu

vào trong núi, những khoảng núi chạy dài ra biển ấp ủ, che giấu những âm mưu

khuynh đảo.

____________________________________

1. Đại diện cho thái độ đầu là Hoàng Quang (Hoài nam khúc), các bề tôi nhà Nguyễn, đại diện cho

thái độ sau là một số người chịu ảnh hưởng trào lưu dân chủ, cách mạng ngày nay. Không đâu

vẽ rõ sự xung đột của những ý kiến chủ quan của sử gia bằng ở quyển Hoàng Lê nhất thống chí:

Ngô Thì Chí hiểu chữ “nhất thống” theo với nghĩa gồm một về vua Lê nên cùng với Ngô Du hết

sức ca tụng Nguyễn Huệ, Du càng tăng độ ca tụng khi Tây Sơn thịnh. Thế mà tác giả viết các hồi

sau chót lại cố lái chữ nhất thống về phía Nguyễn nên gọi “nguỵ Tây” đối chọi với “quan quân”

2. Đào Duy Anh - Việt Nam lịch sử giáo trình, Thời kỳ tự chủ, quyển hạ, Liên khu IV xuất bản,

1950. trang 25, 26, chú số 1.

392

Thế rồi ảnh hưởng Tây phương đến. Chúng ta biết thương nghiệp mang lại giá

trị mới cho những sản phẩm địa phương. Nam Hà có đất cho nông dân cày cấy thì

cũng có rừng rú cho người ta lấy ngà voi, sừng tê, trầm hương, kỳ nam chuyển ra

ngoài. Từ đó Nam Hà có truyền thống đón nhận ảnh hưởng từ ngoài vào. Joan da

Cruz có tên gắn liền với địa danh Phường Đúc ở Huế trong khi những con bù nhìn

giả lính Bồ đứng trên luỹ Trấn Ninh đe doạ quân Trịnh.

Tất cả tạo nên một hoàn cảnh sôi sục trong phát triển ở Nam Hà. Địa phương và

trung ương trông chừng nhau ở cả hai bên sông Gianh, nhưng sức mạnh địa phương

miền Bắc đã yếu thế nhiều vì quá khứ 10 thế kỷ kết tập chung sống. Cho nên, biến cố

có tên là Tây Sơn lại nổ bùng ra ở Nam Hà và đủ sức mạnh để đảo lộn tất cả: chiến

tranh 32 năm chỉ là cái gút để tóm thâu kết quả của mấy trăm năm gầm gừ phân

tranh, mấy trăm năm biến đổi dần dà trong xã hội Đại Việt.

Cuối đường của mối loạn tiền kẽm gặp gỡ rối loạn trong triều Nguyễn chúa dưới

quyền phụ chính Trương Phúc Loan là điều kiện tức khắc cho anh em Tây Sơn lộ

diện. Họ tụ tập dưới cờ quân Thượng, quân phản Thanh phục Minh, đám nông dân

nghèo đói, bất mãn sưu thuế, quan lại triều đình, sĩ phu, tướng lãnh không đất dụng

võ. Nói rằng Nam Hà dưới quyền chúa Nguyễn vừa yếu vừa mạnh thực là mâu thuẫn.

Nhưng đúng vậy bởi vì đã có những tiềm lực chưa dùng đến, còn đang kết thành. Tây

Sơn đã nung chín những sức mạnh đó để làm lợi cho mình. Cho nên, cứ lúc tiến lúc

thoái, họ đánh tan được nhà Nguyễn rồi ào ạt ra Bắc.

Ở đây phải nhắc lại tính cách đồng nhất trên những đường nét phát triển chính

trị của xã hội Đại Việt trong phân tranh. Trên tột đỉnh cơ cấu quyền bính, Tây Sơn và

bầy tôi Lê Trịnh xưng hô với nhau như người của hai nước riêng biệt, một điều “quý

quốc” hai điều “quý quốc”, nhưng Trịnh - Nguyễn vẫn nhớ mình là người Thanh

Hoá, Nguyễn Nhạc còn biết xưng họ ngoại chúa Nam Hà, và Nguyễn Huệ vẫn đòi

lập Phượng Hoàng Trung đô ở quê cha đất tổ Nghệ An. Ảnh hưởng giao thương với

nước ngoài không tạo nên một giai cấp bourgeois có tiền của, xây dựng ý thức hệ, đả

đảo Cựu chế như ở Tây phương nhưng cũng phát sinh ở 2 miền Nam, Bắc một lớp

người làm giàu mau chóng bằng cách buôn bán, khác hẳn bọn nông dân cặm cụi lam

lũ. Phố Hiến, Kẻ Chợ, đám các lái ở Thanh Hoá còn đó để chứng minh. Chỉ duy,

trong tương quan ảnh hưởng đối với xã hội Bắc Hà, họ phải chịu núp dưới bóng quan

lại đồng hương hay không, để tìm quyền hành. Vùng này, dân chúng bị chi phối bởi

mối quan tâm phù Lê diệt Trịnh trong khi Lê chỉ là bóng mờ bên cạnh uy quyền thực

của Phủ Liêu. Cái hại sĩ phu miên man trong kinh sách rồi truyền cho đám nông dân

tuy làm yếu Bắc Hà, nhưng cũng ru ngủ được dân chúng trong một giấc mơ bình an

về ý thức hệ. Cho nên những kẻ bất mãn mà ít hay nhiều đã được khuôn nắn trong

một không khí có khác với kinh văn, dễ mở rộng trí suy xét để đón lấy cơn giông tố

tự phương Nam. Nguyễn Hữu Chỉnh ở vào trường hợp đó. “Cõng rắn cắn gà nhà,

nghĩ thật có tội, song cũng là một việc hơn người”

1

những đầu óc dù hẹp hòi cũng

vẫn phải chấp nhận sự thật là có những biến đổi đang làm đảo lộn xã hội đang sống.

Nhưng khi Nguyễn Hữu Chỉnh muốn tách rời Tây Sơn thì ông thất bại ngay.

Ông định đem những biện pháp khắt khe mà Tây Sơn đã dùng để áp dụng cho Bắc

Hà thì gặp ngay những phản đối, hãi sợ về phía dân chúng, sĩ phu. Hợp tác với bọn

khanh tướng bàn chuyện đòi đất Nghệ An thì được, nhưng như vậy là ông đi vào vết

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!