Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 10 docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
316
tưởng có bổn phận phải thêrn vào cho sứ bộ nhỏ bé này 2.000 cân thuốc súng để cho
cậu Hoàng tử không có dáng trở về với hai bàn tay không và để làm vui lòng Giám
mục đã tỏ vẻ ước muốn chúng lắm”3
.
Hai chứng nhân ở hai địa vị có hai lối nhìn riêng về cuộc đón rước. Nhưng tất cả
đều là sự thực bởi vì chúng lộ cho ta thấy nhưng khía cạnh khác nhau của sự thực. Sự
thực là một bên ở phía Gia Định, ngoài tấm lòng của một người cha “quan sơn vạn lý
hoài niệm”, nay hân hoan thấy mặt con, còn có những người dân lính, quan vua
mừng rỡ được thấy bạn bè tiếp sức, đem từ phương xa lại sự tin tưởng thắng lợi ở
ngày mai. Sự thực là đám người trở về đó có lúc cũng đã tin tưởng như đám người
đón rước họ bây giờ, mà rốt lại lúc này chỉ là “một sứ bộ nhỏ bé”, đi không lại trở về
không.
Nhưng sự việc đã ném tung ra rồi thì nó sẽ mắc nối để lôi cuốn các sự việc khác
xảy ra tiếp. Cảnh đi cầu viện, các nước Tây phương đều biết. Duy họ không can thiệp
được vì chính họ đang phải lo gỡ rối cho họ, gỡ mối bòng bong mà chính nền văn
minh họ đã tạo ra.
Chính phủ đã không giúp ích gì được thì các tư nhân phân tích tình hình theo lối
nhìn riêng của họ đã bày tỏ sự tán đồng can thiệp. “Người Pháp không can thiệp vào
Nanh Hà thì thiếu dịp khác để thành lập một cơ sở vững chắc và quý giá trên một xứ
sở sẽ đem lại cho quốc gia một nền thương mại độc quyền hơn 20 triệu đồng và đặc
biệt là việc giao thương với Trung Hoa mà khỏi cần qua Quảng Châu”4
. Chính khi
những dư luận đó trở thành những đề nghị cụ thể thì Bá-đa-lộc mới có thể giận dỗi
De Conway để nói thẳng vào mặt ông này là “Một mình tôi cũng đủ làm nên việc đảo
lộn”.
Trong chuyến từ Pháp về, Bá-đa-lộc ghé Ile de France viết thư cho De
Montmorin: “Ở đảo này, tôi đã thấy các nhà cầm quyền sẵn sàng nhận lãnh quan
điểm của Triều đình. Tất cả những gì có liên quan đến cuộc viễn chinh ở
Cochinchine đều phải tiên liệu từ chỗ này và đã xong rồi”5
. Thực vậy, Bá-đa-lộc tiếp
tục đường về thì trong cuộc hội nghị ở Port Louis ngày 3-9-1788, các nhà cầm quyền
ở các đảo Ile de France, Bourbon đã ra tuyên ngôn xin tự do giao thương với
Cochinchine. Thế rồi trong một tờ trình gởi cho Quốc hội Pháp ngày 2-12-1790, dân
chúng (?) các đảo đã nói: “Ở đây có những tay tình nguyện, những bọn Cafres, tàu bè
khí giới cho cuộc viễn chinh đó. Nhiều nhà buôn yêu nước của thuộc địa này đã dâng
cho Giám mục d’Adran tài nguyên của họ để giúp ông thi hành một dự tính thật có
lợi cho quốc gia Pháp”6
.
Quần đảo Côn Lôn nằm ngoài biển là nơi thuận tiện nhất để đón chào các tàu
thuyền Tây phương. Từ năm 1779, Nguyễn Ánh đã đặt ở đây những viên quan mang
chứng minh thư của “P.J.G. Giám mục d’Adran” giới thiệu với các thuyền trưởng
Tây phương, mời họ vào bến, cho tin tức. Chủ đích của Pigneau là đón tàu Pháp
nhưng Gia Định không cần phân biệt điều đó mà chỉ cần tàu Tây để giao thương
thôi7
. Chính ở Côn Lôn là nơi vào tháng 9-1788 chiếc tàu La Dryade trong sứ mệnh
dò tình hình Nam Hà đã thả lại Hồ Văn Nghị và 1.000 khẩu súng mua cho Nguyễn
Ánh8
. Lính thuỷ tàu Tây trốn xuống ở đây. Cũng ở đây vào cuối năm 1790 Nguyễn
Ánh dùng làm nơi nuôi ngựa cho quân đội dùng9
.
317
Nhưng khi Gia Định đã bình yên thì Vũng Tàu hay chính Bến Nghé sẽ là nơi
đón các tàu, thuyền tiếp viện. Bá-đa-lộc gom góp tiền bạc, khí giới lương thực chất
lên các tàu ông thuê ở Ile de France và cả ở Pondichéry nữa nhờ sự giúp đỡ của các
nhà buôn như đã biết. Nguyễn Ánh làm chủ Gia Định rồi sẽ có đủ tiền bạc mà đeo
đuổi chiến tranh. Qua lời thư của De Guignes, Viên Lãnh sự Pháp ở Macao, ta thấy
ông đã làm trung gian mua cho Nguyễn Ánh nhiều chiếc tàu. Và cũng từ Macao
trong những tháng cuối năm 1789, 8, 9 chiếc tàu đi buôn ở Cochinchine đã mang
theo nhiều thứ khí giới quân dụng. Một trong những chiếc tàu đó là chiếc la Garonne
đã bán cho sứ giả Nguyễn ở Xiêm hai khẩu đại bác10. Tất cả những chuyến mua bán
đó làm cho Nguyễn Ánh có dưới quyền một số tàu chiến Tây Phương quan trọng.
L.M Jean de Jesus Maria viết thư từ Chợ Quán ngày 4-3-1790 ghi nhận Ánh có
“khoảng 10 chiếc tàu Bồ và 1 chiếc tàu Pháp tất cả đều là tàu buôn nhưng võ trang
với đầy đủ khí giới quân dụng”11. Nhưng quan trọng hơn cả là việc có đám người
Tây phương giúp. Ở Gia Định có đến 140 sĩ quan và 80 lính Pháp. Một bức thư của
Bá-đa-lộc ngày 18-7-1794 nói đến 40 người Âu trong bộ binh, thêm vào chừng ấy
nữa trên các tàu đồng
12. Và không phải chỉ có người Pháp mà thôi. Crawfurd vào
Huế tháng 10-1822 thấy ở đó một bài vị người Irlandais13. M. Đức Chaigneau ghi
nhận có cả người Anh, Irlandais14
.
_________________________________________
1. Trích lại của Thanh Lãng. Biểu nhất lãm Văn học Cận đại, Tự Do xb, 1958, bài văn “Nhựt trình
Đông cung ký vãng Tây bang, tái hồi bổn quốc”, trang 51.
2. Thực lục, q4, 15b.
3. Trích lại của G. Taboulet, “Le traité de Versailles”, BSEI. XIII. hđd, t. 103.
4. Tờ Gazette nationale đã dẫn.
5. Thư ngày 14-4-1788 (A. Launay, III, t. 178).
6. Văn khố Ngoại giao Á châu, trích bởi Ch. Maybon, Histoire moderne, sđd, t. 268.
7. L. Gaide. “Notes historiques sur Poulo Condore”, BAVH, Avr. 1925 t. 88. Chứng minh thư ghi
Sài Gòn ngày 10-8-1779.
8. V. Imbert. Le séjour en Indochine de l’ambassade de L. Macarney. sđd, t. 2.
9. Thực lục q5, 7b.
10. Thư ngày 16-12-1789 (A. Launay, III, t. 158, chú số l) Ch. Maybon, Histoire moderne, sđd, t.
270. H. Cordier, Correspondance générale, sđd, t. 209.
11. “La révolte...” bđd, BSEI, 1940, t. 101, 102.
12. Dẫn bởi G. Taboulet. La geste française... sđd, t. 204.
13. Chuyện. J. Crawfurd do Ch. Maybon dẫn.
14. Souvenirs de Huế, t. 18.
Binh lính Pháp phần nhiều là thuộc các đội thuỷ quân tình nguyện, thu nhặt ở
những gia đình trung lưu đã được hưởng một nền giáo dục tự do nên chịu sự quyến
rũ của khung cảnh xa xứ lạ để lăn mình vào những chiếc tàu đi đây đi đó
1
. Số đông
này kẻ trước người sau, có khi kẻ tới chán bỏ đi, người mới lại lăn vào, tựu trung có
một số hoạt động hơn cả mà sử quan Nguyễn còn ghi lại là Đa-đột (Jean Marie
Dayot), Ô-li-vi hay ông Tín (Alexis Olivier de Puynamel), Ba-nê-ô hay Nguyễn Văn
Thắng (J.B.Chaigneau), Lê Văn Lăng (De Forçan), Ba-la-di (Laurent Barizy),
Nguyễn Văn Chấn (Philippe Vannier), tất cả đều được chức Cai đội
2
.
Dayot được phong làm Trí Lược hầu tháng 6-1790. trông coi chiếc tàu “Đồng
Nai” và có dự trận thuỷ chiến Thi Nại 1792, là “linh hồn và chủ tướng của thuỷ quân