Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 12 pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
360
5. Núi Kho là hòn Trại Thuỷ ở Nha Trang, hiện có đặt Kim thân Phật tổ. Sông Ngư Trường là phân
lưu của sông Cái chảy xuống cầu Hà Ra (Nha Trang). Xét theo diễn tiến trận đánh và vị trí các
nơi liên hệ thì quân Nguyễn từ mặt bắc đánh vào.
6. Chữ của Thực lục là Tu Hà 修 蝦. Chúng ta nghĩ Tu Hà giống chữ Tu Hoa đã sinh ra chữ Tu
Bông bây giờ. Vậy Tu Bông không phải từ chữ Tụ Phong mà ra.
7. Sơn Tùng Hoàng Thúc Trâm. Quốc văn đời Tây Sơn. sđd, t. 26-31, đề là “Dụ Nhị Suý Quốc âm
chiếu văn”.
8. Thư Le Gire gởi các ông Boiret, Chaumont, Blandin, từ Kẻ Tương (nam Quảng Bình), 12-1-1796
(BEFEO, 1912, t. 36).
DAO ĐỘNG Ý THỨC HỆ Ở GIA ĐỊNH
Cơ sở tín ngưỡng và đại giá của tiếp viện Tây phương ở Gia Định * Dao động ý thức
hệ và cuộc tranh chấp quanh cá nhân Hoàng tử Cảnh * Ảnh hưởng cuộc tranh chấp
tương ứng với việc tổ chức quan lại * Ảnh hưởng cuộc tranh chấp tương ứng với tiến
triển quân sự.
Trong phần bàn về sinh hoạt tinh thần của dân chúng đương thời, ta đã điểm xét
qua những tín ngưỡng. Chúng ta đã nói đến Thần giáo, Phật giáo bị Nguyễn Ánh
ngăn chặn hoạt động. Nhưng điều đó một phần có nghĩa là chính quyền trừ khử bớt
những hành vi tiêu cực cản trở việc tổ chức xây dựng Gia Định: Bắt bà đồng bỏ nghề
đi xay lúa, giã gạo, cũng như bắt người Miên làm biếng ham chơi phải đi lính.
Cho nên cơ sở tín ngưỡng thông thường của dân chúng vẫn còn vững chắc. Thái
hậu, Hoàng hậu sinh ra Hoàng tử Cảnh đều có thờ Phật. Cuộc sống tu hành khuất lấp,
dửng dưng, có vẻ vô tội đến nỗi một người điềm chỉ cho Ngô Văn Sở đi bắt Chiêu
Thống, đã tỏ cái dễ dàng của công việc bằng một câu ví tức cười: “Như vào chùa trói
một lão sư đi mà thôi”1
.
Chính yếu của tín ngưỡng đó là sự tin vào con người có linh hồn, không phải là
một thứ linh hồn vô tội, như một xuất hiện của bản ngã mà là một thứ linh hồn có
quyền phép, có xúc cảm. Tín ngưỡng đó, ta còn thấy chung quanh ta, nhưng nghe
một L.M tả cảnh xài phí của đám chuyển linh cữu Trịnh Sâm về Thanh, ta biết rõ hơn
những điều đã gây nhạc nhiên cho người ngoại quốc:
“Vào tháng giêng 1783, người ta mang xác Chúa đến mộ, xa kinh thành vài
ngày (...). Người ta khó mà tưởng tượng được đã tiêu phí như thế nào cho đoàn rước
ấy. Ngoài một số nhiều bàn dọn ê hề mọi thứ đồ ăn cúng cho người chết mỗi ngày
nhiều lần và phải suốt 3 năm theo tục lệ người ta thấy khắp chỗ vải vóc, tơ lụa quý
báu để trang trí phần mộ và những cơ sở mê tín xây lên cho người chết.
Vàng lóng lánh trên ghế, trên kiệu, và trên mọi đồ dùng tang lễ; nhiều chiếc
thuyền lớn đều lát vàng. Tất cả những gì tráng lệ đó cũng như tất cả những đồ dùng
thường ngày của Chúa đều thiêu đốt đi để Chúa dùng bên kia thế giới”2
.
Thế giới đó, nơi trú ngụ của linh hồn người thường dân, là địa ngục, là âm phủ.
Thế giới chúng ta sống là hạ giới. Khoảng vô hình quanh ta có những con ma ở kinh
Đôi Ma trêu ghẹo quân lính Tây Sơn, con tinh, ông thần phò hộ cho người chài lưới
Đà Nẵng được mùa cá. Còn linh hồn Trịnh Sâm chắc là lên thượng giới, nơi có
Thượng đế, ông trời với cả một triều đình y như dưới này vậy.
Trên mảnh đất Đại Việt những bè phái có chống đối, chém giết nhau nhưng
cũng đều chia xẻ tin tưởng ấy, rõ ràng hay mơ hồ, tràn trề tình cảm tôn kính sợ hãi
361
hay cứng cỏi trong lý luận là còn tuỳ từng người. Nguyễn Ánh và Trịnh Hoài Đức
đều ý thức rõ ràng nước ta không lấy Phật giáo làm quốc giáo như Xiêm mà gọi vua
là Thiên tử, Thiên vương. Nguyễn Nhạc của Tây Sơn, giản dị, xuề xoà hơn, để cho
dân chúng gói mình là “vua Trời”.
Những ngày còn cướp bóc, phải phá nhà thờ, lấy chuông chùa, Tây Sơn vẫn giữ
tục lệ thông thường như L.M Ginestar cho biết: “Bọn vô thần cấm tất cả mọi tôn giáo
hành lễ trừ đạo đời Lê, nghĩa là đạo Trời dạy những gì là thiện và những phép tôn
trọng tổ tiên”3
.
Chiếm được quyền rồi, họ chấn chỉnh đạo Phật nhưng cũng khoan dung với
Thiên Chúa giáo, tuy rằng những khó khăn từ ngoài đưa tới và thái độ hướng về cựu
Nguyễn của các giáo sĩ sẽ làm cho họ dè dặt hơn. Triều đại họ, như đã phân tích, vẫn
phải kiếm lấy sức mạnh ngoài ảnh hưởng Tây phương, ảnh hưởng mà họ cố gắng
thâu nhận cho hợp một phần với bản chất thương mại nội địa của tập thể họ dắt dẫn
lúc ban đầu. Họ đã thất bại trong toan tính đó và kỹ thuật Tây phương lại dồn về cho
một ông Hoàng còn sót lại của chúa Nguyễn Nam Hà. Chúng ta đã thấy sự hiện diện
của người Tây phương, thương nhân cũng như giáo sĩ ở Gia Định. Đây là lần đầu
tiên trong lịch sử, nước Đại Việt thu nhận một giám mục cố vấn cho Vua, trông coi
Chế tạo cục, có các giáo sĩ giảng đạo công khai, theo quân đội chiến thắng thu tín đồ
ở nhưng vùng mới chiếm (trường hợp các giáo sĩ Lavoué, Boisserand, Lelabousse ở
Diên Khánh năm 1794)4
, có các binh sĩ Âu xây đắp thành trì, huấn luyện sĩ tốt, xây
dựng một cơ cấu thuỷ quân làm mưa làm gió trên mặt biển Đông, loại trừ các thuỷ
quân địch lẫn bọn giặc cướp Mã Lai, Tàu Ô làm trở ngại giao thương trên mặt biển
5
.
Nhưng họ ở đây mang một nề nếp sinh hoạt, suy tưởng khác hẳn với chung
quanh. Họ kiêu hãnh với kỹ thuật quân sự, tổ chức tiến bộ hơn nên thường tỏ thái độ
kẻ cả - thái độ tuy vậy cũng được biện chính một phần nào. Đối lại, Nguyễn Ánh
cùng binh tướng cũng đã từng chiếm được Gia Định trước khi họ tới, nên ý thức
được địa vị chủ nhân ông của mình, khăng khăng bám lấy tin tưởng có sẵn. Cho nên
trong khi Tây Sơn đang ở thế tan rã thì Gia Định cũng trải qua một cuộc khủng
hoảng vì sự lớn lên của họ. Cơn khủng hoảng bắt đầu kín đáo từ 1789 nhưng bùng nổ
quyết liệt vào 1794, 1796 và lan đến 1798, 1799.
Đầu tiên phải kể đến phản ứng trong dân chúng. Ở nơi này cũng như ở nơi khác
trên mảnh đất có chiến tranh này, các giáo sĩ đều ghi những trường hợp trở-lại-đạo từ
một ông thầy phù thuỷ, cô gái quê đến một người cô (dì?) của Nguyễn Nhạc, và ở
Gia Định, một bà thứ phi của Nguyễn Ánh. Nhìn sự tiến triển đó với cặp mắt khoan
dung là một chức việc làng có uy tín, một người cậu của Quang Toản (Trần Quang
Diệu?) “tay chiến tướng giỏi nhất trong phe từ Bắc Hà tới Nam Hà”, và chót hết,
Nguyễn Ánh6
. Nhưng đã có những chống đối.
____________________________________
1. Hoàng Lê, t.211.
2. Thư Giáo sĩ Serard, 6-1783, RI, XIII, t. 521.
3. Thư trích trong La guerre et la révolle, bđd, t. 91.
4. Thư J. Liot cho các Giám đốc Chủng viện Phái đoàn Truyền giáo, ngày 20-6-1795 (A.Launay,
III, t.237).
5. Thực lục chẳng hạn, q6, 10a, đầu 1793; đáng chú ý ở q8, 27a, tháng 8 âl 1796: “Giặc Chà-và
đánh Kiên Giang. Nguyễn Ánh sai Nguyễn Đức Xuyên đánh ở Hòn Tre giết giặc, đoạt thuyền; từ
362
ấy Chà-và sợ mất vía không dám xâm phạm, đường thương mãi được thông suối vậy”. (chính
chúng tôi nhấn mạnh).
6. Rất nhiều trong A. Launay, tập III, sđd.
Tây phương từng tìm cách khoe khoang khoa học của họ, như trường hợp của
ông Boisserand làm nảy tia lửa điện trước mặt các quan “như tay phù thuỷ”, bắn ít
phát súng lục trong điện vua, thả một quả khí cầu, và như các giáo sĩ khác, có chữa
một ít bệnh cho dân chúng. Do đó, người ta đồn rầm lên là các giáo sĩ móc mắt người
bệnh ra, nhét bông vào đó và dùng mắt làm ngọc cùng các vật dụng đẹp đẽ khác. Một
ông quan dám đoan chắc với Nguyễn Ánh là có việc ấy ở nhà thờ.
Sự chống đối vì khác ý thức sinh hoạt có khi được lồng trong cuộc tranh đấu
Nguyễn - Tây Sơn. Đồ đảng Tây Sơn có người tên là Phó Tín từ Bình Thuận vào
Vĩnh Trấn giả bộ cảm vì uống thuốc tây và quả quyết rằng người Âu mưu bắt dân
Gia Định để móc mắt. Bị tra tấn mới lòi ra rằng người Âu không can gì vào đấy hết.
Có một người mướn anh ta với 80 người nữa để loan tin ấy ra. Phó Tín cùng 7-8
người đồng đảng bị giết
1
.
Việc quấy rối Gia Định do chủ trương của một triều Tây Sơn yếu ớt như của
Nguyễn Nhạc, sở dĩ xảy ra được vì chính đã gặp lúc dân chúng hoang mang, nghi
ngờ. Hiện tượng này tất nhiên cũng có ở bộ máy trung ương.
Mọi cuộc tranh chấp ở đây xoay quanh việc giành giựt linh hồn Hoàng tử Cảnh.
Các quan triều cố giữ lấy đấng trừ nhị của họ trong khuôn khổ tư tưởng thịnh hành
của quốc gia. Trong khi đó, các giáo sĩ, nhất là Bá-đa-lộc, hi vọng ở ông hoàng này
tương lai sẽ thành một Constantin le Grand Đông phương.
Họ càng nhiều tin tưởng hơn khi Hoàng tử Cảnh qua 4 năm tuổi thơ sống bên
Bá-đa-lộc, cũng như những đứa trẻ khác đã theo khuynh hướng tự nhiên mà hướng
về Thiên Chúa giáo. Mới đặt chân về Gia Định, Cảnh đã tỏ lộ những tư tưởng, hành
động gây rối loạn trong triều làm cho Pigneau, Lelabousse mừng nhảy lên, viết thư
khoe khoang ầm ĩ
2
rằng “lòng thành kính của Cậu đối với Đạo càng ngày càng phát
triển” và “ở đây cũng như ở Pháp, Cậu tiếp tục cho ta thấy hi vọng nhiều”.
Trong buổi lễ trình diện trước bàn thờ tổ tiên sau những năm vắng mặt, Cảnh
nhất định không lạy “những con quỷ sứ” vì “ông bà đã chết rồi không thể trở về
hưởng được”. Cảnh có thể nghe theo lời Phụ hoàng lạy bất cứ ai còn sống chớ không
thể theo các tục lệ mê tín đó được. Những dỗ dành, hai ba cái tát tai của Hoàng hậu
không lay chuyển được ý định đó và rốt lại Nguyễn Ánh phải lạy thay con mà cảm
thấy ngượng trước triều thần vào con đường phản kháng, Cảnh vẽ hai dấu thập tự
trên tượng Phật của Hoàng hậu mà kiêu hãnh rằng mình cũng như Phật đều từ Ấn Độ
tới. Và ghép chung các tôn giáo khác vào đạo Thần tượng, Cảnh đã chỉ cho mẹ cậu
trét phân bò trên tượng Thích Ca như cậu đã thấy làm ở một giáo phái nào đó.
Những tin tưởng của cậu bé 8 tuổi này có vẻ có căn bản lắm. Trong khi Hoàng
hậu cho rằng chính cha cậu đã có quyền sáng tạo nên vạn vật, thì cậu nằng nặc quyết
người đó phải là “Đức Chúa ở trên trời”, bởi vì rõ ràng là cha cậu đã không đẻ ngay
được một bầy 2000 con voi để chống với 300 voi Tây Sơn. Cậu hứa sẽ lấy một vợ
thôi, vì Chúa đã sinh “có bao nhiêu đàn ông thì có bấy nhiêu đàn bà”. Lúc đi ngủ,
Cảnh lén đọc kinh lầm rầm. Pigneau không trực tiếp xúi giục mà lâu lâu lại dặn dò
rằng đừng quên Chúa nhất là buổi chiều và buổi sáng. Chiến thuật khôn khéo đó