Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 3 pptx
MIỄN PHÍ
Số trang
31
Kích thước
367.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1422

Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 3 pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

96

Khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc giết chết Vũ Văn Nhậm, bọn phản động Lê

Chiêu Thống vẫn tiếp tục chống đối phong trào Tây Sơn. Chúng chia ra làm nhiều

toán để mưu đồ đánh lại quân Tây Sơn của Ngô Văn Sở. Lê Chiêu Thống và một số

tướng chân tay đóng quân ở Lạng Giang, Kinh Bắc. Mẹ Lê Chiêu Thống cùng một số

chân tay đóng quân ở Cao Bằng. Em Lê Chiêu Thống là Lê Duy Chi cùng một số tù

trưởng chiếm giữ Định Châu (Thái Nguyên).

Tháng Năm âm lịch (1788) [3] quân Tây Sơn cùng phiên mục Cao Bằng là Bế

Nguyễn Trù và người thổ dân Lạng Sơn là Quyển Trâm tiến lên đánh úp trấn doanh

Cao Bằng. Mẹ Lê Chiêu Thống và bọn chân tay theo đường Thủy Khẩu chạy sang

Long Châu cầu cứu nhà Thanh. Tháng Bảy âm lịch năm ấy [4] Lê Chiêu Thống từ

Kinh Bắc cũng cho chân tay sang Quảng Tây van xin quân Thanh cứu viện.

------------------------------

1. Chỉ Nguyễn Huệ.

2. Alexis Faure, tài liệu đã dẫn, tr. 199.

3. Hoàng Lê nhất thống chí nói là tháng 5, Việt sử thông giám cương mục nói là tháng 7.

4. Hoàng Lê nhất thống chí nói là tháng 9, Việt sử thông giám cương mục nói là tháng 7.

Bọn vua tôi nhà Thanh, nhân cơ hội đó, gấp rút chuẩn bị lực lượng để tiến sang

xâm lược Việt Nam.

Tin bọn phản động Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh và quân Thanh mưu

đồ xâm lược Việt Nam đã đưa về Phú Xuân từ tháng Bảy năm Mậu Thân (1788) [1].

Trước nạn ngoại xâm đe dọa Bắc Hà như vậy, Nguyễn Huệ không thể tiến quân vào

Gia Định để đánh Nguyễn Ánh. Nguyễn Huệ phải chờ tình hình thật chín muồi mới

quyết định phương hướng tiến quân: vào Nam hay ra Bắc. Nếu quân Thanh sang xâm

lược thì trước nguy cơ mất nước, Nguyễn Huệ phải đem quân ra Bắc Hà đánh tan

quân Thanh rồi sau sẽ tính việc đánh bọn phản động Nguyễn Ánh ở Gia Định. Đó là

tất cả phương hướng chiến lược của Nguyễn Huệ ở cuối năm 1788. Phương hướng

ấy rất đúng.

Tháng Một âm lịch (1788), 20 vạn quân Thanh sang xâm lược, Nguyễn Huệ đã

chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng tiến quân ra Bắc chiến đấu một sống một còn với quân

cướp nước. Và Nguyễn Huệ đã chiến thắng, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc.

-------------

1. Lê sử bổ, tờ 263.

QUÂN THANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM

Được bọn vua tôi nhà Lê sang cầu viện, bọn vua tôi nhà Thanh vội vàng nắm lấy

cơ hội để mưu đồ xâm lược Việt Nam. Chúng chuẩn bị hết sức khẩn trương kế hoạch

đưa quân sang chiếm đóng nước ta. Sau khi nhận lời và mượn tiếng "cứu giúp" bọn

vua tôi bán nước Lê Chiêu Thống, Càn Long đã lập tức cùng Tôn Sĩ Nghị tiến hành

một số biện pháp chuẩn bị như sau:

1. Tăng cường quân số canh giữ các đồn dọc biên giới Việt Trung đề phòng quân

Tây Sơn tràn sang lùng bắt bọn vong thần nhà Lê. Việc này trao cho viên đề đốc

Tam Đức đảm nhiệm [1].

2. Làm hịch trao cho bọn quan lại nhà Lê đem về truyền bá ở trong nước, xúi giục

nhân dân nổi lên chống lại Tây Sơn và động viên bọn quan lại cũ của Lê Chiêu

Thống mộ quân cần vương, hưởng ửng và hiệp lực với quân Thanh

97

xâm lược.

3. Hạ lệnh cho viên tù trưởng Sầm Nghi Đống, tri phủ phủ Điền Châu là một vùng

thiểu số ở gần Long Châu đứng ra cùng với bọn chúa tôi nhà Lê là Lê Duy Chi,

Nguyễn Đình Mai, chiêu mộ những quân tình nguyện [2] mà chúng gọi là quân

"nghĩa dũng" ở Điền Châu và vùng biên giới Cao Bằng, Long Châu để làm đội

quân dẫn đường cho các đạo quân chính quy của nhà Thanh tiến vào chiếm đóng

Việt Nam.

4. Điều động một lực lượng quân đội chính quy rất lớn để sang xâm lược Việt nam,

gồm có lục quân của bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quí Châu và

thủy quân của hai tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến.

---------------------------

1. Ngô gia văn phái, Hoàn Lê nhất thống chí, Bản dịch đã dẫn, tr. 326.

2. Ngụy Nguyên, Thánh vũ ký, Sách Trung Quốc, xuất bản năm 1812, gồm 14 quyển, Bản in của

Trung Hoa thư cục, Thượng Hải, q. 6, mục "Càn Long chinh phủ An-nam ký", tờ 34.

Những công việc chuẩn bị này đã đạt một số kết quả theo ý muốn của chúng.

Hịch của bọn xâm lược đưa sang Việt Nam đã khuyến khích bọn phản động nhà Lê ở

trong nước tích cực chiêu mộ "quân cần vương" để đón quân xâm lược vào giày xéo

Tổ quốc. Những tờ hịch huênh hoang ấy còn lôi kéo được bọn chủ thầu khai mỏ ở

Thái Nguyên là họ Trương và họ Cát, người Triều Châu (Quảng Tây), hưởng ứng

bọn xâm lược, đứng ra tụ tập được hơn một vạn người Triều Châu trú ngụ ở miền núi

phía bắc nước ta, lập thành một đạo quân tình nguyện chia làm mười đoàn, mỗi đoàn

một nghìn người, xin gia nhập đạo quân "nghĩa dũng" Điền Châu của Sầm Nghi

Đống và tình nguyện làm những đội quân dẫn đường cho các đạo quân xâm lược tiến

vào Việt Nam [1]. Bọn Càn Long, Tôn Sĩ Nghị cũng đã nhanh chóng tập trung được

một đạo quân lớn mà Tôn Sĩ Nghị trong tờ hịch của hắn đã khoa đại quân số tới 50

vạn người [2]. Đạo quân Thanh xâm lược này, tuy không lớn đến như thế, nhưng,

trong thực tế, riêng lục quân, chúng cũng đã tập trung được lới 20 vạn người, không

kể thủy quân và các đạo quân tình nguyện "nghĩa dũng" [l] ở Điền Châu, Thái

Nguyên cùng các đạo quân "cần vương" của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống ở Bắc Hà.

---------------------------

1. Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Bản dịch đã dẫn, tr. 328 - 329.

2. Ngô gia văn phái, Tài liệu đã dẫn, tr. 336.

Công tác chuẩn bị hoàn thành, Càn Long lại chiếu cho Tôn Sĩ Nghị, tổng đốc

lưỡng Quảng làm Chinh Man đại tướng quân [1] thống lĩnh 20 vạn lục quân của bốn

tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quí Châu, chờ ngày lên đường tiến đánh

Việt Nam. Càn Long lại đặc cử tổng đốc Vân Nam, Quí Châu là Phúc Khang An

chuyên trách việc trù tính quân lương [2] cho đoàn quân xâm lược. Trong cuộc xâm

lược này, Càn Long đã đặt vấn đề quân lương lên một tầm quan trọng đặc biệt, ngang

hàng với việc chiến đấu ngoài mặt trận. Thực hiện nhiệm vụ đó, khi đoàn quân xâm

lược tiến sang Việt Nam thì từ hai địa điểm xuất quân ở Quảng Tây và Vân Nam tới

kinh thành Thăng Long, Phúc Khang An đã lập được trên bảy mươi đồn quân lương

[3] to lớn và kiên cố. Riêng trên một chặng trường từ ải Nam Quan tới Thăng Long,

trong khi Tôn Sĩ Nghị hành quân thì Phúc Khang An cũng đã lập được mười tám kho

quân lương [4].

-------------------------

98

1 Ngô gia văn phái, Tài liệu đã dẫn, tr. 336.

2, 3. Ngụy Nguyên, Thánh vũ ký, q. 6, tờ 35.

4. Trần Nguyên Nhiếp, Quân doanh kỷ lược, dẫn trong cách mạng Tây Sơn của Văn Tân, Nhà xuất

bản Văn Sử Địa, Hà Nội. 1958, tr. t35.

Những sự chuẩn bị như trên cho thấy rất rõ dã tâm của bọn Càn Long, Tôn Sĩ

Nghị muốn đánh chiếm nước Việt Nam cho bằng được, để làm quận huyện của

chúng.

Sau khi cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh lục quân, Càn Long gửi cho Tôn Sĩ Nghị một

bản chỉ dụ, vạch ra những phương hướng chiến lược, đại ý như sau:

"... Cứ từ từ, không gấp vội. Trước hãy truyền hịch để gây thanh thế, sau cho

bọn cựu thần nhà Lê về nước tìm tự quân nhà Lê đưa ra đương đầu đối địch với

Nguyễn Huệ. Nếu Huệ bỏ chạy thì cho Lê tự quân đuổi theo, mà đại quân của ta thì

đi tiếp sau. Như thế, không khó nhọc mà thành công, đó là thượng sách.

Nếu như người trong nước, một nửa theo về Huệ mà Huệ không chịu rút quân,

thì phải chờ thủy quân Mân Quảng [1] vượt biển, đánh vào Thuận, Quảng [2] trước,

sau đó lục quân [3] mới tiến công cả hai mặt, đằng trước, đằng sau, Nguyễn Huệ

đều bị đánh, tất phải quy phục. Ta nhân đó giữ cả hai. Từ Thuận, Quảng vào Nam

thì cắt chia cho Nguyễn Huệ. Từ Hoan Ái [4] trở ra Bắc thì phong cho họ Lê. Mà ta

thì đóng đại quân ở nước ấy để kiềm chế. Về sau sẽ có cách xử trí khác" [5].

--------------------------------

1. Mân Quảng, tức Phúc Kiến, Quảng Đông (Trung Quốc).

2. Thuận, Quảng, tức Thuận Hóa, Quảng Nam (Việt Nam).

3. Lục quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy.

4. Hoan Ái, tức Nghệ An, Thanh Hóa.

5. Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập, q. 30, tờ 3.

Chiến lược của Càn Long thật quỷ quyệt. Hắn muốn dùng một chiến lược mà tất

cả những kẻ đi cướp nước vẫn thường dùng là "lấy người Việt Nam đánh người Việt

Nam". Hắn muốn dùng binh không vất vả mà chiếm đóng được toàn bộ nước ta.

Chiến lược xâm lăng của Càn Long chia làm hai bước rất rõ rệt.

− Bước thứ nhất: lấy quân "cần vương" của Lê Chiêu Thống làm lực lượng chủ yếu

để đánh quân Tây Sơn, quân Thanh xâm lược chỉ đóng vai trò trợ lực. Nếu quân

Lê Chiêu Thống chiến thắng quân đội Tây Sơn thì bước thứ nhất của kế hoạch

hoàn thành. Quân Thanh sẽ khống chế bọn vua tôi nhà Lê, biến Lê Chiêu Thống

thành tên vua bù nhìn. Như thế là chiến lược xâm chiếm Việt Nam hoàn thành.

không cần phải thực hiện bước thứ hai. Và ngay từ trong bước thứ nhất, quân dội

nhà Thanh cũng chỉ đóng ở biên giới để phô trương thanh thế, còn mặc cho quân

Lê Chiêu Thống chiến đấu. Khi quân Lê Chiêu Thống đã chiến thắng thì quân đội

nhà Thanh sẽ ung dung kéo sang chiếm đóng.

− Bước thứ hai của chiến lược mà quân Thanh phải thực hiện là khi nào quân "cần

vương" của lên vua bán nước Lê Chiêu Thống không thể chiến thắng được quân

đội Tây Sơn, thì quân Thanh sẽ là lực lượng chủ yếu để chiến đấu với quân đội

Tây Sơn. Nhưng khi phải thực hiện bước thứ hai thì đạo bộ binh 20 vạn người do

Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh cũng không được phép tiến sang Việt Nam ngay, mà phải

đợi khi nào thủy quân ở Mân Quảng đã tiến xuống đánh Thuận, Quảng thì lục

quân của Tôn Sĩ Nghị mới được tiến vào Bắc Hà.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!