Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng phương pháp luyện tập trong dạy học môn mỹ thuật lớp 4 ở tiểu học.
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1167

Sử dụng phương pháp luyện tập trong dạy học môn mỹ thuật lớp 4 ở tiểu học.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

----------

LÊ THỊ HƯƠNG

Sử dụng phương pháp luyện tập trong dạy

học môn Mỹ thuật lớp 4 ở Tiểu học

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

SL : Số lượng

SGK : Sách giáo khoa

SGV : Sách giáo viên

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1

1.Lí do chọn đề tài ...............................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..............................................................................2

4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................................3

5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .................................................................................3

6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................3

7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...........................................................................................4

8. Cấu trúc luận văn.............................................................................................................4

PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................5

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN MỸ THUẬT LỚP 4

Ở TIỂU HỌC......................................................................................................................5

1.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................................5

1.1.1. Các khái niệm cơ bản...............................................................................................5

1.1.2. Phân loại phương pháp dạy học.............................................................................7

1.1.3. Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học..................................................................8

1.1.4. Đặc điểm của môn học Mỹ thuật ở Tiểu học...................................................... 11

1.1.5. Một số phương pháp dạy học đặc thù của môn Mỹ thuật ở Tiểu học ............. 14

1.1.6. Tổng quan về phương pháp luyện tập trong dạy học Mỹ thuật ở Tiểu học.... 16

1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................... 18

1.2.1. Mục tiêu môn Mỹ thuật ở nhà trường Tiểu học ................................................ 18

1.2.2. Những điểm đổi mới của chương trình Mỹ thuật ở Tiểu học.......................... 18

1.2.3. Tìm hiểu tình hình dạy và học môn Mỹ thuật ở trường Tiểu học .................... 20

Chương 2: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP TRONG

DẠY HỌC MÔN MỸ THUẬT LỚP 4 Ở TIỂU HỌC ........................................... 26

2.1. Mục tiêu, nội dung chương trình môn Mỹ thuật lớp 4 ở Tiểu học. .................... 26

2.2.1. Mục tiêu môn Mỹ thuật lớp 4 ở Tiểu học........................................................... 26

2.2.2. Cấu trúc và nội dung chương trình SGK Mỹ thuật lớp 4 ở Tiểu học ............. 26

2.2. Phương pháp dạy học các phân môn Mỹ thuật lớp 4 ở Tiểu học........................ 28

2.2.1. Phương pháp dạy - học vẽ trang trí .................................................................... 28

2.2.2. Phương pháp dạy - học vẽ theo mẫu................................................................... 29

2.2.3. Phương pháp dạy - học vẽ tranh.......................................................................... 30

2.2.4. Phương pháp dạy - học tập nặn tạo dáng .......................................................... 32

2.2.5. Phương pháp dạy - học thường thức mỹ thuật................................................... 33

2.3. Dạy học sử dụng phương pháp luyện tập trong các phân môn Mỹ thuật lớp 4 ở

Tiểu học. ............................................................................................................................ 33

2.3.1. Dạy học sử dụng phương pháp luyện tập trong phân môn : Vẽ trang trí. ..... 34

2.3.2. Dạy học sử dụng phương pháp luyện tập trong phân môn : Vẽ theo mẫu ..... 37

2.3.3. Dạy học sử dụng phương pháp luyện tập trong phân môn : Vẽ tranh............ 41

2.3.4.Dạy học sử dụng phương pháp luyện tập trong phân môn:Tập nặn tạo dáng. ........ 45

2.3.5. Dạy học sử dụng phương pháp luyện tập trong phân môn : Thường thức mỹ

thuật.................................................................................................................................... 46

2.4. Mối quan hệ giữa phương pháp luyện tập với các phương pháp dạy học khác

trong môn Mỹ thuật lớp 4 ở Tiểu học. ........................................................................... 50

2.4.1. Phương pháp luyện tập kết hợp với các phương pháp dạy học trực quan..... 50

2.4.2. Phương pháp luyện tập kết hợp vớ phương pháp gợi mở. ............................... 51

2.4.3. Phương pháp luyện tập kết hợp với phương pháp trò chơi học tập................ 53

2.4.4. Phương pháp luyện tập kết hợp với phương pháp làm việc theo nhóm.......... 55

2.4.5. Sử dụng phương pháp luyện tập kết hợp với các phương pháp dạy học khác

trong dạy học môn Mỹ thuật lớp 4 ở Tiểu học.............................................................. 58

2.5. Sử dụng phương pháp luyện tập kết hợp với các đồ dùng dạy học trong dạy học

môn Mỹ thuật lớp 4 ở Tiểu học. ..................................................................................... 59

2.5.1. Đồ dùng dạy - học.................................................................................................. 59

2.5.2. Tác dụng của đồ dùng dạy - học.......................................................................... 61

2.5.3. Sử dụng phương pháp luyện tập kết hợp với các loại đồ dùng dạy - học trong

môn Mỹ thuật lớp 4 ở Tiểu học. ...................................................................................... 61

2.6. Cách thiết kế, tổ chức tiến hành phương pháp luyện tập với các hình thức dạy

học môn Mỹ thuật lớp 4 ở Tiểu học. .............................................................................. 63

2.6.1. Hình thức tổ chức hoạt động Cá nhân:............................................................... 64

2.6.2. Hình thức tổ chức hoạt động Nhóm:................................................................... 64

2.6.3. Hình thức tổ chức hoạt động Lớp: ...................................................................... 65

2.6.4. Hình thức tổ chức hoạt động Cặp bàn:............................................................... 65

2.6.5.Các hình thức hoạt động ngoại khoá ................................................................... 65

2.7. Sử dụng phương pháp luyện tập để phát huy tính tích cực học tập và khả năng

sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Mỹ thuật lớp 4. .......................................... 66

2.7.1. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh....................................................... 66

2.7.2. Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh .......................................................... 67

2.8. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp luyện tập trong học môn Mỹ thuật lớp 4

đạt hiệu quả. ...................................................................................................................... 69

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................................... 71

3.1. Mục đích thực nghiệm.............................................................................................. 71

3.2. Chuẩn bị thực nghiệm .............................................................................................. 71

3.2.1. Địa điểm thực nghiệm........................................................................................... 71

3.2.2. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................................... 76

3.2.3.Nội dung thực nghiệm............................................................................................ 77

3.2.4. Tiêu chí đánh giá ................................................................................................... 77

3.3. Tiến hành thực nghiệm............................................................................................. 77

3.4. Kết quả thực nghiệm................................................................................................. 89

3.4.1. Bài 25. Vẽ tranh: Đề tài trường em..................................................................... 89

3.4.2. Bài 27. Vẽ trang trí :Trang trí lọ hoa.................................................................. 90

3.5. Tổng kết thực nghiệm............................................................................................... 91

PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................... 92

1. Kết luận chung.............................................................................................................. 92

2. Một số ý kiến đề xuất................................................................................................... 93

2.1. Đối với giáo viên....................................................................................................... 94

2.2. Đối với các cấp lãnh đạo ......................................................................................... 95

2.3. Hạn chế của đề tài .................................................................................................... 95

3. Một số hướng nghiên cứu sau đề tài .......................................................................... 96

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài

Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là: “Đào tạo con người Việt Nam phát

triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành

với lí tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm

chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước nhằm thực hiện hai mục tiêu chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam XHCN”. Trong đó, mục tiêu của giáo dục Tiểu học là giúp cho học

sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo

đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung

học cơ sở.

Để thực hiện mục tiêu trên, giáo dục phải đầu tư ngay từ bậc học đầu tiên đó là

bậc học Tiểu học. Do đó, việc truyền đạt những tri thức qua tất cả các môn học

nhằm cung cấp cho các em những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người . Từ đó

hình thành cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết để các em có thể vận dụng

vào cuộc sống.

Nằm trong hệ thống các môn học ở bậc Tiểu học, Mỹ thuật là môn học có vị

trí khá quan trọng. Môn học này giúp học sinh có những kiến thức và kĩ năng cơ

bản về mỹ thuật như : đường nét, hình khối, màu sắc, vận dụng những tri thức này

để tiến hành trên bài vẽ. Đồng thời môn học còn rèn cho học sinh kĩ năng luyện tập,

góp phần phát triển tư duy sáng tạo, giáo dục thẩm mỹ, hình thành những phẩm chất

của người lao động mới : cần cù, cẩn thận, tiết kiệm làm việc khoa học, có kế hoạch

và tác phong nhanh nhẹn.

Mỹ thuật là môn học thuộc lĩnh vực năng khiếu, tùy vào đặc điểm của từng

khối lớp, từng chương, từng bài mà người giáo viên sử dụng nhiều phương pháp

dạy học khác nhau nhằm phát huy năng khiếu của học sinh. Dạy học mỹ thuật ở

Tiểu học, người giáo viên sử dụng nhiều phương pháp trong đó có phương pháp

luyện tập. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến không chỉ trong môn Mỹ

thuật mà trong các môn học khác như: Tiếng Việt, Toán, Thủ công - Kĩ thuật, Tự

2

nhiên và xã hội... Chỉ thông qua việc luyện tập học sinh mới thể hiện được năng lực

của chính các em. Việc luyện tập, thực hành thường xuyên còn là động lực thúc đẩy

ý chí không ngừng cố gắng, vươn tới cái đẹp hoàn thiện, rèn tính kiên trì, bền bỉ,

phát huy óc sáng tạo và khiếu thẩm mỹ. Phương pháp luyện tập giúp học sinh ghi

nhận lại những sự vật hiện tượng trong cuộc sống một cách sinh động, cụ thể.

Vì vậy, để dạy tốt môn Mỹ thuật người giáo viên cần phối hợp nhiều phương

pháp dạy học một cách linh hoạt, nhằm tích cực hóa hoạt động học tập và phát huy

năng lực tự học của học sinh. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm ,nhược

điểm, tác dụng nhất định nên người giáo viên cần phải nắm rõ yêu cầu và sử dụng

phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học. Trong dạy học

môn Mỹ thuật thì phương pháp dạy học có vai trò phát triển năng lực thực hành trên

từng bài tập cụ thể.Trên cơ sở đó giúp giáo viên nắm rõ tình hình học tập của từng

em đồng thời điều chỉnh hoạt dộng dạy sao cho phù hợp với tiến trình bài học.

Như vậy, việc sử dụng phương pháp luyện tập vào dạy học môn Mỹ thuật ở

lớp 4 nói riêng và môn Mỹ thuật nói chung là rất cần thiết. Xuất phát từ những lí do

trên tôi quyết định chọn đề tài : "Sử dụng phương pháp luyện tập trong dạy học

môn Mỹ thuật lớp 4 ở Tiểu học". Nhằm làm rõ nội dung và cách sử dụng phương

pháp luyện tập đem lại hiệu quả cao trong dạy học Mỹ thuật lớp 4 ở Tiểu học.

2. Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu nội dung và việc sử dụng phương pháp luyện tập trong dạy học

môn Mỹ thuật lớp 4.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm giúp việc sử dụng phương pháp luyện tập

vào giảng dạy môn Mỹ thuật đạt hiệu quả cao.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

- Nội dung dạy học môn Mỹ thuật lớp 4, ở Tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

- Việc sử dụng phương pháp luyện tập trong dạy học môn Mỹ thuật lớp 4 ở

Tiểu học.

3

4. Giả thuyết khoa học

Ở các trường Tiểu học, môn học Mỹ thuật là môn học năng khiếu, số tiết học

còn ít. Đôi khi, học sinh chưa thể hoàn thành bài tập trên lớp nên giáo viên phải cho

học sinh về nhà làm bài. Chính vì vậy, việc giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập

một cách hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Mỹ thuật theo

mục tiêu môn học đề ra.

5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến các phương

pháp dạy học ở Tiểu học và phương pháp luyện tập trong trong dạy học môn Mỹ

thuật.

- Tìm hiểu nội dung chương trình môn Mỹ thuật lớp 4 và phương pháp dạy

học Mỹ thuật ở lớp 4.

- Thiết kế một số bài học Mỹ thuật lớp 4 có sử dụng phương pháp luyện tập.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để làm rõ việc sử dụng phương pháp luyện

tập nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học môn Mỹ thuật

lớp 4.

- Đề xuất một số ý kiến, biện pháp nhằm giúp giáo viên sử dụng tốt phương

pháp luyện tập trong dạy học môn Mỹ thuật ở lớp 4.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp luyện tập trong môn Mỹ thuật lớp 4 ở

trường Tiểu học Hải Vân – TP. Đà Nẵng.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Tiến hành thu thập tài liệu, sách, báo có liên quan đến đề tài. Sau đó, chúng

tôi tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn thông tin

có liên quan đến môn Mỹ thuật ở Tiểu học, trọng tâm là sử dụng phương pháp

luyện tập trong dạy học môn Mỹ thuật lớp 4 để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.

6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát : Dự giờ một số tiết dạy mẫu môn Mỹ thuật lớp 4.

4

- Phương pháp điều tra bằng Anket : Tiến hành điều tra trên giáo viên và học

sinh để tìm hiểu thực tiễn dạy và học môn Mỹ thuật lớp 4 ở trường Tiểu học.

- Phương pháp thực nghiệm : Tiến hành giảng dạy một số tiết Mỹ thuật lớp 4,

tại cơ sở thực tập.

7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Nghiên cứu đề tài này giúp tôi từng bước tích lũy kinh nghiệm để sau này,

tôi có thể giảng dạy tốt môn Mỹ thuật và các môn học khác ở trường Tiểu học.

- Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả học tập

cho học sinh trong môn Mỹ thuật, khi tôi ra trường giảng dạy tại các trường Tiểu

học.

8. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm có 3 phần:

- Phần mở đầu

- Phần nội dung : gồm 3 chương

Chương 1 : Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp luyện tập

trong dạy học môn Mỹ thuật lớp 4 ở Tiểu học.

Chương 2 : Biện pháp sử dụng phương pháp luyện tập trong dạy học môn Mỹ thuật

ở lớp 4 ở Tiểu học.

Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm

- Phần kết luận.

5

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ

DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP TRONG DẠY HỌC

MÔN MỸ THUẬT LỚP 4 Ở TIỂU HỌC.

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Phương pháp

Ta thường nghe nói : Phương pháp làm việc, phương pháp tư duy, phương

pháp biện chứng, phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá, phương pháp thực

nghiệm, phương pháp quan sát...Như vậy, phương pháp là cách, lối, cách thức hoặc

phương cách, phương thức... để giải quyết một vấn đề. Nói tóm lại , phương pháp là

cách thức để làm một việc nào đó.

1.1.1.2. Phương pháp dạy học

a. Các khái niệm

Phương pháp dạy học là một khái niệm rất trìu tượng vì nó không mô tả những

trạng thái, những tồn tại tĩnh trong thế giới hiện thực, mà chủ yếu mô tả phương

pháp vận động trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

Phương pháp dạy học, là phương pháp được xây dựng và vận dụng vào một

quá trình cụ thể - quá trình dạy học. Đây là một quá trình đặc trưng bởi tính hai mặt,

bao gồm hai hoạt động : hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hai hoạt

động này cùng xảy ra trong cùng một thời gian, có mối quan hệ biện chứng. Hoạt

động đó được diễn ra như sau: thầy giáo cung cấp kiến thức và tổ chức cho học sinh

tiếp nhận. Thầy giáo cần nghĩ cách dạy và tổ chức như thế nào để học sinh tiếp nhận

được tốt – đó là phương pháp dạy. Học sinh cũng cần có cách học như thế nào để

lĩnh hội kiến thức từ thầy giáo sao cho có hiệu quả nhất – đó là phương pháp học.

Vì vậy, phương pháp dạy học là tổng hợp những cách thức làm việc của cả thầy và

trò. Trong quá trình thực hiện những cách thức đó người thầy phải giữ vai trò tổ

chức, điều khiển để giúp học sinh chủ động, tích cực giải quyết nhiệm vụ học tập.

6

Như vậy, phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học.

- Phương pháp dạy : Phương pháp tổ chức nhận thức, phương pháp điều khiển

các hoạt động trí tuệ và thực hành, phương pháp giáo dục ý thức và thái độ dúng

đắn cho học sinh.

- Phương pháp học: Phương pháp tự nhận thức và rèn luyện để hình thành hệ

thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thực hành góp phần hình thành nhân cách người học.

Hai phương pháp này không tồn tại độc lập mà nó liên quan và phụ thuộc lẫn

nhau, chúng vừa là mục đích và nguyên nhân tồn tại của nhau.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học:

+ Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải

quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học ( I.u

.K. Babanxki, 1981).

+ Phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của

giáo viên nhằm tổ chức những hoạt động tổ chức và thực hành của học sinh, đảm

bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn ( I.Ia. Lecne, 1981).

+ Theo quan điểm logic, phương pháp dạy học là những thủ thuật logic được

sử dụng để giúp học sinh nắm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách tự giác.

+ Theo bản chất của nội dung, phương pháp dạy học là sự vận động của nội

dung dạy học.

Như vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về phương pháp dạy học. Mặc dù chưa

có ý kiến thống nhất về khái niệm phương pháp dạy học, tuy nhiên từ những định

nghĩa trên cho thấy hầu hết các tác giả đều thừa nhận phương pháp dạy học có

những dấu hiệu đặc trưng sau:

+ Phương pháp dạy học phản ánh sự vận động quá trình nhận thức của học

sinh nhằm đạt được mục đích đề ra.

+ Phương pháp dạy học phản ánh sự vận động của nội dung đã được nhà

trường quy định.

+ Phương pháp dạy học phản ánh cách thức trao đổi thông tin giữa thầy và

trò.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!