Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen và Phương pháp đại số trong tổ chức hoạt động giải bài tập về dao động cơ điều hoà theo hướng phát huy tính tích cực của Học sinh trung học phổ thông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
--------
NGUYỄN MẠNH THẮNG
SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP GIẢN ĐỒ FRE-NEN VÀ PHƢƠNG
PHÁP ĐẠI SỐ TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP
VỀ DAO ĐỘNG CƠ ĐIỀU HOÀ THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH THPT
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lý
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS.Nguyễn Thị Hồng Việt
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới
cô giáo hướng dẫn khoa học, PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Việt, người đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô
giáo trong khoa Vật Lý và Khoa Sau Đại Học Đại Học Sư Phạm Thái
Nguyên; các đồng nghiệp, thầy giáo, cô giáo trường Trung học phổ thông Tân
Yên số 1 và Trung học phổ thông Tân Yên số 2 huyện Tân Yên tỉnh Bắc
Giang; cùng gia đình bạn bè đã động viên, giúp đỡ tác giả trong thời gian làm
luận văn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Nguyễn Mạnh Thắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong
một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Mạnh Thắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa…………………………………….............................................i
Lời cảm ơn…………………………………………………………............... ii
Lời cam đoan………………………………………………………................iii
Mục lục…………………………………………………………………..... ...iv
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt………………………………….........ix
Danh mục các hình vẽ, bảng biểu……………………………………….........x
MỞ ĐẦU …………………………………………………………….....……1
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………….……..1
2. Phạm vi nghiên cứu……………….………………………………………..3
3. Mục tiêu đề tài …………………………….……………………………….3
4. Giả thuyết khoa học……………………….………………………………..3
5. Đối tượng nghiên cứu…………………….………………………………...4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………....4
7. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...4
8. Cấu trúc luận văn…………………………………………………………...5
NỘI DUNG…………………………………………………………………...7
Chƣơng I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG PHƢƠNG
PHÁP GIẢN ĐỒ FRE-NEN VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐẠI SỐ TRONG TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP VỀ DAO ĐỘNG CƠ ĐIỀU HOÀ
THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG…………....………………………………….7
1.1 Phương pháp giải bài tập vật lý...….....………………….……………….7
1.1.1 Vai trò của bài tập Vật lý…………………………………...…………...7
1.1.2 Lựa chọn và sử dụng bài tập trong dạy học Vật lý………………...…....9
1.1.3 Phương pháp giải bài tập Vật lý ……………...………………………...9
1.1.4 Phương tiện giải bài tập Vật lý………………..…………………….....13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v
1.1.4.1 Phương pháp số.………………………..………………..…………..13
1.1.4.2 Phương pháp đại số…………..………..………………….………....13
1.1.4.3 Phương pháp đồ thị .............................................................................14
1.2 Tính tích cực……………………….……………………………….........17
1.2.1 Tính tích cực nhận thức là gì?………………………………………....17
1.2.2 Đặc điểm của tính tích cực …………...……………………………….18
1.2.3 Biểu hiện của tính tích cực trong hoạt động nhận thức…………….....19
1.2.3.1 Một vài đặc điểm về tính tích cực của HS…………………………...21
1.2.3.1.1 Tính tích cực bên ngoài và tính tích cực bên trong………...……...21
1.2.3.1.2 Tính tích cực của học sinh có mặt tự phát và mặt tự giác ……….21
1.2.4 Vai trò của tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong hoạt
động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý……………...………….22
1.2.5 Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của hoạt động……....23
1.2.6 Các tiêu chí đánh giá tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học
sinh…………………………………………………………………………..24
1.2.6.1 Mức độ hoạt động của học sinh trong giờ học………………………24
1.2.6.2 Sự tập trung chú ý của học sinh trong giờ học….…………………...25
1.2.6.3 Kết quả học tập ……...…………….………………………….....…25
1.3 Cơ sở thực tiễn về sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen và phương pháp
đại số trong tổ chức hoạt động giải bài tập về dao động cơ điều hoà theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh trung học phổ thông………….…26
1.3.1 Lập phiếu điều tra…………….………………………………………..27
1.3.2 Đánh giá kết quả điều tra………………………………………...….…27
Kết luận chƣơng I………………………………………………………......29
CHƢƠNG II: SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP GIẢN ĐỒ FRE-NEN VÀ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi
PHƢƠNG PHÁP ĐẠI SỐ ĐỂ GIẢI BÀI TẬP VỀ DAO ĐỘNG CƠ
ĐIỀU HÒA THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG……………........................................30
2.1 Xây dựng tiến trình giải bài tập về dao động điều hòa sử dụng phương
pháp giản đồ Fre-nen và phương pháp đại số theo hướng phát huy tính tích
cực cho học sinh trung học phổ thông…………………............... ………….30
2.1.1 Kết hợp phương pháp giản đồ Fre-nen và phương pháp đại số để giải
bài tập về dao động cơ điều hoà theo hướng phát huy tính tích cực cho học
sinh trung học phổ thông………………………………………….…………31
2.1.2 Xây dựng tiến trình giải bài tập về dao động điều hòa sử dụng phương
pháp giản đồ Fre-nen và phương pháp đại số theo hướng phát huy tính tích
cực cho học sinh trung học phổ thông……………..……………...................31
2.2 Đặc điểm về nội dung kiến thức và sơ đồ cấu trúc logic nội dung chương
“Dao động cơ” - Vật lý lớp 12………....................................................……35
2.2.1 Đặc điểm về nội dung kiến thức chương Dao động cơ - Vật lý lớp
12…………………………………………………………………...……......35
2.2.2 Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ………………….………….39
2.2.2.1 Mục tiêu về kiến thức……………….……………………………….39
2.2.2.2 Mục tiêu về kĩ năng ………………………………………………...40
2.2.2.3 Mục tiêu về thái độ…………………….…………………………....40
2.2.3 Sơ đồ cấu trúc lô gíc nội dung chương Dao động cơ - Vật lý lớp 12….40
2.3 Phân dạng các bài tập chương Dao động cơ………….………………….41
2.3.1 Nguyên tắc phân dạng các bài tập …………………………………….41
2.3.2 Cơ sở phân dạng các bài tập chương Dao động cơ…………….……...42
2.3.3 Phân dạng các bài tập chương Dao động cơ…………………….……..43
2.4 Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động giải bài tập về dao động điều hoà
chương “Dao động cơ” với sự vận dụng phương pháp giản đồ Fre-nen và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii
phương pháp đại số theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận
thức của học sinh ……………………………………………………………60
2.4.1 Đề xuất vận dụng phương pháp giản đồ Fre-nen và phương pháp đại số
theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh
………………………………………………………………..…...............…60
2.4.2 Đề xuất việc thiết kế tiến trình kết hợp phương pháp giản đồ Fre-nen và
phương pháp đại số theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận
thức của học sinh …………………………………….…………..………….61
2.4.3 Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động giải bài tập về dao động điều hoà
chương “Dao động cơ” với sự vận dụng phương pháp giản đồ Fre-nen và
phương pháp đại số theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận
thức của học sinh ……………………………………………………………62
Kết luận chƣơng 2……………………………………….………...……….88
CHƢƠNG III: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM……….…………………....90
3.1 Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm……………………..…...90
3.1.1 Mục đích…………………………………………………………….....90
3.1.2 Nhiệm vụ……………………………………………………….……...90
3.2 Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm……………………….…..90
3.2.1 Đối tượng……………………………………………………………....90
3.2.2 Nội dung ……………………………….……………………………...90
3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm…………..…………………………91
3.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm ……………..………………………………...91
3.3.2 Tiến hành dạy thực nghiệm và quan sát giờ học…………..…………..91
3.3.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm…...…………………………..92
3.3.4 So sánh kết quả thực nghiệm sư phạm với giả thuyết khoa học đã đề
ra…………………..…………………………………………………………92
3.4 Tổ chức thực nghiệm sư phạm.………………………………………….92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii
3.4.1 Chuẩn bị thực nghiệm………………………………………………....92
3.4.2 Tiến hành thực nghiệm sư phạm……………..………………………..93
3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm…………..……………………..93
3.5.1 Tiêu chí đánh giá ...................................................................................93
3.5.2 Các tham số thống kê đặc trưng.............................................................94
3.5.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm …………………...………….92
3.5.3.1 Đánh giá định tính………...…………………………………………92
3.5.3.2 Đánh giá định lượng thông qua xử lí, phân tích bài kiểm tra bằng
phương pháp thống kê ………………………………………………………97
3.5.3.3 Nhận xét ...........................................................................................102
KẾT LUẬN CHƢƠNG III………………………………..………… ..…103
KẾT LUẬN CHUNG…………………………………………..…………104
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................107
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ix
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ĐC Đối chứng
DĐĐH Dao động điều hoà
GV Giáo viên
HS Học sinh
HĐNT Hoạt động nhận thức
PP Phương pháp
SGK Sách giáo khoa
SBT Sách bài tập
THPT Trung học phổ thông.
TN Thực nghiệm
TNSP Thực nghiệm sư phạm
TTC Tính tích cực
VTCB Vị trí cân bằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn x
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG
Trang
Hình 1.1 Mối liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hoà – giản
đồ Fre-nen……………………………………………………...................….15
Hình 2.2 Vòng tròn lượng giác……………………………………….……...17
Hình 2.3 Xác định thời gian, thời điểm chuyển động……………………….47
Hình 2.4. Xác định thời gian lớn nhất, bé nhất trong quãng đường S…….…48
Hình 2.5. Xác định quãng đường lớn nhất, bé nhất trong thời gian t…….….54
Hình 2.6. Xác định quãng đường chuyển động…………………….………..55
Hình2.7. Tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số… ……58
Bảng 1.1: Bảng đánh giá kết quả học tập của HS………………...…………26
Bảng 2.1 Phân phối chương trình chương Dao động cơ……….…………..38
Bảng 3.1: Thống kê biểu hiện của TTC của HS……………………………..96
Bảng 3.2: Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra……...…………97
Bảng 3.3: Bảng xếp loại kiểm tra……………………………………………98
Bảng 3.4: Phân phối tần suất kết quả kiểm tra………………………………99
Bảng 3.5 Phân phối tần số luỹ tích………….……….……………………..100
Bảng 3.6 Bảng tổng hợp các tham số ……………………….………..……102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp giáo dục, Đảng và nhà nước ta đã xác định: “Giáo dục
là quốc sách hàng đầu”. Để thực hiện mục tiêu đề ra, Nghị Quyết Hội nghị lần
thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quán triệt: “Đổi mới mạnh mẽ
phương pháp(PP) giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương
pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học…”[2].
Giáo dục cần tạo ra đội ngũ lao động có khả năng đáp ứng được đòi hỏi
mới của xã hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính
năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác
làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Với yêu cầu đó, ngành
giáo dục nước ta phải đổi mới toàn diện về: mục tiêu giáo dục, về chương
trình, sách giáo khoa (SGK), đội ngũ giáo viên (GV), phương tiện dạy học và
đặc biệt là PP dạy học.
Mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn đổi mới đã được chỉ rõ trong Nghị
Quyết Trung ương khóa VIII lần 2: “Một mặt phải đảm bảo cho thế hệ trẻ tiếp
thu những tinh hoa của nền văn hóa nhân loại, mặt khác phải phát huy tính
năng động của mỗi cá nhân, bồi dưỡng năng lực sáng tạo, bồi dưỡng tình
cảm, thái độ cho HS”[2].
Như vậy, việc nghiên cứu các PP giáo dục nhằm phát huy tính tích cực (TTC)
trong hoạt động nhận thức (HĐNT) của HS để nâng cao chất lượng dạy học là
vấn đề cấp thiết đối với mọi GV và các nhà quản lý giáo dục. Nó đã và đang
trở thành một xu hướng ở các trường phổ thông hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Trong dạy học vật lý, bài tập vật lý rất quan trọng, giúp HS hiểu sâu hơn
các hiện tượng các quy luật Vật lý, biết phân tích và vận dụng chúng vào việc
giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Thông qua bài tập ở hình thức này
hay hình thức khác, tạo điều kiện cho HS vận dụng linh hoạt những kiến thức
để tự lực giải quyết thành công những tình huống cụ thể khác nhau thì những
kiến thức đó mới trở nên sâu sắc và trở thành vốn riêng của HS. Đặc biệt
trong quá trình giải bài tập, với những tình huống cụ thể, HS phải sử dụng các
thao tác tư duy khác nhau như: so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng
hoá, … để giải quyết vấn đề. Vì vậy, trong quá trình giải bài tập, tư duy HS có
cơ hội để rèn luyện và phát triển tư duy, óc tưởng tượng, khả năng độc lập
trong suy nghĩ và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, cũng như rèn luyện
tính kiên trì của HS.
Các kiến thức vật lý ở chương trình trung học phổ thông (THPT)
thường gắn liền với hiện tượng tự nhiên và thực tế cuộc sống. Do vậy để giải
quyết được vấn đề đặt ra trong cuộc sống thì HS cần am hiểu và biết vận dụng
các kiến thức đó vào thực tế cuộc sống. Và bài tập vật lý là một trong các yếu
tố giúp cho HS giải quyết vấn đề trên.
Vấn đề đặt ra là: Trong khoảng thời gian cho phép HS phải giải xong
các bài tập và tránh được những sai sót có thể mắc phải trong quá trình tính
toán và có thể kiểm tra được kết quả một cách nhanh chóng.
Trong chương “Dao động cơ” vật lí 12, nếu chỉ sử dụng PP giải toán áp
dụng các công thức đại số thì HS phải thực hiện nhiều phép tính lượng giác,
điều này gây nhiều khó khăn cho HS. Ngoài ra, sự thay đổi cách dùng hàm
cosin thay cho hàm sin trong chương trình, SGK mới so với SGK cũ và một
số sách tham khảo cũng gây ra sự lúng túng cho HS khi giải các bài toán này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Vậy làm cách nào giúp HS giải được các bài toán của chương “Dao động cơ”
- Vật lí 12 mà không gặp nhiều rắc rối ở các công thức toán học, đồng thời
giúp HS tính toán chính xác và có thể phát huy được TTC của HS trong
HĐNT?
Vấn đề sử dụng PP giản đồ Fre-nen và PP đại số trong dạy học chương
“Dao động cơ” đã có một số tác giả đề cập tới trong các công trình nghiên
cứu của mình như: Bùi Thị Vinh, Trần Thế An, ...
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng PP
giản đồ Fre-nen và PP đại số trong tổ chức hoạt động giải bài tập về dao
động cơ điều hoà theo hướng phát huy TTC của HS THPT”.
2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu trong phạm vi:
+ Các bài tập chương “Dao động cơ” - Vật lý 12.
+ Sử dụng PP giản đồ Fre-nen và PP đại số trong tổ chức hoạt động giải bài
tập về dao động cơ điều hoà theo hướng phát huy TTC trong HĐNT nhằm
góp phần nâng cao kết quả học tập cho HS.
+ Đối tượng HS: trường THPT Tân Yên số 1 và trường THPT Tân Yên số 2.
3. Mục tiêu đề tài
Sử dụng PP giản đồ Fre-nen và PP đại số trong tổ chức hoạt động giải bài tập
về dao động cơ điều hòa theo hướng phát huy TTC trong HĐNT của HS
nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập cho HS THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Nếu tổ chức hoạt động giải bài tập về dao động cơ điều hoà theo hướng
phát huy TTC có sử dụng PP giản đồ Fre-nen và PP đại số thì có thể góp phần
nâng cao kết quả học tập cho HS THPT.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động giải bài tập về dao động điều hòa chương “Dao động cơ”
với việc sử dụng PP giản đồ Fre-nen và PP đại số cho HS THPT.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về thiết kế giờ dạy bài tập vật lý theo
hướng phát huy TTC của HS:
+ PP giải bài tập Vật lý.
+ PP Fre-nen và PP đại số
+ TTC của HS trong học tập.
6.2. Điều tra thực trạng việc sử dụng PP giản đồ Fre-nen và PP đại số
trong tổ chức hoạt động giải bài tập về dao động cơ điều hòa theo hướng phát
huy TTC cho HS ở trường THPT Tân Yên số 1 và trường THPT Tân Yên số
2.
6.3. Vận dụng lý luận và thực tiễn để xây dựng tiến trình hoạt động giải
bài tập chương Dao động cơ.
6.4. Thực nghiệm sư phạm(TNSP).
7. PP nghiên cứu
* PP nghiên cứu lý thuyết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các văn bản của nhà nước và của
nghành về giáo dục ở trường THPT.
- Nghiên cứu các PP dạy học.
- Nghiên cứu HĐNT, TTC trong HĐNT của HS.
- Nghiên cứu chương trình, SGK, SBT, sách giáo viên và tài liệu tham
khảo có liên quan đến chương “ Dao động cơ ” - Vật lí 12.
- Nghiên cứu PP giản đồ Fre-nen và PP đại số.
* PP nghiên cứu thực tiễn.
- Nghiên cứu nhận thức của học sinh về PP giản đồ Fre-nen.
- Nghiên cứu tình hình thực tế về việc sử dụng PP giản đồ Fre-nen và
PP đại số trong việc giải bài tập vật lý của HS trường THPT Tân Yên số 1 và
HS trường THPT Tân Yên số 2 tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang thông qua
phiếu điều tra.
* PP TNSP.
- Tiến hành TNSP có ĐC tại trường THPT để đánh giá kết quả của đề
tài.
* PP thống kê toán học
- Để sử lý các kết quả TN của đề tài.
8. Cấu trúc luận văn
I. Mở đầu.