Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng phương pháp dự án trong dạy học địa lý lớp 11 trung học phổ thông
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
943

Sử dụng phương pháp dự án trong dạy học địa lý lớp 11 trung học phổ thông

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

Y LAN NI YA

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN

TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH: CỬ NHÂN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN

TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH: CỬ NHÂN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

Người hướng dẫn:

PGS.TS Đậu Thị Hòa

Người thực hiện:

Y Lan Ni Ya

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018

LỜI CAM ĐOAM

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết

quả nghiên cứu đều là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa

từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào không gắn liền với những sự hỗ trợ,

giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay dán tiếp của người khác. Trong suốt thời

gian từ khi bắt đầu học tập tại giảng đường Đại học đến nay, tôi đã nhận được rất

nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Quý Thầy, Cô và các anh chị học viên khác.

Tôi gửi lời tri ân đến Ban chủ nhiệm khoa Địa lí trường Đại học sư phạm Đà

Nẵng và quý thầy cô trong khoa đã giảng dạy nhiệt tình, cung cấp nhiều kiến thức

trong quá trình học tập.

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô PGS.TS Đậu Thị Hòa người đồng hành,

sát cánh cùng tôi, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành tốt trong đề tài của

mình lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Quý Thầy, Cô giáo Địa lí cùng các em

học sinh trường THPT Sào Nam, THPT Thái Phiên tỉnh Quảng Nam đã tham gia và

hợp tác cùng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Ngoài ra, để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ gia đình,

quý bằng hữu và các anh chị học viên khác.

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018

Tác giả

Y Lan Ni Ya

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................... 11

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........................................................................ 12

3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU........................................................ 13

3.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 13

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................... 13

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................ 13

4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 13

4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 13

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................... 14

5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết ............................................................ 14

5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................... 14

5.3. Phương pháp thống kê toán học .......................................................................... 15

6. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN.......................................................................... 15

B. NỘI DUNG.......................................................................................................... 16

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG

PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG.................................................................................................................... 16

1.1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN............................................................... 16

1.1.1. Khái niệm dạy học dự án. ................................................................................ 16

1.1.2. Đặc điểm của dạy học dự án. ........................................................................... 17

1.1.3. Các hình thức cơ bản của dạy học dự án. ......................................................... 18

1.1.4. Vai trò của dạy học dự án. ............................................................................... 20

1.1.5. Hạn chế của dạy học dự án. ............................................................................. 21

1.2. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN. ....

1.2.1. Khái niệm thiết kế và tổ chức........................................................................... 21

1.2.2. Khái niệm thiết kế và tổ chức dự án học tập..................................................... 22

1.2.3. Vai trò của việc thiết kế và tổ chức dự án học tập. ........................................... 22

1.2.4. Phương hướng chung thiết kế và tổ chức dự án học tập.................................... 23

1.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO

KHOA ĐỊA LÍ 11 – BAN CƠ BẢN. ......................................................................... 24

1.3.1. Mục tiêu của chương trình Địa lí 11................................................................. 24

1.3.1.1. Về kiến thức................................................................................................. 24

1.3.1.2. Về kỹ năng................................................................................................... 24

1.3.1.3. Về thái độ .................................................................................................... 25

1.3.2. Đặc điểm nội dung chương trình Địa lí 11. ...................................................... 25

1.3.3. Cấu trúc các bài trong sách giáo khoa Địa lí 11................................................ 26

1.3.4. Thời lượng của các nội dung được phân phối trong chương trình Địa lí 11. .........

1.4. ĐẶC ĐIỂM TÂM, SINH LÝ HỌC SINH LỚP 11. ........................................... 29

1.4.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi................................................................................... 29

1.4.2. Đặc điểm thể chất trí tuệ. ................................................................................. 30

1.4.3. Đặc điểm nhân cách......................................................................................... 32

1.5. YÊU CẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ DẠY HỌC DỰ ÁN....................... 32

1.6. THỰC TRẠNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG ĐỊA LÍ LỚP 11 Ở MỘT SỐ

TRƯỜNG THPT. ...................................................................................................... 33

1.6.1. Mục đích, thời gian, địa điểm, nội dung, phương pháp tổ chức khảo sát, điều

tra. 33

1.6.2. Kết quả khảo sát, điều tra................................................................................. 34

1.6.2.1. Quan niệm của giáo viên.............................................................................. 34

1.6.2.2. Thực trạng sử dụng phương pháp dự án. ...................................................... 36

1.6.2.3. Cơ sở vật chất ở trường THPT phục vụ cho dạy học dự án........................... 37

1.6.2.4. Hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học dự án. ............................................ 38

1.6.3. Ưu, nhược điểm. .............................................................................................. 42

1.6.4. Nguyên nhân thực trạng................................................................................... 43

1.6.5. Kết luận chung................................................................................................. 44

Chương 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.................................................................................. 46

2.1. KHẢ NĂNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG CHƯƠNG

TRÌNH ĐỊA LÍ 11 THPT .......................................................................................... 46

2.2. THIẾT KẾ DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THPT................................ 46

2.2.1. Nguyên tắc thiết kế. ......................................................................................... 46

2.2.2. Quy trình thiết kế............................................................................................. 49

2.2.3. Các dự án thiết kế trong dạy học Địa lí 11 ....................................................... 52

2.3. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ĐỊA LÍ 11 THPT. .................................. 56

2.3.1. Yêu cầu tổ chức dạy học dự án. ....................................................................... 56

2.3.1.1. Đối với giáo viên. ......................................................................................... 56

2.3.1.2. Đối với học sinh............................................................................................ 57

2.3.1.3. Yêu cầu về phương tiện dạy học. .................................................................. 57

2.3.1.4. Yêu cầu về hình thức tổ chức........................................................................ 58

2.3.2. Quy trình tổ chức dạy học dự án. ..................................................................... 58

2.3.2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án........................................................................ 59

2.3.2.2. Giai đoạn 2: Thực hiện dự án ...................................................................... 61

2.3.2.3. Giai đoạn 3: Tổng kết dự án......................................................................... 64

2.3.3. Các lưu ý khi tổ chức dạy học dự án............................................................. 65

2.3.4. Thiết kế bài dạy học Địa lí theo phương pháp dự án. ....................................... 66

2.3.4.1 Mẫu dự án 1................................................................................................... 66

2.3.4.2. Mẫu giáo án 2............................................................................................... 86

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................... 97

3.1. MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM.................... 97

3.1.1. Mục đích thực nghiệm. .................................................................................... 97

3.1.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm. .................................................................. 97

3.1.3. Nhiệm vụ thực nghiệm..................................................................................... 99

3.1.4. Phương pháp thực nghiệm. .............................................................................. 99

3.1.5. Nội dung thực nghiệm. .................................................................................... 99

3.1.6. Quy trình thực nghiệm. .................................................................................. 100

3.2. BÀI THỰC NGHIỆM. ..................................................................................... 102

3.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM....................................................... 102

3.3.1. Kết quả thực nghiệm số 1 .............................................................................. 102

3.3.2. Kết quả thực nghiệm số 2 .............................................................................. 102

3.3.3. Kết quả thực nghiệm số 3 .............................................................................. 103

3.4. KẾT LUẬN CHUNG THỰC NGHIỆM. .......................................................... 106

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 108

1. KẾT LUẬN......................................................................................................... 108

2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 108

2.1. Đối với sở Giáo dục và Đào tạo........................................................................ 108

2.2. Đối với cán bộ quản lí nhà trường. ................................................................... 109

2.3. Đối với giáo viên Địa lí. ................................................................................... 109

2.4. Đối với học sinh................................................................................................ 109

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 110

PHỤ LỤC............................................................................................................... 111

DANH MỤC VIẾT TẮT

CHBH Câu hỏi bài học

CHĐH Câu hỏi định hướng

CHKQ Câu hỏi khái quát

CHND Câu hỏi nội dung

DAHT Dự án học tập

DHDA Dạy học dự án

ĐC Đối chứng

ĐHSP Đại học sư phạm

ĐTB Điểm trung bình

GV Giáo viên

HS Học sinh

KT – XH Kinh tế - xã hội

PPDH Phương pháp dạy học

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

SGK Sách giáo khoa

SL Số lượng

SS Sĩ số

TN Thực nghiệm

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. THÔNG TIN TỔNG HỢP Ý KIẾN GIÁO VIÊN NHẬN THỨC VỀ

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN ...................................................................25

Bảng 1.2. TỔNG HỢP Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DẠY

HỌC DỰ ÁN Ở TRƯỜNG THPT.........................................................................26

Bảng 1.3. TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN ...................................................................28

Bảng 1.4. TỔNG HỢP Ý KIẾN HỌC SINH NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ CÁC

DỰ ÁN HỌC TẬP ................................................................................................30

Bảng 3.1. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM TẠI 2 TRƯỜNG THPT......90

Bảng 3.2. THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỂM SỐ CỦA HỌC SINH SAU KHI THỰC

NGHIỆM TẠI TRƯỜNG THPT SÀO NAM ........................................................92

Bảng 3.3. THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỂM SỐ CỦA HỌC SINH SAU KHI THỰC

NGHIỆM TẠI TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN.....................................................92

Bảng 3.4. THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỂM SỐ CỦA HỌC SINH SAU KHI THỰC

NGHIỆM...............................................................................................................93

Bảng 3.5. THỐNG KẾ PHÂN PHỐI TẦN SUẤT KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM...93

Bảng 3.6. TỔNG HỢP CÁC THAM SỐ ĐẶC TRƯNG SAU KHI THỰC

NGHIỆM...............................................................................................................95

A. MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục phổ thông nước ta đang được thực hiện bước chuyển từ chương trình

tiếp cận giáo dục nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ

quan tâm tới học sinh (HS) học được cái gì đến chỗ học sinh vận dụng được cái gì

qua việc học. Tại nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, ban Chấp hành Trung ương khóa

XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

đào tạo đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát của đổi mới là: “Giáo dục con người Việt Nam

phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình,

yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ

bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả…”.

Nền giáo dục Việt Nam đang trên đà đổi mới, đã bước đầu tiếp cận với một số

phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới, trong đó phải kể đến phương pháp dạy

học dự án (DHDA).

Nền kinh tế - xã hội (KT – XH) khu vực và trên thế giới ngày càng phát triển,

Việt Nam đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kèm theo đó là

các kỹ thuật mới, máy móc với công nghệ hiện đại mới ra đời. Hơn lúc nào hết

chúng ta đều hiểu được những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con

người. Đó chính là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục hiện nay, đầu tư cho

giáo dục là đầu tư quan trọng nhất trong tất cả các loại đầu tư.

Chương trình Địa lí 11 trung học phổ thông (THPT) hiện nay trang bị cho HS

những kiến thức bên ngoài đất nước còn lạ lẫm đối với các em HS, điều này kích

thích được sự tò mò, thích thú khi tìm hiểu nó. Ở độ tuổi 17, 18 các em đủ kiến thức

và kỹ năng căn bản để tìm hiểu, học hỏi theo cách của riêng mình. Vì trình độ nhận

thức, năng lực học tập sở thích của mỗi HS mỗi khác. Giáo viên (GV) cần nắm bắt

được điều đó, để biết cách vận dụng các PPDH thích hợp. Vì vậy, việc nghiên cứu

về lý thuyết cũng như thực tiễn của phương pháp mang tính cấp thiết không chỉ đối

với chương trình Địa lí THPT nói chung và Địa lý lớp 11 nói riêng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!