Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua
MIỄN PHÍ
Số trang
24
Kích thước
644.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
748

Sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện

nhằm phát huy tính tích cực học tập của học

sinh thông qua dạy học hóa học vô cơ lớp 11

chương trình nâng cao trung học phổ thông

Đinh Thanh Tú

Trường Đại học Giáo dục

Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60.14.10

Người hướng dẫn: PGS. TS. Đặng Thị Oanh

Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn của quá

trình daỵ hoc̣ hóa hoc̣ ở

trường phổ thông : cơ sở lí luận về phương hướng đổi mới phương pháp dạy học

(PPDH) hóa học; cơ sở lí luận về phát huy tính tích cực học tập của học sinh (HS)

trong quá trình dạy học (QTDH); cơ sở lí luận về phương pháp đàm thoại (PPĐT)

trong đó đi sâu vào PPĐT phát hiện; nghiên cứu cơ sở thực tiễn: tiến hành điều tra

thực tế việc thiết kế và sử dụng câu hỏi trong dạy học hóa học của giáo viên dạy hóa

học ở trường THPT (trung học phổ thông). Nghiên cứu mục tiêu, chương trình sách

giáo khoa, đặc biệt là ba chương đầu của lớp 11 chương trình nâng cao. Nghiên cứu

nguyên tắc, quy trình, phương pháp thiết kế câu hỏi trong phương pháp đàm thoại phát

hiện. Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp theo phương pháp đàm thoại phát hiện cho

một số nội dung phần hóa học vô cơ lớp 11 - nâng cao. Thiết kế hoạt động dạy học

cho một số bài học có sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện phần hoá học vô cơ

lớp 11 chương trình nâng cao. Tiến hành thực nghiệm sư phạm khẳng định tính đúng

đắn, hiệu quả của các nội dung nghiên cứu.

Keywords: Phương pháp giảng dạy; Hóa học; Lớp 11; Trung học phổ thông; Hóa học

vô cơ

Content

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trước những yêu cầu cấp bách của sự phát triển khoa học kĩ thuật và phục vụ sự

nghiệp phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Luật Giáo dục được Quốc hội nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 7 năm 2005 đã quán triệt tại mục 2

điều 28: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,

sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương

pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực

tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Theo Socrates￾một triết gia Hi Lạp cổ đại - thế kỷ thứ III trước CN đã nói “ Dạy học là nghệ thuật đặt câu

2

hỏi”. “ Học tốt bắt đầu bằng câu hỏi chứ không phải câu trả lời”- Gayclaxton- GS Giáo dục

và giám đốc phát triển của CLIO Đại học Bristol.

Vì vậy dạy học phải chú trọng vào việc đặt ra những cơ hội, điều kiện học tập thuận

lợi cho học sinh. Hầu hết các giáo viên có kinh nghiệm đều sử dụng rất nhiều kỹ thuật đặt câu

hỏi khi giảng dạy trên lớp, tại nhóm cũng như khi giảng cho từng cá nhân HS. Câu hỏi được

sử dụng thường xuyên trong dạy học, nó xâm nhập vào tất cả các phương pháp dạy học, với

nhiều mục đích khác nhau như kiểm tra, đánh giá, tổ chức nghiên cứu tài liệu mới, hoàn thiện

củng cố kiến thức. Nhiều chuyên gia giáo dục, các GV giỏi, nhiều kinh nghiệm đều cho rằng

câu hỏi giữ vai trò quan trọng trong dạy học, là một trong các công cụ đắc lực cho GV; đặt

câu hỏi là “một trong những cách cơ bản để GV kích thích HS suy nghĩ và học tập”. Tuy

nhiên để đặt được những câu hỏi phù hợp, tạo cơ hội cho học sinh tham gia lĩnh hội kiến thức

một cách tích cực nhất, kích thích và phát triển tư duy, đồng thời tác động đến tình cảm, đem

lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh không phải là việc đơn giản. Trong thực tế,

thường những giáo viên nhiều kinh nghiệm sẽ làm việc này tốt hơn những giáo viên ít kinh

nghiệm; rất nhiều giáo viên thường chỉ dừng lại ở việc sử dụng câu hỏi để tái hiện kiến thức,

như vậy chưa kích thích được học sinh tư duy.

Phương pháp đàm thoại (PPĐT) phát hiện là một trong những phương pháp dạy học

tích cực, HS không những lĩnh hội được nội dung trí dục một cách tích cực mà còn học được

cả PP nhận thức và diễn đạt tư tưởng bằng lời nói. Trong phương pháp dạy học này hệ thống

câu hỏi có vai trò vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng lĩnh hội của cả

lớp, do đó, phải hướng tư duy của HS đi theo một logic hợp lí, kích thích tích cực tìm tòi, trí

tò mò khoa học và cả sự ham muốn giải đáp.

Vậy làm thế nào để xây dựng được hệ thống câu hỏi hợp lí, tích cực hóa hoạt động

nhận thức của học sinh khi sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện? Đó chính là lí do

chúng tôi lựa chọn, nghiên cứu đề tài: “Sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện nhằm

phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua dạy học hóa học vô cơ lớp 11

chương trình nâng cao trung học phổ thông”

2. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi theo phương pháp đàm thoại phát hiện cho các

bài lên lớp phần hóa học vô cơ lớp 11, chương trình nâng cao , nhằm tích cực hóa hoạt động

của người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường phổ thông.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

1. Nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn của quá

trình dạy học hóa học ở trường

phổ thông :

+ Cơ sở lí luận về phương hướng đổi mới PPDH hóa học.

+ Cơ sở lí luận về phát huy tính tích cực học tập của HS trong QTDH.

+ Cơ sở lí luận về PPĐT trong đó đi sâu vào PPĐT phát hiện.

+ Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Tiến hành điều tra thực tế việc thiết kế và sử dụng câu

hỏi trong dạy học hóa học của giáo viên dạy hóa học ở trường THPT.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!