Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng phương pháp chi phí sử dụng vốn xác định cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 81 - 86
81
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CỦA DOANH NGHIỆP
Nguyễn Việt Dũng*
, Mai Thanh Giang, Dương Thanh Tình
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Lý thuyết về cơ cấu vốn hiện đại cho rằng có tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu mà ở đó nhà quản trị
doanh nghiệp có thể tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn hoặc gia tăng giá trị doanh nghiệp. Hiện nay
có nhiều phương pháp để xác định cơ cấu vốn tối ưu, tuy nhiên việc lượng hóa còn gặp nhiều khó
khăn. Bài báo này sử dụng phương pháp chi phí sử dụng vốn để xác định cấu trúc vốn tối ưu với
trường hợp của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.
Từ khóa: Cơ cấu vốn tối ưu, nguồn vốn, doanh nghiệp
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có
thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để
đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh
doanh. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh
nghiệp cần phối hợp sử dụng các nguồn vốn
để tạo ra một cơ cấu nguồn vốn hợp lý đem
lại chi phí sử dụng vốn thấp nhất hoặc tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xác
định cụ thể cơ cấu vốn tối ưu trong thực tiễn
hoạt động của doanh nghiệp là vấn đề khó
khăn. Hiện nay có nhiều phương pháp để xác
định cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp như
phương pháp chi phí sử dụng vốn, phương
pháp giá trị hiện tại được điều chỉnh, phương
pháp so sánh và phương pháp phân tích hồi
quy. Mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược
điểm khác nhau, trong bài viết này tác giả
giới thiệu phương pháp chi phí sử dụng vốn
áp dụng với trường hợp của công ty cổ phần
xi măng Bỉm Sơn niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội.
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ SỬ
DỤNG VỐN XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VỐN
TỐI ƯU
Phương pháp chi phí sử dụng vốn tiếp cận
theo quan điểm cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu
vốn mà tại đó tối thiểu hóa chi phí sử dụng
vốn và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.
Nội dung của phương pháp này trải qua các
bước cơ bản sau:
* Tel: 0915.644.857
Bước 1: Xác định chi phí sử dụng vốn vay tại
mỗi hệ số nợ.
Chi phí sử dụng nợ vay là tỷ lệ sinh lời cần
thiết phải đạt được từ việc sử dụng nợ vay để
giữ cho thu nhập của các chủ sở hữu hiện tại
không bị sụt giảm. Để xác định cơ cấu vốn tối
ưu, việc ước lượng chi phí sử dụng nợ vay
không chỉ dừng lại việc ước lượng chi phí sử
dụng nợ vay hiện tại mà còn chi phí sử dụng
nợ vay tương ứng với các hệ số nợ khác nhau.
Muốn xác định được điều này, phương pháp
phổ biến là dựa vào một hệ thống xếp hạng
tín nhiệm. Tại mỗi mức tín nhiệm, ta có thể
xác định mức bù rủi ro tương ứng, qua đó làm
cơ sở xác định chi phí sử dụng vốn vay tại
mỗi mức hệ số nợ.
Bước 2: Xác định chi phí sử dụng vốn cổ
phần tại mỗi hệ số nợ.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm có ba
bộ phận chính, đó là: cổ phiếu ưu đãi, cổ
phiếu thường và lợi nhuận giữ lại. Chi phí
riêng lẻ của từng nguồn vốn trên sẽ tác động
đến chi phí vốn chủ sở hữu, từ đó, tác động
đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Việc tính
toán chi phí sử dụng vốn cổ phần tại mỗi hệ
số nợ sẽ bắt đầu bằng việc ước lượng hệ số
beta khi tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần
(βU). Beta không có đòn bẩy (βU) được xác
định theo công thức sau:
E
D
1 (1 t) *
β
β
L
U
Trong đó: D : Số tiền vay nợ ; E: Vốn chủ sở
hữu ; t : Thuế suất thuế TNDN