Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn
PREMIUM
Số trang
124
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
704

Quản lý vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

––––––––––––––––––––––––––––

VI THỊ THÚY

QUẢN LÝ VỐN VAY ỦY THÁC

CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

TẠI HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2021

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

––––––––––––––––––––––––––––

VI THỊ THÚY

QUẢN LÝ VỐN VAY ỦY THÁC

CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

TẠI HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH BẮC KẠN

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN TUẤN ANH

THÁI NGUYÊN - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi.

Các số liệu và nội dung trong luận văn là trung thực khách quan, dựa trên kết quả

thu nhập các thông tin, tài liệu thực tế, các tài liệu tham khảo đã được công bố. Mọi

sự giúp đỡ đã được cảm ơn đầy đủ.

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2021

Tác giả

Vi Thị Thuý

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp với đề tài: "Quản Lý vốn vay ủy thác

của Ngân hàng chính sách xã hội tại Hội liên hiệp phụ nữ Tỉnh Bắc Kạn" trước

hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị

kinh doanh Thái Nguyên, lãnh đạo phòng Đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi quan

tâm, động viên để tôi có thời gian tham gia tốt trong quá trình viết Luận văn và

hoàn thành Luận văn đúng thời gian quy định.

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Tuấn Anh là giảng viên của

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã hướng dẫn trực

tiếp trong suốt quá trình tôi làm đề tài luận văn này. Xin cảm ơn các giảng viên của

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã trang bị, hướng

dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình trong quá trình tôi làm luận văn này củng cố cho tôi

những kiến thức quan trọng về quản lý nhà nước, làm cơ sở cho tôi thực hiện thành

công đề tài Luận văn tốt nghiệp.

Xin cảm ơn toàn thể các cán bộ công chức Ngân hàng Chính sách xã hội,

Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã dành thời gian trả lời những câu hỏi của tôi và cung

cấp thông tin và số liệu chính xác về các chỉ tiêu, chính sách, kế hoạch, chương

trình, báo cáo về thực trạng về công tác vay vốn ủy thác để tôi thực hiện nghiên cứu

và hoàn thành tốt đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình đúng hạn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2021

Tác giả

Vi Thị Thuý

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................... viii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ................................................................................3

5. Kết cấu của luận văn................................................................................................4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN VAY

ỦY THÁC CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TẠI HỘI LIÊN

HIỆP PHỤ NỮ...........................................................................................................5

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội LHPN.............5

1.1.1.Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................5

1.1.2.Vai trò của việc ủy thác cho vay vốn của NHCSXH đối với HLHPN ..............8

1.1.3. Đặc điểm vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội LHPN .................................8

1.1.4. Nội dung quản lý vốn vay uỷ thác của NHCSXH tại Hội LHPN...................10

1.1.5. Nhiệm vụ các bên trong quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội

LHPN tỉnh .................................................................................................................12

1.1.6.Nội dung quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội LHPN....................15

1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội

liên hiệp phụ nữ tỉnh..................................................................................................23

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chương trình nhận ủy thác cho vay tín dụng ưu

đãi trên thế giới .........................................................................................................26

iv

1.2.1.Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chương trình nhận ủy thác cho vay tín

dụng qua NHCSXH tại Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Ninh....................................26

1.2.2.Tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................28

1.2.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tiến quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH

tại Hội LHPN ............................................................................................................29

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................31

2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................31

2.2. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................31

2.2.1.Nguồn thông tin, số liệu...................................................................................31

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu..........................................................32

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................32

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................33

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng cho vay vốn ủy thác .................................33

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý vốn vay ủy thác ...........................34

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả sử dụng và vay vốn ủy thác ..........................34

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ỦY

THÁC CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN TẠI

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ.....................................................................................36

3.1. Khái quát về Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn ...............................................36

3.1.1. Lịch sử hình thành...........................................................................................36

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ...................................................................................37

3.2. Khái quát về NHCSXH tỉnh Bắc Kạn................................................................38

3.2.1.Lịch sử hình thành............................................................................................38

3.2.2. Hệ thống tổ chức quản lý ................................................................................39

3.2.3. Cơ cấu tổ chức của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn ..................................................40

3.2.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn..................42

3.3. Thực trạng quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội liên hiệp phụ nữ

tỉnh Bắc Kạn..............................................................................................................52

3.3.1. Thực trạng công tác quản lý lập kế hoạch cho vay uỷ thác của NH CSXH

tại HLHPN tỉnh .........................................................................................................52

v

3.3.2. Thực trạng công tác quản lý chấp hành cho vay uỷ thác của NH CSXH

tại HLHPN tỉnh .........................................................................................................54

3.3.3. Theo dõi, kiểm tra và xử lý nợ ........................................................................69

3.3.4. Đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm............................................................79

3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội

phụ nữ tỉnh Bắc Kạn..................................................................................................83

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

VỐN VAY ỦY THÁC CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TẠI

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH BẮC KẠN ......................................................86

4.1. Định hướng chung..............................................................................................86

4.1.1. Định hướng của Nhà nước và chính phủ ........................................................86

4.1.2. Định hướng của tỉnh........................................................................................86

4.2. Một số giải pháp.................................................................................................87

4.2.1. Các giải pháp đặc thù ......................................................................................87

4.2.2. Các giải pháp chung........................................................................................89

4.3. Kiến nghị..........................................................................................................100

4.3.1. Đối với NHCSXH TW..................................................................................100

4.3.2. Đối với HLHPN Việt Nam............................................................................101

4.3.3. Đối với UBND các cấp .................................................................................101

KẾT LUẬN............................................................................................................102

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104

PHỤ LỤC...............................................................................................................107

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

1 BHXH Bảo hiểm Xã hội

2 BHYT Bảo hiểm Y tế

3 BTXH Bảo trợ xã hội

4 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại Hóa

5 CNXH Chủ nghĩa xã hội

6 CSGN Chính sách giảm nghèo

7 ĐH Đại học

8 DTTS Dân tộc thiểu số

9 HĐND Hội đồng nhân dân

10 HTX Hợp tác xã

11 KH Kế hoạch

12 LĐ-TB&XH Lao động, thương binh và Xã hội

14 LHPN Liên hiệp phụ nữ

15 NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội

16 NSNN Ngân sách nhà nước

17 NSTW Ngân sách trung ương

18 QĐ Quyết định

19 QLNN Quản lý Nhà nước

20 TDP Tổ dân phố

21 THPT Trung học phổ thông

22 THCS Trung học cơ sở

23 TK&VV Tiết kiệm và vay vốn

24 TP Thành Phố

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số Lượng Mẫu Khảo Sát ..........................................................................32

Bảng 3.1: Thực trạng kế hoạch cho vay giai đoạn nghiên cứu ................................53

Bảng 3.2: Thực trạng công tác cho vay giai đoạn nghiên cứu..................................54

Bảng 3.3: Đánh giá công tác thực hiện cho vay........................................................56

Bảng 3.4: Thời Hạn Cho Vay Theo Các Chương Trình Và Mục Đích Vay.............63

Bảng 3.5: Đánh giá về các quy định cho vay nguồn vốn ưu đãi của các hộ điều tra .......74

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NH CSXH tỉnh Bắc Kạn ...........................................40

Hình 3.2: Thực trạng nhân sự NH CSXH tỉnh Bắc Kạn chia theo phòng ban .........41

Hình 3.3: Thực trạng nhân sự NH CSXH tỉnh Bắc Kạn chia theo trình độ..............41

Hình 3.4: Quy trình giải ngân vốn vay ủy thác của NHCSXH.................................49

Hình 3.5: Tổng hợp các tổ Tiết kiệm và Vay vốn theo đơn vị nhận uỷ thác qua

các năm của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn ....................................................59

Hình 3.6: So sánh các tổ TK&VV theo địa bàn........................................................60

Hình 3.7: Tỷ lệ hộ vay thông qua chương trình uỷ thác của NH CSXH với

HLHPN ..................................................................................................61

Hình 3.8: Dư nợ theo địa bàn do Hội phụ nữ quản lý...............................................64

Hình 3.9: Tổng số dư nợ theo đối tượng cho vay do Hội phụ nữ quản lý ................66

Hình 3.10: Chất lượng các tổ Tiết kiệm và Vay vốn năm 2019 do Hội phụ nữ

quản lý....................................................................................................71

Hình 3.11: Đánh giá hoạt động ủy nhiệm cho vay vốn của tổ TK&VV năm 2019 ......71

Hình 3.12: Tỷ lệ số hộ vay vốn trả lời việc kiểm tra, giám sát và hỗ trợ sau khi

cho vay vốn của NHCSXH huyện do Hội phụ nữ quản lý năm 2019 ...75

Hình 3.13: Đánh giá của cán bộ quản lý các cấp về hoạt động quản lý và điều

hành vốn vay do Hội phụ nữ quản lý của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn

năm 2019................................................................................................76

Hình 3.14: Đánh giá của cán bộ quản lý các cấp về tình hình sử dụng vốn vay

theo mục đích của các hộ vay vốn .........................................................77

Hình 3.15: Tình hình kết quả thoát nghèo và cải thiện cuộc sống thông qua

chương trình vay vốn ủy thác do Hội phụ nữ quản lý của NHCSXH

tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn nghiên cứu ..............................................79

Hình 3.16: Tình hình kết quả tạo việc làm, học sinh, sinh viên được vay vốn và

nhà ở cho người nghèo được xây dựng thông qua chương trình vay

vốn ủy thác do Hội phụ nữ quản lý của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn

trong giai đoạn nghiên cứu ....................................................................80

Hình 3.17: Tình hình kết quả các công trình NS & VSMT được xây dựng thông

qua chương trình vay vốn ủy thác do Hội phụ nữ quản lý của

NHCSXH tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn nghiên cứu.............................81

Hình 3.18: Tỷ lệ hộ vay vốn trả lời về mức độ cải thiện của một số tiêu chí sau

khi vay vốn do Hội phụ nữ quản lý........................................................82

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài

của toàn Đảng, toàn dân ta. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách

hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo vươn lên thoát nghèo. Một trong những chính sách đó

là chính sách tín dụng ưu đãi. Ngày 4/10/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số

78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đồng thời Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/TTg thành lập Ngân

hàng Chính sách Xã hội để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối

tượng chính sách khác.

Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) được Chính phỉ giao thực hiện các

chương trình tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính

sách khác. Tín dụng CSXH là một chính sách quan trọng trong chính sách của Đảng

và Nhà nước Việt Nam, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hoạt động của

NHSCXH. Nhờ có vốn vay của NHCSXH, hàng năm tỷ lệ đói nghèo cả nước liên

tục giảm, tỷ lệ hộ thoát nghèo vươn lên làm giàu tăng, người dân trên địa bàn tỉnh

Bắc Kạn có nhiều cơ hội nâng cao dân trí, phát triển kinh tế xã hội, miền núi tiến

kịp với miền xuôi. Trong những năm qua nhờ các chương trình tín dụng chính sách

đã giúp người dân tỉnh Bắc Kạn làm quen với việc vay vốn để kinh doanh, tạo thu

nhập, nâng cao trình độ SXKD và quản lý vốn.

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Bắc Kạn thực hiện việc cho

vay tín dụng ưu đãi theo phương thức trực tiếp cho vay đến người vay và ủy thác

cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội khác theo hợp đồng ủy thác.

Một trong những tổ chức chính trị - xã hội đó là Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc

Kạn (Hội LHPN). Việc uỷ thác cho vay thong HLHPN nhằm tận dụng mạng lưới

hội viên rộng khắp và các hội viên cũng là một trong những đối tượng chính cho

vay của NH CSXH.

Nằm trong chủ trương chung của Nhà nước, ngay từ khi được Ngân hàng

CSXH ủy thác, Hội LHPN Bắc Kạn đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đạt hiệu quả

cao.Đứng trước thực trạng này Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Ngân hàng CSXH

tỉnh thực hiện chương trình vốn vay ủy thác cho hội viên phụ nữ vay nhằm phát

triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ngay tại địa phương.

2

Các cấp Hội phụ nữ trên cả nước nói chung và Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn nói

riêng nhận ủy thác cho vay từ Ngân hàng CSXH đã góp phần cùng với chính quyền

đã đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước đến đúng đối tượng, giúp

người nghèo tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi, góp phần thực hiện thành công

chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, trong công tác quản

lý của các cơ sở Hội phụ nữ còn nhiều hạn chế, hiệu quả của việc sử dụng tín dụng

ưu đãi chưa cao, còn nhiều hộ nghèo chưa tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ưu

đãi. Các nhu cầu trước đây có liên quan đến ưu đãi đã có nhưng hình thành ở nơi

khác, đặc biệt ở lĩnh vực vốn vay ủy thác cho Hội liên hiệp phụ nữ trên địa bàn tỉnh

Bắc Kạn hầu như chưa có. Từ những hiệu quả do việc vay vốn ủy thác của Ngân hàng

chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn và những hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện, tác

giả chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý vốn vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã

hội tỉnh Bắc Kạn tại Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tỉnh

Bắc Kạn tại Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn (LHPN) mà đề xuất một số giải

pháp tăng cường quản lý vốn vay ủy thác này, nhằm giúp các đối tượng chính sách

tiếp cận và sử dụng hiệu quả vốn vay từ ngân hàng CSXH.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý vốn vay ủy thác của ngân hàng

chính sách xã hội tại Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn.

- Đánh giá thực trạng quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn

tại Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn những năm qua.

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn vay ủy thác của

NHCSXH tỉnh tại Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn trong các năm tiếp theo.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến công tác quản lý

vốn vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội tại Hội LHPN tỉnh thông qua các

đối tượng sau:

- Hội viên phụ nữ vay vốn ủy thác của NHCSXH

- Nguồn vốn ủy thác của NHCSXH

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!