Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam - Quảng Bình
PREMIUM
Số trang
118
Kích thước
948.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1398

Quản lý vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam - Quảng Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ KHÁNH VINH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN TÍN DỤNG

ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 83 40 410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC

HUẾ, 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là kết quả nghiên cứu, độc lập của tác giả với sự

hướng dẫn khoa học của Giáo viên hướng dẫn Tiến sỹ Trần Thị Bích Ngọc. Các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Khánh Vinh

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, cộng tác của nhiều đơn vị và cá nhân. Tôi xin chân thành được bày tỏ sự cám ơn sâu

sắc nhất tới tất cả các đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong

quá trình học tập và nghiên cứu.

Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin gửi đến cô giáo TS.Trần Thị Bích Ngọc - người

đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực

hiện luận văn này.

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại

học cùng toàn thể các thầy, cô giáo và các cán bộ công chức của Trường Đại học

Kinh tế Huế đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình

học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình, các đồng nghiệp, các sở - ban – ngành, các đơn vị vay vốn

tín dụng đầu tư của Nhà nước đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công tác, trong

nghiên cứu để tôi có đủ thời gian tham gia và hoàn thành khoá học, thực hiện thành

công luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn gia đình, những người thân và bạn bè

đã chia sẽ cùng tôi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi học tập,

nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

iii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ KHÁNH VINH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KHINH TẾ Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ

CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH

QUẢNG BÌNH. 1. Tính cấp thiết của đề tài

Kết quả hỗ trợ cho sự phát triển của kinh tế đất nước từ nguồn vốn tín dụng đầu

tư trong thời gian qua đã chứng minh chủ trương đổi mới các giải pháp điều hành kinh

tế của Chính Phủ, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – tín dụng đã phát huy hiệu quả,

góp phần ổn định an sinh xã hội, giảm sự chênh lệch giữa các vùng, miền và phát triển

kinh tế đất nước. Tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng phát triển Việt

Nam - Chi nhánh Quảng Bình, công tác quản lý vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước còn

bộc lộ nhiều hạn chế như: hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, khả năng tự chủ nguồn vốn

hạn chế, dự án dở dang kéo dài, tỷ lệ nợ xấu cao…làm hạn chế hiệu quả của nguồn vốn

tín dụng đầu tư của Nhà nước. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác quản lý

vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh

Quảng Bình” làm luận văn thạc sỹ của mình.

2. Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tổng kết hàng năm

của Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình, Ngân hàng Phát triển

Việt Nam cũng như các tài liệu nghiên cứu hiện có về hoạt động ngân hàng được

đăng tải trên các báo, tạp chí, trên internet…

- Số liệu sơ cấp: Điều tra toàn bộ cán bộ nhân viên liên quan trực tiếp đến

công tác quản lý vốn tín dụng đầu tư và toàn bộ khách hàng (chủ đầu tư) đang có

quan hệ tín dụng với Chi nhánh.  Phương pháp tổng hợp và phân tích

- Phương pháp phân tích thống kê, phân tích tỷ lệ, so sánh tương đối, tuyệt

đối; Phương pháp thống kê mô tả. - Công cụ xử lý số liệu: Dữ liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Excel

3. Kết quả nghiên cứu

Dựa trên phân tích thực trạng và kết quả khảo sát nghiên cứu về công tác quản

lý vốn TDĐT của Nhà nước tác giả đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác

huy động vốn; tăng cường tìm kiếm khách hàng - đây là vấn đề sống còn của Chi

nhánh trong giai đoạn hiện nay; chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự

án; kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân; đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách;

cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật; đảm bảo quyền lợi cho cán bộ nhân viên theo hướng

gắn với kết quả công việc; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu

cầu quản lý trong tình hình mới.

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

CNH-HĐH

HĐQT

HĐTD

HTPT

NHTM

NHPT

NSNN

Quỹ HTPT

SXKD

TDĐT

VDB

Công nghiệp hoá hiện đại hoá

Hội đồng quản trị

Hợp đồng tín dụng

Hỗ trợ phát triển

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng Phát triển

Ngân sách Nhà nước

Quỹ Hỗ trợ phát triển

Sản xuất kinh doanh

Tín dụng đầu tư

Ngân hàng Phát triển Việt Nam

vi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN........................................................................................ iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .................................................v

MỤC LỤC................................................................................................................. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. ix

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ.............................................................................x

PHẦN I - MỞ ĐẦU ....................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

2.1 Mục tiêu chung......................................................................................................2

2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3

3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3

3.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3

4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu...........................................................................3

4.3 Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................................4

4.3.1. Đối với số liệu sơ cấp........................................................................................4

4.3.2. Đối với số liệu thứ cấp ......................................................................................4

5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4

PHẦN II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ

VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC.........5

1.1. Lý luận về vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước .....................................................5

1.1.1. Tín dụng đầu tư của Nhà nước..........................................................................5

1.1.2. Đặc điểm vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước....................................................7

1.1.3. Vai trò của vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước .................................................9

vii

1.2. Công tác quản lý vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.........................................13

1.2.1.Quan niệm về quản lý ......................................................................................13

1.2.2. Chức năng quản lý ..........................................................................................15

1.2.3 Nội dung quản lý vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước .....................................18

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý vốn TDĐT của Nhà nước.....................23

1.4. Sự cần thiết khách quan hoàn thiện công tác quản lý vốn TDĐT .....................28

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn TDĐT..................................30

1.6. Kinh nghiệm quản lý vốn TDĐT của Nhà nước của một số Chi nhánh Ngân

hàng Phát triển...........................................................................................................37

1.6.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh khu vực Thừa

Thiên Huế - Quảng Trị..............................................................................................37

1.6.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - CN Sơn La .....................39

1.6.3 Kinh nghiệm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - CN Nghệ An ..................40

1.6.4. Bài học kinh nghiệm được rút ra.....................................................................42

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN TÍN DỤNG ĐẦU

TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG

BÌNH .........................................................................................................................44

2.1.Tổng quan về Ngân hàng phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quảng Bình............44

2.1.1. Lịch sử phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ..................................44

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam .........................44

2.1.3. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam – CN Quảng Bình...................45

2.2.Tình hình biến động vốn, tài sản, kết quả hoạt động chưa phân phối. ...............47

2.3.Thực trạng công tác quản lý vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng

Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình..........................................................50

2.4. Hiệu quả công tác quản lý vốn TDĐT của Nhà nước tại VDB- Chi nhánh

Quảng Bình ...............................................................................................................60

2.5. Kết quả điều tra về công tác quản lý vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại VDB

- Chi nhánh Quảng Bình. ..........................................................................................67

2.5.1. Thông tin chung về đối tượng điều tra............................................................67

viii

2.5.2. Kết quả điều tra ...............................................................................................69

2.6. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn tín dụng đầu tư tại VDB- Chi nhánh

Quảng Bình ...............................................................................................................80

2.6.1. Kết quả đạt được .............................................................................................80

2.6.2. Hạn chế............................................................................................................80

2.6.3 Nguyên nhân hạn chế .......................................................................................81

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN TÍN

DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH

QUẢNG BÌNH..........................................................................................................83

3.1. Định hướng về tín dụng đầu tư của Nhà nước trong thời gian tới.....................83

3.2. Định hướng hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam đến năm 2020 và

tầm nhìn đến năm 2030 .............................................................................................84

3.3. Dự báo nhu cầu đầu tư phát triển của Tỉnh Quảng Bình ...................................86

3.4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại

Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình .......................................87

3.4.1. Giải pháp đối với VDB ...................................................................................87

3.4.2. Giải pháp đối với VDB– Chi nhánh Quảng Bình ...........................................90

PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................97

1. Kết luận ...............................................................................................................97

2. Kiến nghị ............................................................................................................. 908

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................100

Phụ lục.....................................................................................................................102

QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Dư nợ các hoạt động nghiệp vụ giai đoạn 2012-2016..............................47

Bảng 2.2: Biến động vốn, tài sản giai đoạn 2012-2016 ............................................48

Bảng 2.3:Kết quả hoạt động chưa phân phối giai đoạn 2012-2016..........................49

Bảng 2.4: Tỷ trọng nguồn huy động/dư nợ TDĐT giai đoạn 2012 ­ 2016...............51

Bảng 2.5:Tình hình biến động khách hàng giai đoạn 2012-2016 .............................53

Bảng 2.6 : Kết quả cho vay tín dụng đầu tư giai đoạn 2012 – 2016.........................54

Bảng 2.7 : Kết quả thực hiện thu nợ (gốc và lãi) giai đoạn 2012 – 2016 .................56

Bảng 2.8:Tình hình xử lý nợ tại Chi nhánh giai đoạn 2012-2016 ............................59

Bảng 2.9: Vòng quy vốn tín dụng giai đoạn 2012-2016...........................................61

Bảng 2.10 : Tốc độ tăng trưởng dư nợ vay giai đoạn 2012 – 2016 ..........................62

Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay TDĐT giai đoạn 2012 – 2016 .......................63

Bảng 2.12: Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách của các dự án giai đoạn 2012-2016 ......64

Bảng 2.13: Vốn đầu tư trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012-2016 ...........65

Bảng 2.14 : Tỷ lệ giải quyết việc làm từ các dự án trong tổng số lao động của Tỉnh

Quảng Bình giai đoạn 2012-2016 .............................................................................66

Bảng 2.15 : Thông tin chung về đối tượng điều tra ..................................................67

Bảng 2.16: Đánh giá của cán bộ Chi nhánh về công tác nguồn vốn.........................69

Bảng 2.17: Đánh giá của cán bộ Chi nhánh về công tác khách hàng .......................70

Bảng 2.18: Đánh giá của cán bộ Chi nhánh về công tác cho vay .............................71

Bảng 2.19: Đánh giá của cán bộ Chi nhánh về công tác thu hồi nợ vay ..................72

Bảng 2.20. Đánh giá của cán bộ Chi nhánh về công tác kiẻm tra giám sát ..............73

Bảng 2.21: Đánh giá của cán bộ Chi nhánh về công tác xử lý rủi ro........................74

Bảng 2.22 Đánh giá của khách hàng vay vốn về công tác khách hàng ...................75

Bảng 2.23: Đánh giá của khách hàng vay vốn về công tác cho vay ........................76

Bảng 2.24: Đánh giá của khách hàng vay vốn về công tác thu hồi nợ vay .............77

Bảng 2.25: Đánh giá của khách hàng vay vốn về công tác kiểm tra giám sát.........78

Bảng 2.26: Đánh giá của khách hàng vay vốn về công tác xử lý rủi ro...................79

x

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 2.1 : Kết quả thực hiện thu nợ gốc giai đoạn 2012 – 2016 ..............................57

Hình 2.2: Kết quả thực hiện thu nợ lãi giai đoạn 2012 – 2016.................................57

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam...................45

1

PHẦN I - MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào cũng vận động theo mục tiêu tăng

trưởng và phát triển không ngừng, để đạt được mục tiêu đó việc đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nhu cầu cấp

thiết, cần một lượng vốn đầu tư lớn mà bản thân các doanh nghiệp không thể tự đầu

tư được mà đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Cho vay dự án đầu tư bằng

nguồn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước là công cụ đắc lực để đáp ứng nhu cầu đó.

Sau hơn mười năm hoạt động theo hình thức một ngân hàng, Ngân hàng phát

triển Việt Nam (VDB) đã có nhiều nỗ lực trong việc tập trung các nguồn vốn trung

và dài hạn huy động được ở trong và ngoài nước để tài trợ cho các dự án phát triển

và các đối tượng đặc biệt trong nền kinh tế. Vốn của ngân hàng góp phần đẩy mạnh

tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xóa đói giảm nghèo. Đây là

giai đoạn ngân hàng hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động nghiệp vụ để phù

hợp với vai trò là công cụ của Chính phủ trong tài trợ phát triển. Trong khi sự tài trợ

từ các nguồn vốn có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước ngày càng hạn hẹp thì đòi

hỏi VDB phải tự chủ được trong cả hoạt động huy động vốn và hoạt động cấp tín

dụng. Với kết quả về vốn giải ngân hàng năm ở mức 4,2% so với tổng nhu cầu vốn

của nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu ở mức 15% tổng dư nợ (nếu tính theo chuẩn quốc tế thì

mức này cao hơn gấp 3 lần), chênh lệch giữa doanh thu từ lãi và chi phí trả lãi luôn

đạt giá trị âm ở mức khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi năm…cho thấy nếu không có những

điều chỉnh kịp thời từ cơ chế chính sách đến hoạt động nghiệp vụ thì VDB sẽ hoàn

toàn phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước.

Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình là đơn vị trực thuộc

của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Tính từ khi được thành lập đến nay, ngoài số

dư nợ kế thừ từ tổ chức cũ, VDB - Chi nhánh Quảng Bình đã thực hiện đầu tư vốn

cho các dự án trên địa bàn hơn 12.000 tỷ đồng. Sự thành công của một số dự án

như: Nhà máy xi măng Sông Gianh, Nhà máy xi măng Quảng Phúc, dự án trồng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!