Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản Lý Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Thành Phố Tam Điệp Tỉnh Ninh Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
TRẦN VĂN HƯNG
QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN NHƯ BẰNG
Hà Nội, 2022
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2022
Người cam đoan
Trần Văn Hưng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn Thạc sĩ, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều cá
nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới Thầy
giáo TS. Nguyễn Như Bằng đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên
cứu hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi tìm tài
liệu, nguồn tham khảo để hoàn thành luận văn này.
Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thiện Luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc có
phần nghiên cứu chưa sâu. Rất mong nhận được sự chỉ bảo thông cảm của các
thầy cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2022
Học viên
Trần Văn Hưng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC.........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ...............................................................................ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC................................................................................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước................................................................................................. 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm, vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
Nhà nước..................................................................................................... 7
1.1.3. Ý nghĩa của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ............ 11
1.1.4. Nội dung công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách Nhà nước .......................................................................................... 12
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách Nhà nước...................................................................... 25
1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước............................................................................................... 31
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà
nước của một số địa phương trong nước.................................................. 31
1.2.2. Bài học đối với thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình trong công tác
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước .................. 34
iv
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU36
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của của thành phố Tam Điệp, tỉnh
Ninh Bình..................................................................................................... 36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình........ 36
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình38
2.1.3. Đánh giá những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình................................... 49
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 51
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 51
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 55
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư xây dưng cơ bản từ
ngân sách Nhà Nước .................................................................................... 56
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản ....... 56
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản ........ 56
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh, quyết toán vốn đầu tư xây
dựng cơ bản .............................................................................................. 56
2.3.4. Chỉ tiêu về hoạt động giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm........... 57
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 58
3.1. Thưc trạng công tác quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Tam
Điệp.............................................................................................................. 58
3.1.1. Bộ máy quản lý vốn đầu tư của thành phố Tam Điệp .................... 58
3.1.2. Thực trạng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố Tam Điệp ............. 59
3.1.3. Công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng cơ bản .................... 61
3.1.4. Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư........................................ 62
3.1.5. Công tác lập kế hoạch và phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách Nhà nước...................................................................... 64
v
3.1.6. Thực trạng công tác tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh
Bình........................................................................................................... 69
3.1.7. Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà
nước trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.......................... 74
3.1.8. Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong công tác quản
lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành
Phố............................................................................................................ 80
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình 82
3.2.1. Nhóm yếu tố thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước........................ 82
3.2.2. Nhóm yếu tố thuộc chủ đầu tư, người sử dụng công trình ............. 87
3.2.3. Nhóm yếu tố thuộc về nhà thầu thi công công trình....................... 88
3.2.4. Nhóm yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước ............... 88
3.2.5. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường kinh tế - xã hội ......................... 90
3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình..... 91
3.3.1. Những thành công........................................................................... 91
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế ................................................................... 93
3.3.3. Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế.............................................. 95
3.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình ......... 98
3.4.1. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch vốn đầu tư ..................... 99
3.4.2. Hoàn thiện công tác quản lý giải ngân ........................................ 101
3.4.3. Hoàn thiện công tác quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng cơ bản
hoàn thành .............................................................................................. 103
vi
3.4.4. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát ở địa phương đối với quy
trình đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước............................ 105
3.4.5. Tổ chức hợp lý bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân
sách Nhà nước tại thành phố.................................................................. 107
3.4.6. Nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản
lý đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại thành phố......... 108
KẾT LUẬN.................................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 112
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản
XDCB Xây dựng cơ bản
NSNN Ngân sách nhà nước
TSCĐ Tài sản cố định
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện tại hóa
KT-XH Kinh tế - xã hội
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
CĐT Chủ đầu tư
QLNN Quản lý nhà nước
QL Quản lý
GTSX Giá trị sản xuất
LN Lâm nghiệp
NTM Nông thôn mới
KHCN Khoa học công nghệ
KBNN Kho bạc nhà nước
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thực trạng tài nguyên đất tại TP Tam Điệp, Ninh Bình năm 202137
Bảng 2.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của thành
phố Tam Điệp năm 2021................................................................................. 39
Bảng 2.3. Quy mô lấy mẫu điều tra thu thập thông tin................................... 53
Bảng 2.4. Thang đo Likert và mức đánh giá của thang đo ............................. 54
Bảng 3.1. Tình hình vốn đầu tư của thành phố Tam Điệp giai đoạn 2019 - 2021.59
Bảng 3.2. Tình hình thực hiện thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
trên địa bàn Thành phố Tam Điệp từ năm 2019 - 2021.................................. 63
Bảng 3.3. Kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước của thành phố
Tam Điệp giai đoạn 2019 - 2021 .................................................................... 65
Bảng 3.4. Một số dự án chính đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn
thành phố Tam Điệp giai đoạn 2019 - 2021 ................................................... 68
Bảng 3.5. Tình hình tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn thành
phố Tam Điệp giai đoạn 2019 - 2021 ............................................................. 70
Bảng 3.6. Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Tam
Điệp ................................................................................................................. 74
Bảng 3.7. Số lượng dự án được quyết toán trên địa bàn thành phố Tam Điệp
giai đoạn 2019 - 2021...................................................................................... 75
Bảng 3.8. Kết quả quyết toán các dự án hoàn thành trên địa bàn thành phố
Tam Điệp giai đoạn 2019 - 2021 .................................................................... 77
Bảng 3.9. Tình hình thanh tra, kiểm tra công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ
NSNN trên địa bàn thành phố Tam Điệp........................................................ 80
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc bộ máy quản lý vốn ĐTXDCB từ
NSNN trên địa bàn Thành phố Tam Điệp....................................................... 82
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của yếu tố thuộc năng lực và phẩm chất của đội ngũ
cán bộ tới công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn Thành phố
Tam Điệp......................................................................................................... 84
ix
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của yếu tố cơ sở kỹ thuật và trang thiết bị XDCB trên
địa bàn Thành phố Tam Điệp.......................................................................... 85
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của sự phối hợp, phân công trong bộ máy quản lý vốn
đầu tư XDCB trên địa bàn Thành phố Tam Điệp ........................................... 86
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc chủ đầu tư, người sử dụng tới
hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn Thành phố Tam
Điệp ................................................................................................................. 87
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc nhà thầu thi công xây dựng tới
công tác QL vốn ĐTXDCB tử NSNN trên địa bàn Thành phố Tam Điệp.... 88
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của cơ chế chính sách, pháp luật đến công tác QL vốn
ĐTXDCB tư NSNN trên địa bàn Thành phố Tam Điệp................................. 90
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý TP Tam Điệp.................................................... 36
Sơ đồ 3.1. Bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN thành phố Tam Điệp 58
Sơ đồ 3.2. Quy trình kiểm soát chi vốn ĐTXDCB qua KBNN Tam Điệp..... 72
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các công trình xây
dựng, tài sản cố định và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội,là tiền đề
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế, thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đầu tư xây dựng cơ bản được
thực hiện bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, nhưng vốn đầu tư XDCB từ
NSNN chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thành phố Tam Điệp nằm ở phía Tây Nam tỉnh Ninh Bình, trên trục
đường giao thông huyết mạch Quốc lộ 1A chạy song song với tuyến đường
sắt dài 11,7 km nối liền Bắc - Nam; Thành phố Tam Điệp được thành lập năm
1982 với tên gọi ban đầu là huyện Tam Điệp, Năm 2015 chính thức vươn lên
là thành phố cấp 2. Là thành phố bám dọc theo quốc lộ 1 A có ý nghĩa rất lớn
trong giao thông nối 2 miền Bắc Nam. Vì vậy thành phố có nhiều tiềm năng
lợi thế, đặc biệt là lợi thế trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, phát
triển đô thị.
Tuy nhiên sau 40 năm phát triển thành phố Tam Điệp đã trở thành
Thành phố công nghiệp, một số cơ sở hậ tầng đã được xây dượng để thu hút
đầu tư của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đời sống nhân dân được
nâng lên Mặc dù đạt được những thành công bước đầu, nhưng với xuất phát
điểm kinh tế thấp, nguồn vốn đầu tư XDCB của Thành phố Tam Điệp chủ yếu
từ NSNN vẫn còn hạn hẹp so với nhu cầu đầu tư, những kết quả trên vẫn còn
khiêm tốn và chưa đạt được mục tiêu mà Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính
phủ đã đề ra. Đề tài “"Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước tại thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình" được chọn nhằm đánh
giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB, chỉ ra những kết quả đạt
được, những hạn chế cần khắc phục và khuyến nghị, bổ sung hoàn thiện các
2
giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư, ứng dụng các
giải pháp đã đề xuất vào thực tiễn trong công tác điều hành quản lý vốn đầu tư
XDCB, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành
phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn
nghiên cứu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên
địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
+ Công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng cơ bản;
+ Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước;
+ Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước;
+ Công tác tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước;
3
+ Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước;
+ Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách Nhà nước.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi thành phố
Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ
năm 2019 đến năm 2021. Số liệu sơ cấp được thu thập trong đầu năm 2022.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản tử ngân sách Nhà nước.
- Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách
nhà nước trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
- Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
luận văn được chia thành 3 chương với các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước;
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản
- Đầu tư: Theo PGS. TS. Từ Quang Phương và PGS. TS. Phạm Mạnh
Hùng, có thể hiểu khái niệm đầu tư như sau: “Đầu tư là quá trình sử dụng
phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt được
kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện kinh tế”.
Nhà đầu tư bao gồm:
+ Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật
Doanh nghiệp;
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Hộ kinh doanh, cá nhân;
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài;
+ Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đầu tư có nhiều loại: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp (cho vay); đầu
tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đầu tư dài hạn thường gắn với đầu tư xây
dựng tài sản cố định - gắn với đầu tư xây dựng cơ bản.
Theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 3, khái niệm đầu tư được
hiểu: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc
vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư”.
Đầu tư XDCB được hiểu là việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc
cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao
chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.
5
1.1.1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Theo Luật Đầu tư năm 2014 thì: “Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để
thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.
Theo Nghị định 385-HĐBT ngày 7 tháng 11 năm 1990 của Hội đồng
Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Điều lệ quản lý XDCB đã ban
hành kèm theo Nghị định 232/NĐ-CP ngày 6/6/1981 thì “Vốn đầu tư xây
dựng cơ bản là toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư bao gồm:
chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí
thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các chi
phí khác được ghi trong tổng dự toán”.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành từ các nguồn sau:
- Vốn ngân sách nhà nước: Vốn NSNN được hình thành từ tích lũy của
nền kinh tế và được nhà nước bố trí trong kế hoạch ngân sách;
- Vốn tín dụng đầu tư bao gồm: Vốn của NSNN dùng để cho vay, vốn
huy động của các đơn vị trong nước và các tầng lớp dân cư, vốn vay dài hạn
của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế;
- Vốn tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi
thành phần kinh tế, đối với doanh nghiệp quốc doanh, vốn này hình thành tự
lợi nhuận, vốn khấu hao cơ bản để lại, tiền thanh lý tài sản và các nguồn thu
khác theo quy định của Nhà nước;
- Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài: Vốn này của các tổ chức, cá
nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam;
- Vốn vay nước ngoài bao gồm:
+ Vốn do Chính phủ vay theo hiệp định ký kết với nước ngoài, vốn do
các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trực tiếp vay của các tổ chức, cá nhân
ở nước ngoài và vốn do ngân hàng Đầu tư phát triển đi vay;
+ Vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài (ODA). Vốn huy động của
dân cư bằng tiền, vật liệu hoặc công cụ lao động. Ngân sách nhà nước là toàn