Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HOÀNG THỊ THỦY
QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐẢO,
TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HOÀNG THỊ THỦY
QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐẢO,
TỈNH VĨNH PHÚC
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đàm Thanh Thủy
THÁI NGUYÊN - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung và số liệu nghiên cứu được phản ánh trong Luận
văn này do tôi thực hiện, thu thập là trung thực chưa được sử dụng để bảo vệ Luận
văn nào khác.
Các thông tin trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc trích dẫn.
Thái Nguyên, ngày tháng năm
Tác giả
Hoàng Thị Thủy
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành nội dung của Luận văn, giúp cho cá nhân tôi bổ sung thêm kiến
thức phục vụ cho công việc và cuộc sống, tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học
Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên; Ủy ban nhân dân huyện Tam
Đảo, các Phòng ban của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và các tập thể, cá nhân liên
quan đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, công tác, nghiên
cứu hoàn thành Luận văn tốt nghiệp lớp thạc sĩ theo định hướng ứng dụng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới TS. Đàm Thanh Thủy, trường Đại học
Kinh tế và Quản trị kinh doanh - đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn thạc sĩ.
Thái Nguyên, ngày tháng năm
Tác giả
Hoàng Thị Thủy
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài...................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài.......................................................................... 5
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ THU NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN................................................................ 6
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện .................... 6
1.1.1. Khái niệm về thu ngân sách nhà nước và quản lý thu ngân sách nhà nước
cấp huyện........................................................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện ..... 9
1.1.3. Nội dung nghiên cứu quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện ....... 11
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện17
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện .................. 21
1.2.1. Thực tiễn về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Bắc
Hà, tỉnh Lào Cai .............................................................................................. 21
1.2.2. Thực tiễn về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn........................................................................................ 22
1.2.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước cho huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc........................................................................................ 24
iv
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 26
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 26
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................... 26
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin........................................................... 29
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 30
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................. 30
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả thu ngân sách cấp huyện .................... 31
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá về kết quả quản lý thu NSNN cấp huyện........... 32
Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NSNN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC................................ 33
3.1. Khái quát về huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ........................................ 33
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................. 33
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................... 34
3.1.3. Tình hình thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2017 – 2019 .................. 36
3.2. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................................. 38
3.2.1. Quy trình quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................................. 38
3.2.2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc........................................................................................................ 40
3.2.3. Chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................................. 46
3.2.4. Quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc........................................................................................................ 53
3.2.5. Kiểm tra, thanh tra thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................................. 58
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc..................................................................... 60
v
3.3.1. Yếu tố khách quan................................................................................. 60
3.3.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 63
3.4. Đánh giá chung quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc........................................................................................ 66
3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 66
3.4.2. Những hạn chế ...................................................................................... 66
3.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 67
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH
PHÚC.............................................................................................................. 70
4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu quản lý thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ........................................................ 70
4.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 70
4.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 72
4.1.3. Các quan điểm hoàn thiện quản lý thu NSNN huyện Tam Đảo........... 72
4.2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ........................................................ 74
4.2.1. Nhóm giải pháp chung .......................................................................... 74
4.2.2. Nhóm giải pháp chuyên môn ................................................................ 78
4.2.3. Nhóm giải pháp điều kiện thực hiện ..................................................... 83
4.3. Kiến nghị với UBND tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Đảo ...................... 87
KẾT LUẬN.................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 90
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT Công nghệ thông tin
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
KBNN Kho bạc nhà nước
KTXH Kinh tế xã hội
GTGT Giá trị gia tăng
HĐND Hội đồng nhân dân
NSĐP Ngân sách địa phương
NSNN Ngân sách nhà nước
NSTW Ngân sách trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quy mô mẫu điều tra ...................................................................... 27
Bảng 2.2. Thang đo Likert và mức đánh giá của thang đo ............................. 29
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu thu, chi NSNN huyện Tam Đảo 2017 - 2019........ 37
Bảng 3.2. Quy trình quản lý thu NSNN tại huyện Tam Đảo.......................... 39
Bảng 3.3. Tổng hợp dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Tam Đảo theo từng
lĩnh vực (2017-2019) .................................................................... 43
Bảng 3.4. Đánh giá về công tác phân bổ dự toán thu NSNN của huyện Tam
Đảo................................................................................................ 46
Bảng 3.5. Tổng hợp quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện Tam Đảo theo
từng lĩnh vực (2017-2019)............................................................ 50
Bảng 3.6. Tổng hợp tình hình thu NSNN trên địa bàn huyện Tam Đảo theo từng
sắc thuế (2017-2019) .................................................................... 51
Bảng 3.7. Đánh giá về chấp hành dự toán thu NSNN của huyện Tam Đảo... 53
Bảng 3.8. Tổng hợp thực hiện so với dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện
Tam Đảo theo từng lĩnh vực (2017-2019).................................... 55
Bảng 3.9. Đánh giá về công tác quyết toán thu NSNN của huyện Tam Đảo. 57
Bảng 3.10. Đánh giá về cán bộ làm công tác quản lý NSNN huyện Tam Đảo
....................................................................................................... 58
Bảng 3.11. Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra thu NSNN huyện Tam Đảo
....................................................................................................... 60
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt
động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Vai trò
của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai
đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận
vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước
là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất,
điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Ngân sách nhà
nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển
sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt
động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch
định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển
ổn định và bền vững.
Ở Việt Nam, kể từ khi chuyển nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị
trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đã dần
dần làm biến đổi các yếu tố cấu thành của nền kinh tế, có yếu tố cũ mất đi,
có yếu tố mới ra đời, có yếu tố giữ nguyên hình thái cũ nhưng nội dung của
nó đã bao hàm nhiều điều mới hoặc chỉ được biểu hiện trong những khoảng
không gian và thời gian nhất định. Trong thời gian qua, hội nhập với tiến
trình đổi mới đó, lĩnh vực quản lý NSNN nói chung, quản lý thu NSNN nói
riêng đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần vào thành tựu chung
của nền kinh tế. Để Nhà nước có thể hoàn thành các chức năng của mình,
cần nguồn tài chính đảm bảo. Nguồn tài chính này phụ thuộc không những
vào sức khỏe của nền kinh tế, mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc quản lý các
nguồn thu của NSNN. Để huy động đầy đủ nguồn thu vào NSNN phục vụ
chi tiêu của Nhà nước thì không những hình thức thu NSNN phải phù hợp