Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý thu BHXH bắt buộc tại bảo hiểm xã hội Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
PREMIUM
Số trang
124
Kích thước
928.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1735

Quản lý thu BHXH bắt buộc tại bảo hiểm xã hội Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM THỊ THANH XUÂN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO

HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI

THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. TRỊNH VĂN SƠN

HUẾ, 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

trung thực, chính xác và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn

này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ

nguồn gốc.

Quảng Bình, ngày 05 tháng 03 năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Xuân

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà

trường, kết hợp với kinh nghiệp trong quá trình công tác thực tiễn và sự cố

gắng của bản thân.

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý

Thầy, Cô giáo Trường ĐH Kinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện

cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

đến thầy giáo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trịnh Văn Sơn đã dành nhiều thời gian

hướng dẫn nhiệt tình cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cám ơn đến Ban Lãnh đạo, cán bộ viên chức Bảo

Hiểm Xã Hội thành phố Đồng Hới đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện

luận văn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.

Mặc dù bản thân đã có sự nổ lực rất nhiều nhưng luận văn không thể tránh

khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy

giáo, cô giáo, các nhà quản lý, đồng nghiệp và các bạn đọc để luận văn được

hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cám ơn!

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Xuân

iii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: PHẠM THỊ THANH XUÂN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340101

Niên khóa: 2016-2018

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH VĂN SƠN

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ

HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH

QUẢNG BÌNH. 1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

*Mục đích nghiên cứu:

Hệ thống hóa cơ sở khoa học về BHXH và quản lý thu BHXH.

Phân tích đánh giá được thực trạng công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn

TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2015-2017, từ đó chỉ ra những kết

quả đạt được và những hạn chế, khó khăn, những vấn đề đặt ra hiện nay đối với

công tác quản lý thu BHXH.

Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc

trên địa bàn TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đến năm 2022.

*Đối tượng nghiên cứu:

Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội TP Đồng Hới, tỉnh

Quảng Bình.

2. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: Hệ thống các văn bản, tài liệu, số

liệu về công tác quản lý BHXB... - Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Phân tổ thống kê, Phương pháp so

sánh, Phương pháp Thống kê mô tả, phân tích hồi quy....

3. Các kết quả nghiên cứu và kết luận

Trên cơ sở tổng hợp các lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu bảo

hiểm xã hội. Luận văn đã chỉ rõ thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt

buộc tại đơn vị nghiên cứu và từ đó luận văn đã chỉ rõ công tác quản lý thu bảo

hiểm xã hội bắt buộc nhìn chung đã có những cải thiện nhưng chất lượng chưa cao,

chưa phát huy được hết tiềm năng ở địa bàn, nợ đọng còn diễn ra. Từ đó luận văn đã

đề xuất và giới thiệu những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo

hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Nguyên nghĩa

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm thất nghiệp

Công tác tuyên truyền

Doanh nghiệp

Hành chính sự nghiệp

Hiệu quả

Hợp đồng lao động

Hội đồng nhân dân

Khám chữa bệnh

Kinh doanh

Lao động - Thương binh - Xã hội

Người lao động

Năng lực cán bộ

Người sử dụng lao động

Tổ chức thực hiện

Trách nhiệm hữu hạn

Quy định quản lý thu

Ủy ban nhân dân

STT Ký hiệu

1 BHXH

2 BHYT

3 BHTN

4 CTTT

5 DN

6 HCSN

7 HQ

8 HĐLĐ

9 HĐND

10 KCB

11 KD

12 LĐTBXH

13 NLĐ

14 NLCB

15 NSDLĐ

16 TCTH

17 TNHH

18 QĐQLT

19 UBND

v

MỤC LỤC

Lời cam đoan............................................................................................................... i

Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ............................................................. iii

Danh mục các từ viết tắt............................................................................................ iv

Mục lục........................................................................................................................v

Danh mục bảng ....................................................................................................... viii

Danh mục sơ đồ, biểu đồ........................................................................................... ix

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2

4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3

5. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI.............................................................5

1. TỐNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI...............................................................5

1.1. Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội ................................................5

1.2 Khái niệm BHXH; BHXH bắt buộc và quỹ bảo hiểm xã hội...............................6

1.2.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội ...............................................................................6

1.2.3 Khái niệm và đặc điểm Quỹ Bảo hiểm xã hội ..................................................7

1.2.4 Nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội ...........................................................8

1.3 QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI...............................................................9

1.3.1. Khái niệm, vai trò quản lý thu Bảo hiểm xã hội ...............................................9

1.3.2 Mục đích và nguyên tắc quản lý thu Bảo hiểm xã hội....................................11

1.3.3. Nội dung công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc ..............................13

1.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản lý thu Bảo hiểm xã hội......23

1.4. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI .......25

1.4.1.Nhân tố điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................25

1.4.2. Nhân tố về sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý thu BHXH ...27

Thang đo....................................................................................................................28

vi

1.5 THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA

MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC ..............................................................28

1.5.1.Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội Thành phố Đà Nẵng .................................28

1.5.2. Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế ...............................30

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT

BUỘC .......................................................................................................................34

TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TP ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH ........................34

2.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI .............34

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................34

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội TP

Đồng Hới...................................................................................................................35

2.1.3. Kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình......38

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TP ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH ..................40

2.2.1 Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc....41

2.2.2. Đánh giá công tác quản lý mức thu và phương thức thu Bảo hiểm xã hội.....44

2.2.3. Đánh giá công tác tổ chức thực hiện thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội

TP Đồng Hới .............................................................................................................48

2.2.4. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra Bảo hiểm xã hội..................................54

2.3. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI

THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI.......................................................................................56

2.3.1 Ý kiến đánh giá của người lao động (tham gia đóng BHXH) .........................56

2.3.2. Ý kiến đánh giá của các đơn vị sử dụng lao động về công tác quản lý thu

BHXH bắt buộc tại BHXH TP Đồng Hới.................................................................63

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI

BẢO HIỂM XÃ HỘI TP ĐỒNG HỚI......................................................................76

2.4.1.Những kết quả đạt được ...................................................................................76

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo

hiểm xã hội TP Đồng Hới .........................................................................................79

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ........................................................82

vii

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI

THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI.....................................................................................86

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC...........86

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU

BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC...........................................................................87

3.3.1. Hoàn thiện công tác quản lý và phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội

bắt buộc .....................................................................................................................87

3.3.2.Đẩy mạnh và hoàn thiện công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, Luật Bảo

hiểm xã hội................................................................................................................89

3.3.3.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra Bảo hiểm xã hội ..............................91

3.3.4. Công tác tổ chức thực hiện thu........................................................................92

3.3.5. Tăng cường phối hợp với các Sở, ban ngành chức năng có liên quan trong

quá trình thực hiện thu BHXH..................................................................................93

3.3.6. Kiện toàn bộ máy quản lý thu Bảo hiểm xã hội..............................................93

3.3.7. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin .....................94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................95

1. KẾT LUẬN...........................................................................................................95

2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................96

2.1. Kiến nghị với Nhà nước.....................................................................................96

2.2. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam..........................................................97

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Thang đo các yếu tô ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH ……..…….30

Bảng 2.1: Cơ cấu đơn vị tham gia BHXH tại BHXH TP. Đồng Hới................41

Bảng 2.2: Số lao động tham gia BHXH tại BHXH TP Đồng Hới ....................43

Bảng 2.3. Tổng quỹ lương trích nộp BHXH, giai đoạn 2015-2017..................46

Bảng 2.4 Phân bổ số lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý thu BHXH ở

BHXH TP Đồng Hới.........................................................................47

Bảng 2.5. Tình hình lập và được giao kế hoạch thu BHXH bắt buộc của

BHXH TP Đồng Hới, giai đoạn 2015-2017 .....................................49

Bảng 2.6. Bảng tổng hợp số tiền thu BHXH của BHXH TP Đồng Hới so với kế

hoạch thu được BHXH tỉnh giao (2015-2017) .................................50

Bảng 2.7. Kết quả thu BHXH bắt buộc của BHXH TP Đồng Hới ...................51

Bảng 2.8. Qui định mức lương tối thiểu đóng BHXH ......................................51

Bảng 2.9. Bảng Tổng hợp mức lương tối thiểu vùng, qua từng thời kỳ ..........52

Bảng 2.10: Tình hình nợ BHXH bắt buộc tại BHXH TP Đồng Hới...................53

Bảng 2.11. Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH TP Đồng Hới..........54

Bảng 2.12. Tình hình kiểm tra đóng BHXH bắt buộc của BHXH TP Đồng Hới

...........................................................................................................55

Bảng 2.13: Thống kê mô tả của người lao động..................................................56

Bảng 2.14: Kiểm định độ tin cậy thang đo lần 1 .................................................65

Bảng 2.15: Kiểm định độ tin cậy thang đo lần 2 .................................................66

Bảng 2.16: Phân tích nhân tố EFA ......................................................................68

Bảng 2.17: Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và

các biến độc lập.................................................................................71

Bảng 2.18: Độ phù hợp của mô hình hồi quy .....................................................72

Bảng 2.19: Phân tích ANOVA ............................................................................73

Bảng 2.20: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến................................................74

Bảng 2.21 Kết quả phân tích hồi quy đa biến.....................................................74

ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc .............................................21

Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức của bảo hiểm xã hội TP Đồng Hới .........................38

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ.2.1. Biểu đồ về cơ cấu người lao động theo giới tính ..............................57

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ về cơ cấu người lao động theo độ tuổi ................................58

Biểu đồ.2.3. Biểu đồ về cơ cấu người lao động theo trình độ học vấn..................58

Biểu đồ.2.4. Biểu đồ về cơ cấu người lao động theo loại hình doanh nghiệp.......59

Biểu đồ.2.5. Tỷ lệ đánh giá về hiểu biết đến quyền lợi BHXH.............................59

Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về nguồn thông tin hiểu biết đến BHXH........60

Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về mức đóng BHXH dựa trên tiền lương.......61

Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ đánh giá về mức độ phù hợp trong đóng BHXH.....................61

Biểu đồ 2.9. Ý kiến đánh giá của người lao động về đóng BHXH theo thời gian

của hợp đồng lao động ......................................................................62

Biểu đồ 2.10. Ý kiến đánh giá của người lao động về vai trò trách nhiệm của doanh

nghiệp trong trích tiền đóng BHXH cho người lao động .................62

Biểu đồ 2.11. Cơ cấu loại hình doanh nghiệp theo mẫu khảo sát ...........................63

Biểu đồ 2.12. Biểu đồ về phần trăm lao động được tham gia BHXH.....................64

Biểu đồ 2.13. Biểu đồ về khó khăn gặp phải khi đóng BHXH ...............................64

1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách an sinh xã hội trụ

cột của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tham gia BHXH là nhiệm vụ, nghĩa vụ của

các đơn vị sử dụng lao động nhằm thực hiện quyền lợi cho người lao động. Việc

đóng góp vào quỹ BHXH của các bên tham gia BHXH là tất yếu vì nguyên tắc có

đóng, có hưởng. Vậy thu từ đóng góp của những người tham gia BHXH là nguồn

nguồn thu chủ yếu quan trọng nhất cho quỹ BHXH ở hầu hết các quốc gia.

Quỹ BHXH có nhiệm vụ đảm bảo về tài chính để chi trả các chế độ BHXH

cho người lao động. Thu BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến việc chi trả các chế độ

BHXH và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai. Nếu không thu

được BHXH thì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả các chế độ BHXH cho

người lao động. Vì thế, thu BHXH ngày càng trở thành khâu quan trọng và quyết

định đến khả năng thực hiện chính sách BHXH, qua đó ảnh hưởng đến việc đảm

bảo ổn định cuộc sống cho người lao động cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các

đơn vị, doanh nghiệp hoạt động.

Do vậy, quản lý thu BHXH là nhiệm vụ quan trọng của ngành BHXH. Để

thu BHXH đạt hiệu quả cao thì quản lý thu BHXH phải được tổ chức chặt chẽ,

thống nhất, khoa học trong cả hệ thống. Trong những năm qua, BHXH Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình đã có

nhiều chính sách khác nhau để cải thiện và nâng cao chất lượng công tác quản lý

thu BHXH trên địa bàn. Tuy nhiên,việc quản lý thu quỹ BHXH, đặc biệt thu bảo

hiểm xã hội bắt buộc đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như nhiều doanh nghiệp

không tự nguyện đăng ký nộp, tỷ lệ gia tăng về mức lương tham gia BHXH hàng

năm chưa cao, số đơn vị nợ đọng, trốn đóng BHXH tăng nhanh ... Tình trạng đó đã

gây ra sự thất thoát quỹ, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, gây khó khăn

cho việc quản lý thu BHXH, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động trong công tác thu

nộp nói riêng và công tác cân bằng thu - chi nói chung, ảnh hưởng trực tiếp đến sự

tồn tại và phát triển sự nghiệp BHXH. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng

hoạt động quản lý thu BHXH luôn là yêu cầu bức thiết của đơn vị.

2

Để khắc phục những hạn chế nói trên, nhằm mở rộng và tăng trưởng nguồn

thu BHXH, phát triển bền vững quỹ BHXH trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh

Quảng Bình, rất cần có những giải pháp cụ thể.

Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo

hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ” đã

được lựa chọn để làm luận văn thạc sĩ.

Với mong muốn vận dụng những kiến thức học được vào phân tích thực

trạng, thực tiễn hoạt động của ngành tại địa phương và qua đó góp phần nâng cao

kỹ năng công tác của bản thân.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Thông qua đánh giá thực trạng, Luận văn nhằm đề xuất một số giải pháp góp

phần hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội TP Đồng

Hới, tỉnh Quảng Bình.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở khoa học về BHXH và quản lý thu BHXH.

Phân tích đánh giá được thực trạng công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn

TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2015-2017, từ đó chỉ ra những kết

quả đạt được và những hạn chế, khó khăn, những vấn đề đặt ra hiện nay đối với

công tác quản lý thu BHXH.

Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc

trên địa bàn TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đến năm 2022.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu về

quản lý thu BHXH bắt buộc.

Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn TP Đồng Hới,

tỉnh Quảng Bình.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!