Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
PREMIUM
Số trang
146
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1337

Quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐỖ THANH THÚY

QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG

LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CÁC TRƢỜNG

MẦM NON THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2022

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐỖ THANH THÚY

QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG

LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CÁC TRƢỜNG

MẦM NON THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Quản lý giáo dục

Má số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHÙNG THỊ HẰNG

THÁI NGUYÊN - 2022

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn

này là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn

khác. Thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi

xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Thanh Thúy

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận

đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và các bạn. Tôi xin

bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phùng Thị Hằng, ngƣời đã tận tâm,

trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và quá trình

nghiên cứu luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo khoa

Tâm lý - Giáo dục, trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp

giảng dạy lớp Thạc sỹ QLGD K28.

Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của các

đồng chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên các trƣờng

mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Hạ Long đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt

tình giúp đỡ tác giả có đƣợc các thông tin cần thiết, hữu ích để phục vụ cho đề

tài nghiên cứu của mình.

Mặc dù đã cố gắng nhƣng luận văn cũng không thể tránh khỏi một số

thiếu sót. Tác giả mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến từ thầy cô, đồng nghiệp

và bạn bè.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Đỗ Thanh Thúy

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ...........................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.................................................................3

4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................4

6. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4

7. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................5

8. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................6

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ CHO

TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN

VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƢỜNG MẦM NON ................................. 7

1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................7

1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài ...............................................................7

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................9

1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................12

1.2.1. Quản lý.....................................................................................................12

1.2.2. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non..........13

1.2.3. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động

làm quen với tác phẩm văn học.................................................................15

1.2.4. Quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt

động làm quen với tác phẩm văn học........................................................17

1.3. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non....17

iv

1.3.1. Tác phẩm văn học sử dụng trong giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

ở trƣờng MN..............................................................................................17

1.3.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng

mầm non ....................................................................................................18

1.3.3. Mục tiêu, nguyên tắc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non....20

1.3.4. Nội dung giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua

hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non.................23

1.3.5. Phƣơng pháp, hình thức giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non......25

1.3.6. Đánh giá kết quả giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông

qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non ..........30

1.4. Quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt

động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non.........................31

1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua

hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non.................31

1.4.2. Tổ chức giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt

động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non.........................33

1.4.3. Chỉ đạo giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt

động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non.........................35

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông

qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non................. 37

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng

mầm non................................................................................................................ 38

1.5.1. Các yếu tố khách quan.............................................................................38

1.5.2. Các yếu tố chủ quan.................................................................................40

Kết luận chƣơng 1..............................................................................................42

v

Chƣơng 2. 43THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG

LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CÁC TRƢỜNG

MẦM NON THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH..........43

2.1. Giới thiệu về thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ..................................43

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long..................................43

2.1.2. Tình hình giáo dục mầm non thành phố Hạ Long...................................43

2.2. Mục đích, nội dung, phƣơng pháp khảo sát và phƣơng thức xử lý số liệu ......45

2.2.1. Mục đích khảo sát....................................................................................45

2.2.2. Đối tƣợng khảo sát...................................................................................46

2.2.3. Nội dung khảo sát....................................................................................46

2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát và phƣơng thức xử lý số liệu ..............................46

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ........................................................................48

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng, mục tiêu

của giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động

làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm non thành phố Hạ

Long, tỉnh Quảng Ninh..............................................................................48

2.3.2. Thực trạng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua

hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm non

thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .......................................................54

2.3.3. Thực trạng quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm

non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ................................................64

2.3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở

các trƣờng mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.....................76

2.4. Đánh giá chung về quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng

mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .......................................78

2.4.1. Ƣu điểm ...................................................................................................78

vi

2.4.2. Hạn chế ....................................................................................................79

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế........................................................................80

Kết luận chƣơng 2..............................................................................................82

Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ CHO

TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM

QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CÁC TRƢỜNG MẦM

NON THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH. ....................83

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ..............................................................83

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho

trẻ mầm non...............................................Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của giáo dục mầm non.....................83

3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ...........................................................83

3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn..........................................................84

3.1.5. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi.............................................................84

3.1.6. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả ..........................................................85

3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng

mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .......................................85

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo

dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen

với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh

Quảng Ninh................................................................................................85

3.3.2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giáo dục ngôn ngữ cho trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

ở các trƣờng mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh phù hợp

với tình hình thực tế...................................................................................89

3.2.3. Tổ chức bồi dƣỡng năng lực giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho đội ngũ

giáo viên ở các trƣờng mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh..92

vii

3.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng

tham gia giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt

động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng mầm non thành phố

Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ........................................................................96

3.2.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở

các trƣờng mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh...................100

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ..................................................103

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ........103

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..........................................................................103

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ..........................................................................103

3.4.3. Phƣơng pháp khảo nghiệm....................................................................104

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm.............................................................................104

Kết luận chƣơng 3............................................................................................109

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................110

1. Kết luận........................................................................................................110

2. Khuyến nghị.................................................................................................112

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................114

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý

GD : Giáo dục

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

GDMN : Giáo dục mầm non

GV : Giáo viên

UBND : Ủy ban nhân dân

XH : Xã hội

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Kết quả mong đợi của giáo dục ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông

qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non.... 21

Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert............................................................................ 48

Bảng 2.2. Đánh giá của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của giáo

dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động

làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non........................49

Bảng 2.3. Đánh giá của các khách thể điều tra về mục tiêu giáo dục ngôn

ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với

tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non..............................................53

Bảng 2.4. Đánh giá của các khách thể điều tra về mức độ thực hiện nội

dung giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua

hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non.......54

Bảng 2.5. Đánh giá của các khách thể điều tra về hiệu quả sử dụng các

phƣơng pháp giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng

mầm non ..........................................................................................57

Bảng 2.6. Đánh giá của các khách thể điều tra về sự phù hợp của các hình

thức giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua

hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non.......59

Bảng 2.7. kiến của các khách thể điều tra về đánh giá kết quả giáo dục

ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm

quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non...............................61

Bảng 2.8. Đánh giá của các khách thể điều tra về công tác lập kế hoạch

giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt

động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non...............65

Bảng 2.9. Đánh giá của các khách thể điều tra về tổ chức giáo dục ngôn

ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với

tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non..............................................68

vi

Bảng 2.10. Đánh giá của các khách thể điều tra về chỉ đạo giáo dục ngôn

ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với

tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non..............................................71

Bảng 2.11. Đánh giá của các khách thể điều tra về kiểm tra, đánh giá giáo

dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động

làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non........................74

Bảng 2.12. Đánh giá của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hƣởng đến

quản lý giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua

hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non........... 76

Bảng 3.1. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính cần thiết của các

biện pháp giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông

qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng

mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh...........................105

Bảng 3.2. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính khả thi của các

biện pháp giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông

qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trƣờng

mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh...........................106

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Mục tiêu của ngành Giáo dục - Đào tạo là giáo dục thế hệ trẻ trở thành

những con ngƣời phát triển toàn diện về mọi mặt, có đạo đức tốt, có sức khỏe,

có kiến thức khoa học kỹ thuật, có năng lực, có nhiệt huyết và lòng hăng hái;

biết yêu quý, tôn trọng và cảm thụ cái đẹp và tích cực chủ động, sáng tạo trong

mọi lĩnh vực của cuộc sống . Trong hệ thống giáo dục nói chung, giáo dục mầm

non đóng vai trò là một mắt xích quan trọng, là viên gạch đầu tiên đặt nền

móng vững chắc cho cả hệ thống giáo dục.

Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con ngƣời nói chung và

trẻ mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng đặc biệt

không thể thiếu đƣợc. Ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu của con ngƣời. Sự tuyệt

vời của ngôn ngữ là do ngôn ngữ ngay từ khi hình thành đã trở thành phƣơng

tiện giao tiếp cơ bản nhất, hữu hiệu nhất của cả loài ngƣời. Chúng ta, ai cũng có

thể sử dụng phƣơng tiện "không mất tiền mua " này để trao đổi thông tin cho

nhau một cách nhanh nhất, nhiều nhất đầy đủ nhất. Từ đó, có thể dễ dàng hiểu

nhau, thông cảm chia sẻ liên kết hay hợp tác với nhau. Nhờ ngôn ngữ mà con

ngƣời từ khắp năm châu bốn bể, con ngƣời ở các thời đại khác nhau, các thế hệ

khác nhau có thể tìm hiểu nhau hoặc giao lƣu với nhau. Hơn thế nữa ngôn ngữ

là công cụ để chúng ta tƣ duy, là chìa khóa vạn năng, thông minh nhất để chúng

ta mở kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại để tha hồ mà chiếm lĩnh nó, đƣa

nó đến với mọi ngƣời. Cứ nhƣ thế, cá nhân ngày càng hoàn thiện hơn, xã hội

ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn.

Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non có thể diễn ra theo nhiều con

đƣờng, nhiều hoạt động khác nhau. Song con đƣờng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ

thông qua các tác phẩm văn học đƣợc coi là một trong những con đƣờng cơ bản

và đạt hiệu quả cao. Ngƣời giáo viên mầm non hoàn toàn có thể phát huy lợi

thế đó nếu phát huy đƣợc những biện pháp phù hợp. Các biện pháp phát triển

2

ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cần dựa trên

những yêu cầu cần đạt về ngôn ngữ của độ tuổi, dựa trên đặc trƣng ngôn ngữ

của tác phẩm và chƣơng trình làm quen tác phẩm văn học dành cho trẻ theo chủ

đề, chủ điểm đã đƣợc xác định.

Làm quen với tác phẩm văn học là hoạt động đƣợc tổ chức thƣờng xuyên

ở trƣờng mầm non. Trong tổng thể cấu trúc chƣơng trình giáo dục mầm non

theo hƣớng đổi mới hoạt động làm quen văn học không tồn tại một cách độc

lập, riêng lẻ mà đƣợc liên kết với các hoạt động cùng hƣớng tới một chủ đề,

chủ điểm đƣợc xác định. Đây là hoạt động cụ thể góp phần hữu hiệu trong việc

giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nếu giáo viên biết vận dụng những biện pháp phù

hợp. Sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu xây dựng hình tƣợng, văn học có những

tác động đặc biệt đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đó chính là sự tích hợp

văn học và tiếng Việt trong tổ chức hoạt động. Khi tổ chức hoạt động này,

ngƣời giáo viên không những phải thực hiện nhiệm vụ giúp trẻ tiếp nhận và

cảm thụ tác phẩm mà còn khai thác những lợi thế của tác phẩm văn học để giúp

trẻ phát triển ngôn ngữ. Nói cách khác, cần gắn làm quen với tác phẩm văn học

với nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ, với việc rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ cho

trẻ. Từ đó mà xác định, tìm kiếm các phƣơng pháp, biện pháp thích hợp để tổ

chức hoạt động cho trẻ làm quen văn học có hiệu quả.

Trong thời gian qua, ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Hạ

Long,việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua các tác phẩm văn học chƣa

đƣợc xem trọng, hoạt động này đôi khi chỉ mang tính hình thức, không chú

trọng về giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Mặc dù ngành giáo dục mầm non đã có

những cải tiến về nội dung, chƣơng trình chăm sóc, giáo dục trẻ, tuy nhiên, việc

cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trên thực tế mới chỉ dừng lại ở việc giúp

trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện, còn việc gợi lên những tình

cảm, cảm xúc ở trẻ, giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn con

ngƣời, đặc biệt là chƣa sử dụng tác phẩm văn học là một hoạt động giú trẻ phát

triển ngôn ngữ thì còn hạn chế. Một số giáo viên chƣa tích cực học hỏi, nâng

cao trình độ, sự hiểu biết về các tác phẩm văn học, chƣa cảm nhận tác phẩm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!