Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quản lý nhà nước về giáo dục của ủy ban nhân dân cấp huyện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC CỦA UỶ
BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN : TỪ THỰC TIỄN
TỈNH TÂY NINH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Văn Nhiêm
Học viên: Nguyễn Minh Vƣơng
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2011
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1 .............................................................................................................................. 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN - PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC CỦA ỦY
BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN............................................................................................ 10
1.1. Giáo dục và vai trò của giáo dục.................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm giáo dục ................................................................................................. 10
1.1.2. Đường lối, chủ trương, quan điểm chung về giáo dục ........................................... 11
1.1.3. Vai trò của giáo dục trong sự tồn tại và phát triển của xã hội............................... 17
1.2. Quản lý nhà nƣớc về giáo dục ....................................................................................... 21
1.2.1. Sự cần thiết khách quan phải có sự quản lý nhà nước về giáo dục........................ 21
1.2.2. Quản lý.................................................................................................................... 22
1.2.3. Quản lý nhà nước.................................................................................................... 23
1.2.4. Quản lý nhà nước về giáo dục ................................................................................ 26
1.3. Quản lý nhà nƣớc về giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp huyện ................................... 28
1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp huyện............... 28
1.3.2. Khách thể và đối tượng quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp
huyện................................................................................................................................. 29
1.3.3. Đặc điểm quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp huyện............ 30
1.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp huyện .................... 31
1.4.1. Thực thi hoạt động ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật đối với giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ........ 34
1.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ................. 34
1.4.3. Huy động và quản lý các nguồn lực để phát triển giáo dục mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở ................................................................................................................. 37
1.4.4. Thanh tra, kiểm tra nhằm thiết lập trật tự kỷ cương pháp luật trong hoạt động quản
lý giáo dục và phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở........................... 38
1.4.5. Công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức và hoạt động giáo dục mầm non,
tiểu học, trung học cơ sở................................................................................................... 39
Kết luận chƣơng 1..................................................................................................................... 40
CHƢƠNG 2 .............................................................................................................................. 41
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP
HUYỆN (TỪ THỰC TIỄN TỈNH TÂY NINH) ...................................................................... 41
2.1. Những điều kiện tự nhiên và xã hội có ảnh hƣởng tới giáo dục .................................... 41
2.1.1. Vị trí địa lý - dân số ................................................................................................ 41
2.1.2. Kinh tế - xã hội........................................................................................................ 42
3
2.2. Thực trạng hoạt động ban hành văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật đối với giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa
bàn cấp huyện, tỉnh Tây Ninh............................................................................................... 43
2.2.1. Thực trạng hoạt động ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đối với giáo
dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn cấp huyện ..................................... 43
2.2.2. Thực trạng công tác quy hoạch phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở trên địa bàn cấp huyện ............................................................................................ 44
2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên
địa bàn cấp huyện, tỉnh Tây Ninh ......................................................................................... 46
2.3.1. Thực trạng về quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.............................. 46
2.3.2. Thực trạng về quản lý các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn
cấp huyện .......................................................................................................................... 48
2.3.3. Thực trạng về quản lý giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở trên địa bàn cấp huyện .................................................................. 50
2.4. Thực trạng công tác huy động và quản lý các nguồn lực để phát triển giáo dục mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn cấp huyện, tỉnh Tây Ninh ................................. 55
2.4.1. Thực trạng về công tác quản lý xây dựng trường, lớp học mầm non, tiểu học, trung
học cơ sở trên địa bàn cấp huyện ..................................................................................... 55
2.4.2. Thực trạng về quản lý công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập
giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn cấp huyện............................................................. 57
2.4.3. Thực trạng về quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn cấp huyện........ 59
2.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra nhằm thiết lập trật tự kỷ cƣơng pháp luật trong
hoạt động quản lý giáo dục và phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên
địa bàn cấp huyện, tỉnh Tây Ninh ......................................................................................... 61
2.6. Thực trạng công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức và hoạt động giáo dục mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn cấp huyện, tỉnh Tây Ninh ................................. 63
Kết luận chƣơng 2..................................................................................................................... 64
CHƢƠNG 3 .............................................................................................................................. 67
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO
DỤC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN .................................................................. 67
3.1. Những giải pháp nâng cao hoạt động ban hành văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đối với giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ
sở........................................................................................................................................... 67
3.1.1. Giải pháp tăng cường hoạt động ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện
đối với giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở....................................................... 67
3.1.2. Giải pháp nâng cao công tác quy hoạch phát triển giáo dục mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở ................................................................................................................. 67
4
3.2. Những giải pháp xây dựng tổ chức bộ máy quản lý giáo dục mầm non, tiểu học, trung
học cơ sở ............................................................................................................................... 68
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tham mưu của Phòng Giáo dục và Đào tạo
giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với giáo dục dục mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở.......................................................................................................... 68
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong các trường mầm non, tiểu học, trung
học cơ sở ........................................................................................................................... 69
3.2.3. Giải pháp nâng cao công tác quản lý đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.................................................................................. 70
3.3. Những giải pháp huy động và quản lý các nguồn lực để phát triển giáo dục mầm non,
tiểu học, trung học cơ sở....................................................................................................... 73
3.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý về đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp
học..................................................................................................................................... 73
3.3.2. Giải pháp nâng cao công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập
giáo dục trung học cơ sở................................................................................................... 74
3.3.4. Giải pháp nâng cao công tác xã hội hóa giáo dục ................................................. 75
3.4. Những giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở............................................................................................... 76
3.5. Những giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức
và hoạt động giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.................................................. 77
Kết luận chƣơng 3..................................................................................................................... 78
KẾT LUẬN............................................................................................................................... 79
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhằm đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc
công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020, đòi hỏi ngành giáo dục và đào
tạo phải phát triển mạnh mẽ để góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; sự phát
triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ; xu thế toàn cầu hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế; nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân vừa là thời cơ, vừa
tạo ra thách thức to lớn đối với nền giáo dục của nƣớc ta. Trong bối cảnh đó,
giáo dục trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia. Nhiều nƣớc đã xem sự phát triển giáo dục là nhiệm vụ chiến lƣợc
5
hàng đầu nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, là yếu tố cơ bản để phát
triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững.
Theo Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm
2001 của Quốc hội (sau đây gọi tắt là Hiến pháp 1992); Luật Giáo dục ngày 14
tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày
25 tháng 11 năm 2009 (sau đây gọi tắt là Luật Giáo dục 2005) khẳng định: “Phát
triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài”1
.
Những năm qua, ngành giáo dục đã có những bƣớc phát triển và đạt đƣợc
những thành tựu nhất định, giáo dục và đào tạo gắn kết chặt chẽ hơn với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội; song chất lƣợng và hiệu quả giáo dục nói chung còn
thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội XI của Đảng
đánh giá: “Giáo dục và đào tạo chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số
lượng, quy mô, với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương
trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục
không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn
diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hóa
và sa sút về đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang
trở thành nỗi bức xúc của xã hội”2
.
Nhận thức rõ vai trò, vị trí của giáo dục và đào tạo trong tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát
triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao
1 Điều 35 Hiến pháp 1992, Điều 9 Luật Giáo dục 2005.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc Gia -
Sự thật, Hà Nội, tr.167-168.
6
chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực
sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo
dục; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia
đình và xã hội”3
.
Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo Tây Ninh đã xây dựng
đƣợc một hệ thống các trƣờng mầm non, tiểu học, trung học cơ sở rộng khắp trên
mọi địa bàn dân cƣ, số lƣợng học sinh ngày càng tăng, chất lƣợng giáo dục đƣợc
cải thiện và phát triển theo hƣớng bền vững; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
giáo dục, nhân viên đã và đang đƣợc chuẩn hóa nghiệp vụ, ổn định về số lƣợng,
cơ cấu tƣơng đối hợp lý, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình và
sách giáo khoa, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục.
Tuy nhiên công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp
huyện ở Tây Ninh trong thời gian gần đây còn bộc lộ nhiều bất cập và hạn chế
nhƣ: việc đổi mới phƣơng pháp dạy học còn mang tính hình thức và chƣa kịp
thời; cơ sở vật chất trƣờng lớp còn thiếu, tỷ lệ thƣ viện, phòng học, phòng chức
năng đạt chuẩn, tỷ lệ trƣờng đạt chuẩn quốc gia còn thấp; đội ngũ giáo viên, cán
bộ quản lý giáo dục, nhân viên còn thiếu và yếu; chất lƣợng giáo dục đạo đức,
văn hóa học sinh những năm gần đây có chiều hƣớng giảm; căn bệnh “chạy theo
thành tích”, chạy theo tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp, xếp loại, bệnh phô trƣơng hình
thức, đối phó vẫn còn.
Từ thực trạng đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về quản lý nhà
nƣớc đối với giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong giai đoạn hiện nay
nhằm đánh giá, tìm ra nguyên nhân hạn chế, bất cập và đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về giáo dục và chấn hƣng nền giáo
dục nƣớc nhà là rất cần thiết.
3 Đảng Cộng sản Việt Nam, tlđd2, tr.130-131.
7
Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về giáo dục của
Ủy ban nhân dân cấp huyện” (từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh) để làm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quản lý nhà nƣớc về giáo dục là một vấn đề mang tính thời sự, đƣợc nhiều
nhà quản lý, nhà khoa học, cũng nhƣ báo chí đề cập ở nhiều góc độ khác nhau.
Có thể kể đến một số công trình, bài viết liên quan đến đề tài nhƣ sau:
- Sách chuyên khảo: “Hồ Chí Minh về giáo dục” của tác giả GS.TS Phan
Ngọc Liên (2007), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa; “Quản lý nhà nước và
quản lý ngành giáo dục và đào tạo” của tập thể tác giả, Phạm Viết Vƣợng (chủ
biên) (2007), Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm, Hà Nội; “Kỹ năng hỗ trợ đổi mới
quản lý dành cho hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục” (2008), Nhà xuất bản
Lao động.
- Tạp chí: “Công tác thanh tra nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với
sự nghiệp giáo dục và đào tạo” của Lê Quán Tần (Chánh Thanh tra, Bộ Giáo
dục và Đào tạo), Tạp chí Cộng sản số 25 - tháng 9 năm 2003; “Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Giáo dục về phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ và nghĩa
vụ tự chịu trách nhiệm cho cơ sở giáo dục” của Nguyễn Thế Cƣờng (Vụ pháp
chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 21 (158) - tháng
11 năm 2009; “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo” của Đinh Thị Phƣơng Lan (Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh
Quảng Ngãi), Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 18 (179) - tháng 9 năm 2010.
- Luận văn thạc sĩ: Tạ Thị Minh Thƣ (2009), “Quản lý nhà nước đối với
giáo viên các trường công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ
Chí Minh”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành luật hành chính, Trƣờng Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Phƣợng, (2010), “Hoàn thiện pháp luật về
tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập”, luận văn
thạc sĩ chuyên ngành luật hành chính, Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh; Trần Quốc Tuấn, (2010), “Phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo
8
dục và đào tạo ở địa phương”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành luật hành chính,
Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến nay, chƣa có công trình, bài viết nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý
nhà nƣớc đối với giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp huyện nói chung và từ thực
tiễn tỉnh Tây Ninh nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với giáo dục
nói chung và quản lý nhà nƣớc đối với giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ
sở của Ủy ban nhân dân cấp huyện nói riêng.
- Đánh giá việc thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với giáo dục mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở của Ủy ban nhân dân cấp huyện, những thành tựu
và bất cập, hạn chế cần khắc phục.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối
với giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp huyện, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nƣớc về giáo dục trong phạm vi cả nƣớc.
4. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu và hệ thống hoá cơ sở lý luận - pháp lý về quản lý nhà nƣớc
đối với giáo dục nói chung và giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở nói
riêng.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở trên địa bàn cấp huyện, tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua.
- Đề xuất những giải pháp khả thi trong việc quản lý nhà nƣớc đối với giáo
dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn cấp huyện, tỉnh Tây Ninh
giai đoạn 2011-2020.
5. Đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: