Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
PHẠM TRÂN NHẬT THẢO
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CÔNG LẬP
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 10 NĂM 2016
TP HỒ CHÍ MINH- (THÁNG)- (NĂM)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CÔNG LẬP
Chuyên ngành: Luật hiến pháp và Luật hành chính
Mã số:60380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Cửu Việt
Học viên: Phạm Trân Nhật Thảo
Lớp Cao học Luật Khánh Hòa, Khóa 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ luật học “Quản lý nhà nước đối với
tổ chức giám định tư pháp công lập” là kết quả của quá trình tổng hợp và
nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt. Các thông tin, báo cáo được trích dẫn trong luận
văn là trung thực, chính xác.
Người cam đoan
Phạm Trân Nhật Thảo
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GS : Giáo sư
Luật GĐTP 2012 : Luật giám định tư pháp năm 2012
NXB : Nhà xuất bản
TAND : Tòa án nhân dân
TS : Tiến sĩ
UBND : Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài................................................................................. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
6. Các điểm mới, các đóng góp của luận văn .......................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƢ PHÁP CÔNG LẬP............................................... 6
1.1. Khái niệm tổ chức giám định tƣ pháp công lập, quá trình hình thành
phát triển và các loại tổ chức giám định tƣ pháp công lập...................................... 6
1.1.1 Khái niệm tổ chức giám định tư pháp công lập............................................ 6
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của các loại tổ chức giám định tư
pháp công lập........................................................................................................... 11
1.1.3 Vai trò của tổ chức giám định tư pháp công lập ........................................ 18
1.2. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức giám định tƣ
pháp công lập ............................................................................................................. 19
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công
lập ..................................................................................................................... 19
1.2.2 Đặc điểm quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập . 21
1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức giám định tƣ pháp công
lập ........................................................................................................................... 23
1.3.1 Ban hành quy hoạch, kế hoạch về thiết lập mạng lưới tổ chức giám
định tư pháp công lập .............................................................................................. 24
1.3.2 Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về tổ
chức giám định tư pháp công lập ............................................................................ 25
1.3.3 Thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập.......................................... 26
1.3.4 Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; lập và công bố danh
sách giám định viên tư pháp.................................................................................... 28
1.3.5 Bảo đảm kinh phí, trang thiết bị, phương tiện giám định và điều kiện
vật chất cần thiết khác cho tổ chức giám định tư pháp công lập ............................ 31
1.3.6 Xây dựng chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức
pháp luật cho giám định viên tư pháp ..................................................................... 33
1.3.7 Chi phí giám định tư pháp; chế độ đối với giám định viên tư pháp........... 33
1.3.8 Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo........................................ 35
1.3.9 Hợp tác quốc tế về giám định tư pháp........................................................ 35
1.4. Quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức giám định tƣ pháp công lập trên thế
giới ........................................................................................................................... 36
1.4.1 Quan niệm về giám định tư pháp ở Pháp ................................................... 36
1.4.2 Mô hình tổ chức và cách thức quản lý nhà nước........................................ 36
1.4.3 Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; lập và công bố danh
sách giám định viên tư pháp.................................................................................... 38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................................. 40
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
GIÁM ĐỊNH TƢ PHÁP CÔNG LẬP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN............................................................................................................................ 41
2.1. Thực trạng quy hoạch, kế hoạch về thiết lập mạng lƣới tổ chức giám
định tƣ pháp công lập và giải pháp hoàn thiện ...................................................... 41
2.1.1 Kết quả đạt được......................................................................................... 41
2.2.1 Hạn chế, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện ............................................ 41
2.2. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giám định tƣ
pháp công lập và giải pháp hoàn thiện.................................................................... 42
2.2.1 Kết quả đạt được......................................................................................... 42
2.2.2 Hạn chế, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện ............................................ 43
2.3. Thực trạng thành lập tổ chức giám định tƣ pháp công lập và giải pháp
hoàn thiện........................................................................................................................ 45
2.3.1 Kết quả đạt được......................................................................................... 45
2.3.2 Hạn chế, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện ............................................ 46
2.4. Thực trạng bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tƣ pháp và giải pháp
hoàn thiện................................................................................................................... 49
2.4.1 Kết quả đạt được......................................................................................... 49
2.4.2 Hạn chế, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện ............................................ 49
2.5. Thực trạng về kinh phí, trang thiết bị, phƣơng tiện giám định, các điều
kiện vật chất cần thiết khác cho tổ chức giám định tƣ pháp công lập và giải
pháp hoàn thiện ......................................................................................................... 51
2.5.1 Kết quả đạt được......................................................................................... 51
2.5.2 Hạn chế, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện ............................................ 52
2.6. Thực trạng xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ,
kiến thức pháp luật cho giám định viên tƣ pháp và giải pháp hoàn thiện........... 54
2.6.1 Kết quả đạt được......................................................................................... 54
2.6.2 Hạn chế, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện ............................................ 55
2.7. Thực trạng chi phí giám định tƣ pháp; chế độ đối với giám định viên
tƣ pháp và giải pháp hoàn thiện............................................................................... 56
2.7.1 Kết quả đạt được......................................................................................... 56
2.7.2 Hạn chế, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện ............................................ 57
2.8. Thực trạng kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải
pháp hoàn thiện ......................................................................................................... 59
2.8.1 Kết quả đạt được......................................................................................... 59
2.8.2 Hạn chế, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện ............................................ 60
2.9. Thực trạng hợp tác quốc tế về giám định tƣ pháp và giải pháp hoàn
thiện ........................................................................................................................... 62
2.9.1 Kết quả đạt được......................................................................................... 62
2.9.2 Hạn chế, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện ............................................ 63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................................. 64
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 66
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức giám định tư pháp xuất hiện và tồn tại do nhu cầu phát triển của xã
hội, phục vụ cho các hoạt động tố tụng nênkhông thể thiếu trong bất kỳ xã hội nào.
Bằng những kiến thức, phương tiện, phương pháp kỹ thuật, tổ chức giám định tư
pháp giúp cơ quan điều tra; truy tố; xét xử được đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật một cách công bằng, khách quan, vô tư.
Quán triệt vai trò đặc biệt quan trọng của tổ chức giám định tư pháp, từ năm
1997, Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII xác
định: “Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp. Củng cố các
cơ quan giám định tư pháp để hỗ trợ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử”. Tiếp đó,
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2001 của Bộ Chính trị nêu: “Từng bước hoàn
thiện các tổ chức giám định tư pháp. Sớm hoàn thiện pháp luật về giám định tư
pháp”. Đại hội đại biểu Đảng X (18/04 - 25/04/2006) khẳng định quyết tâm: “Xây
dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo
vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020”. Đặc biệt, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005
của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 chỉ rõ: “Hoàn thiện
chế định giám định tư pháp. Nhà nước cần đầu tư cho một số lĩnh vực giám định để
đáp ứng yêu cầu thường xuyên của hoạt động tố tụng. Thực hiện xã hội hóa đối với
các lĩnh vực có nhu cầu giám định không lớn, không thường xuyên”.
Những chủ trương trên là động lực chính để Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua Luật giám định tư pháp ngày 20 tháng 06
năm 2012 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 (từ đây viết tắt là: Luật
GĐTP 2012).Tại Chương III của Luật này, lần đầu tiên tổ chức giám định tư pháp
được chia thành hai mô hình tổ chức, đó là mô hình tổ chức giám định tư pháp công
lập và mô hình tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập. Điều đó khẳng định Nhà
nước thực hiện đúng chủ trương, Nghị quyết của Đảng về chế định đối với tổ chức
giám định tư pháp.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện quản lý nhà nước đối với tổ
chức giám định tư pháp công lập đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, chưa phù hợp với
thực tế. Thêm vào đó, so với pháp luật quốc tế quy định về tổ chức giám định tư
pháp, quy định của Việt Nam còn tồn tại nhiều khác biệt.Việc hoàn thiện pháp