Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
111
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1813

Quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về công chứng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VŨ NGUYỄN ĐẠI LỘC

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG CHỨNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

VŨ NGUY

ỄN Đ

ẠI L

C LU

ẬT HI

ẾN PHÁP VÀ LU

ẬT HÀNH CHÍNH KHÓA 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VŨ NGUYỄN ĐẠI LỘC

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG CHỨNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 8380102

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS PHAN NHẬT THANH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, trích dẫn nêu trong bài đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực, có

nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn

này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2022

Tác giả

Vũ Nguyễn Đại Lộc

LỜI CẢM ƠN

Trong lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phan Nhật

Thanh là người đã trực tiếp hướng dẫn, nhận xét và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt

quá trình thực hiện Luận văn.

Tôi rất chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí

Minh, Phòng Đào tạo sau đại học cùng Quý thầy, cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt

cho tôi những kiến thức bổ ích trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.

Cuối cùng tôi cũng xin cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè và người thân đã

động viên, khích lệ và tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cũng như chia sẻ những

kinh nghiệm giúp tôi thực hiện tốt đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, do giới hạn về mặt

thời gian và kiến thức của bản thân vẫn còn nhiều hạn chế nên chắc chắn Luận văn

sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định.

Chính vì vậy, tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Quý thầy, cô

và các anh chị học viên để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................2

c c c ........................................................................................2

c ........................................................................................2

3. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................................2

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu..................................................8

.............................................................................................8

c .................................................................................8

5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................9

6. Đối tƣợng nghiên cứu..............................................................................................9

7. Cơ cấu của luận văn..............................................................................................10

Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ

NƢỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH VỀ CÔNG CHỨNG................11

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của quản lý Nhà nƣớc của Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh về công chứng ............................................................................11

1.1.1. Khái ni m công ch ng và khái ni m quả ý à ớc của Ủy ban nhân

dân cấp tỉnh về công ch ng...................................................................................11

Đặc ểm quả ý à ớc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công ch ng ...17

3 Va trò à ý ĩa q ả ý à ớc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về

công ch ng .............................................................................................................19

1.2. Nguyên tắc, nội dung, hình thức và phƣơng pháp quản lý Nhà nƣớc của Ủy

ban nhân dân cấp tỉnh về công chứng.....................................................................21

1.2.1. Nguyên tắc quả ý à ớc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công

ch ng ......................................................................................................................21

1.2.2. Nội dung quả ý à ớc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công ch ng ...25

1.2.3. Hình th c à q ả ý à ớc của Ủy ban nhân dân cấp

tỉnh về công ch ng.................................................................................................35

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...........................................................................................42

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG CHỨNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN

THIỆN........................................................................................................................43

2.1. Tình hình công chứng và hoạt động công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí Minh ....................................................................................................................43

2.2. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí

Minh về công chứng ..................................................................................................47

2.2.1. Thực trạng thực hi n nội dung quả ý à ớc của Ủy ban nhân dân

Thành phố Hồ Chí Minh về công ch ng..............................................................47

2.2.2. Thực trạng áp d ng các hình th c à q ả ý à ớc của

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về công ch ng ................................71

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ

Chí Minh về công chứng...........................................................................................78

2.3.1. Những mặt tích cực......................................................................................78

2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân..........................................................82

2.4. Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân

Thành phố Hồ Chí Minh về công chứng.................................................................88

2.4.1. Kiến nghị hoàn thi n pháp lu t...................................................................88

2.4.2. Giải pháp hoàn thi n áp d ng pháp lu t ....................................................90

2.4.3. Các giải pháp kỹ thu t khác ........................................................................93

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...........................................................................................95

PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................1

PHỤ LỤC.....................................................................................................................1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nội dung

QLNN Quản lý nhà nước

UBND Ủy ban nhân dân

XHCN Xã hội chủ nghĩa

TÓM TẮT

Công chứng là một trong những hoạt động bổ trợ tư pháp nhằm bảo đảm

quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế và tổ chức

xã hội, góp phần chủ động phòng ngừa các tranh chấp và hành vi vi phạm pháp luật,

cung cấp tài liệu có giá trị chứng cứ phục vụ việc giải quyết các tranh chấp, xử lý

hành vi vi phạm, duy trì kỷ cương pháp luật trong xã hội. Nghị quyết số 49-NQ/TW

ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã

xác định “Hoàn thiện thể chế công chứng. Xác định rõ phạm vi công chứng và

chứng thực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Xây dựng mô hình quản lý nhà

nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích

hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này”. Trong giai đoạn

hiện nay, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN) về công chứng

nói chung và QLNN của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh về

công chứng nói riêng trong tình hình hiện nay là một yêu cầu rất quan trọng và cần

thiết.

Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý về hoạt động công chứng,

về QLNN, tổ chức hành nghề công chứng đưa ra khái niệm, đặc điểm QLNN đối

với hoạt động công chứng, cũng như nội dung thực hiện QLNN của UBND Thành

phố Hồ Chí Minh về hoạt động công chứng. Từ đó, đánh giá đúng thực trạng QLNN

của UBND Thành phố đối với hoạt động công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí Minh, những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong thực tiễn thực hiện vai trò

QLNN của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp

hoàn thiện QLNN nói chung và QLNN của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về hoạt

động công chứng nói riêng để thực hiện công tác quản lý tốt hơn trong thực tế.

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày 02/6/2005, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 49-

NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Theo đó, Bộ Chính trị xác

định: “Hoàn thiện chế định công chứng. Xác định rõ phạm vi của công chứng và

chứng thực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Xây dựng mô hình QLNN về

công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; có

bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này”.

Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, Quốc hội đã ban hành Luật Công

chứng số 82/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật Công chứng số 53/2014/QH13

ngày 20/6/2014. Sự ra đời của Luật Công chứng năm 2006 và Luật Công chứng

năm 2014 đã thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng về xã hội hóa hoạt

động công chứng, tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới của hoạt động công

chứng, đưa công chứng phát triển mạnh mẽ, nâng cao chất lượng và tính bền vững

của hoạt động công chứng; đội ngũ công chứng viên và tổ chức hành nghề công

chứng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng; đảm bảo an toàn pháp lý cho các

hợp đồng, giao dịch, tạo lập môi trường pháp lý tin cậy cho các hoạt động đầu tư,

kinh doanh, thương mại; góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính và

cải cách tư pháp; mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân; từng bước phát

triển nghề công chứng Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế; đem lại hiệu quả cho

QLNN về công chứng; phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp

của công chứng viên trong tham gia, hỗ trợ QLNN về công chứng.

Tuy nhiên, hiện nay Luật Công chứng năm 2014 đang bộc lộ những hạn chế,

bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng QLNN và hiệu quả hoạt động của các tổ

chức hành nghề công chứng. Mặt khác, công tác QLNN đối với các tổ chức hành

nghề công chứng nói chung, ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng còn nhiều bất cập

như: về thể chế có một số quy định còn chưa rõ ràng, cụ thể, chưa thống nhất, chưa

được hướng dẫn, giải thích pháp luật; chất lượng của một bộ phận công chứng viên

còn hạn chế, hoạt động công chứng chưa bắt kịp tiến bộ và ứng dụng công nghệ

thông tin trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi số, tình trạng sử dụng giấy tờ

giả mạo trong hoạt động công chứng đang diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi;

2

trong tình hình nhu cầu về công chứng, chứng thực ngày càng gia tăng và có nhiều

tình huống phát sinh trong công tác QLNN nhưng nhân sự tại các cơ quan QLNN

còn mỏng về lực lượng, biên chế không đủ để thực hiện nhiệm vụ.

Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên chọn đề tài “Q ả ý à ớc của Ủy

ban nhân dân T à ố Hồ C ề cô c ” làm luận văn Thạc sĩ

Luật học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

c c c

Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về QLNN đối với hoạt động công

chứng; đánh giá đúng thực trạng QLNN của UBND Thành phố đối với hoạt động

công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất các giải pháp hoàn thiện

QLNN đối với hoạt động công chứng trên địa bàn Thành phố nói riêng, cả nước nói

chung theo Luật Công chứng năm 2014.

c

Trên cơ sở nhận thức chung về QLNN, tổ chức hành nghề công chứng để

đưa ra khái niệm, đặc điểm QLNN đối với hoạt động công chứng.

Đánh giá những kết quả đạt được, làm rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên

nhân của những tồn tại, hạn chế trong QLNN đối với hoạt động công chứng trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với hoạt

động công chứng nói chung và QLNN ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

3. Tình hình nghiên cứu đề tài

Việt Nam, kể từ khi xuất hiện chế định công chứng (thời Pháp thuộc) đến

nay Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau (bao gồm

cả Luật Công chứng) để điều chỉnh đối với hoạt động công chứng. Trên cơ sở quy

định của pháp luật và tình hình thực tiễn QLNN về lĩnh vực công chứng tại các địa

phương, đã có một số đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này như:

Đề tài khoa học mang mã số 92-98-224 về “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây

dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động công chứng ở Việt Nam” do Bộ Tư pháp

tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu vào tháng 5/1993. Đề tài đã nghiên cứu toàn diện

3

và sâu sắc về công chứng thông qua việc nêu lên những vấn đề lý luận về công

chứng như khái niệm, vị trí, vai trò của công chứng, các trường phái công chứng

trên thế giới, ý nghĩa pháp lý và hình thức của văn bản công chứng, phạm vi các

việc công chứng, vấn đề trách nhiệm của công chứng, một số mô hình tổ chức và

quản lý công chứng trên thế giới; thực tiễn tổ chức và hoạt động công chứng ở Việt

Nam thông qua việc nêu lên các vấn đề về lịch sử hình thành và phát triển công

chứng ở Việt Nam, phạm vi các việc công chứng, ý nghĩa pháp lý của văn bản công

chứng và tổ chức công chứng ở Việt Nam. Trên cơ sở những luận cứ khoa học và

căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta, đưa ra những kiến nghị về nội

dung và bước đầu đổi mới công chứng ở Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả của

hoạt động công chứng, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu về công chứng ngày càng

phát triển của xã hội.

Đặng Văn Khanh (2000), Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xác

định phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công

chứng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Luật Hà Nội. Luận án

xem xét một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận về phạm vi, nội dung

hành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng, phân tích đánh giá

thực trạng điều chỉnh pháp luật công chứng của nước ta. Từ đó đưa ra các kiến nghị,

giải pháp về hoàn thiện pháp luật công chứng nhằm nâng cao hiệu quả trong việc

xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công

chứng ở nước ta.

Tuấn Đạo Thanh (2008), Nghiên cứu pháp luật về công chứng một số nước

trên thế giới nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp

luật về công chứng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, trường Đại học

Luật Hà Nội. Trên cơ sở so sánh quy định của pháp luật công chứng một số quốc

gia trên thế giới với pháp luật công chứng Việt Nam, đề tài đã làm sáng tỏ những

vấn đề lý luận cơ bản về công chứng, từ đó đưa ra một số luận cứ khoa học làm cơ

sở cho việc hoàn thiện pháp luật công chứng Việt Nam.

Nguyễn Thanh Hà (2014), Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn

thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật Hà Nội. Mục đích của

Luận văn là tổng hợp những kiến thức lý luận về thực hiện pháp luật về công

chứng; trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn việc thi hành Luật Công chứng trên địa bàn

thành phố Hà Nội để đánh giá những mặt được, chưa được của hoạt động công

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!