Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
MIỄN PHÍ
Số trang
138
Kích thước
699.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
796

Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ THÚY LOAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ

KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH

NGHIỆP TRONG NƯỚC

Chuyên ngành: LUẬT HÀNH CHÍNH

Mã số: 60.38.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN CẢNH HỢP

TP. Hồ Chí Minh – năm 2007

2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CQNN : Cơ quan nhà nước

DN : Doanh nghiệp

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

DNTN : Doanh nghiệp tư nhân

ĐKKD : Đăng ký kinh doanh

GCN : Giấy chứng nhận

HĐND : Hội đồng nhân dân

KH&ĐT : Kế hoạch và Đầu tư

LDN : Luật Doanh nghiệp

QLNN : Quản lý nhà nước

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

UBND : Ủy ban nhân dân

3

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1: ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

ĐĂNG KÝ KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC

1.1. Khái niệm và bản chất của đăng ký kinh doanh

1.1.1. Khái niệm ĐKKD

1.1.2. Bản chất của ĐKKD

1.2. Các điều kiện pháp lý khung của đăng ký kinh doanh

1.2.1. Điều kiện về chủ thể ĐKKD

1.2.2. Điều kiện về vốn trong ĐKKD

1.2.3. Điều kiện về ngành nghề ĐKKD

1.2.4. Điều kiện về chuyên môn trong ĐKKD

1.3. Các quy định về nội dung đăng ký kinh doanh

1.3.1. Quy định về trụ sở, địa chỉ và tên gọi của DN

1.3.2. Quy định về mô hình DN

1.3.3. Quy định về cơ quan thực hiện việc ĐKKD

1.3.4. Quy định các biện pháp chế tài trong ĐKKD

1.4. Nội dung, đặc trưng, vai trò, ý nghĩa của quản lý nhà nước về đăng ký

kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước

1.4.1. Nội dung của QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước

1.4.2. Đặc trưng của QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước

1.4.3. Vai trò, ý nghĩa của QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước

1.5. Một số kết luận

5

10

10

10

12

15

15

19

21

24

26

26

29

34

37

40

40

43

47

49

4

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

TRONG NƯỚC

2.1. Thực trạng hướng dẫn về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp

trong nước

2.1.1. Hệ thống pháp luật về ĐKKD đối với DN trong nước (từ 1990 đến nay)

2.1.2. Thực trạng hướng dẫn về ĐKKD đối với DN trong nước theo LDN 2005

2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký

kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước

2.2.1. Thẩm quyền cấp GCN ĐKKD đối với DN trong nước

2.2.2. Tổ chức cơ quan ĐKKD

2.2.3. Thủ tục ĐKKD

2.3. Giải quyết các thủ tục để doanh nghiệp trong nước đi vào hoạt động

2.4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện những nội dung đã được đăng ký kinh

doanh, tình hình chấp hành các quy định pháp luật của doanh nghiệp sau đăng

ký kinh doanh; giải quyết khiếu nại, tố cáo và khen thưởng

2.5. Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh

2.6. Một số kết luận

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

52

52

52

55

69

69

77

85

102

107

115

122

127

130

5

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Kể từ khi Đảng và Nhà nước quyết định chuyển đổi nền kinh tế từ nền

kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì vấn

đề huy động nguồn vốn của các nhà đầu tư ở trong nước để phát triển kinh tế

luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước. Do đó, để thúc đẩy nội lực

cũng như để tạo đà phát triển cho nguồn đầu tư trong nước, Nhà nước từ năm

1986 cho đến nay đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến doanh

nghiệp (DN) trong nước và khuyến khích đầu tư, trong đó, việc việc ban hành và

phát triển các quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh (ĐKKD) được coi là

yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của các

DN. Đặc biệt là sự ra đời của chế định ĐKKD trong Luật Doanh nghiệp (LDN)

1999 với các quy định pháp lý rõ ràng, dễ hiểu, có tính khả thi, hạn chế sự can

thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) vào hoạt động kinh doanh của

DN đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của

các DN.

Theo số liệu thống kê của Cục phát triển DN vừa và nhỏ, Bộ Kế hoạch và

Đầu tư (KH&ĐT), từ đầu năm 2000 đến hết năm 2005, đã có 160.752 DN

ĐKKD, gấp 3,3 lần so với tổng số DN đăng ký thành lập giai đoạn 1991-1999.

Số DN đăng ký trung bình hàng năm hiện nay bằng khoảng gần 6 lần so với số

trung bình hàng năm giai đoạn 1991-1999. Số vốn đăng ký mới đạt khoảng

321,2 nghìn tỷ đồng (khoảng 20 tỷ USD) [89, 8]. Đây là một thành công lớn của

LDN 1999 qua 6 năm thi hành, đánh dấu một bước phát triển mới của nền kinh

tế nước ta, góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động trên

6

phạm vi cả nước, đóng góp một khối lượng tài sản lớn cho xã hội.

Thành tựu trên phản ánh tính đúng đắn trong chính sách đổi mới quản lý

kinh tế của Nhà nước, trong đó có hoạt động QLNN về ĐKKD đối với DN trong

nước. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và thực tiễn kiểm nghiệm cho thấy, pháp luật

về ĐKKD mới chỉ chú trọng đến một nửa là vấn đề “tiền kiểm” với việc đơn

giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện để DN thành lập và hoạt động nhanh chóng.

Còn một nửa vấn đề là “hậu kiểm” chưa được coi trọng đúng mức, vì thế không

ít sự vi phạm của DN đã vượt khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước như tình trạng

DN ĐKKD nhưng không hoạt động, chuyển trụ sở không thông báo, có những

DN ĐKKD chỉ nhằm mua bán hóa đơn giá trị gia tăng thu lời bất chính, đặc biệt

là tình trạng DN nhiều nhưng nộp thuế ít, trốn thuế là phổ biến. Mặt khác, công

tác QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước hiện nay còn nhiều hạn chế. Ở một số

địa phương, cơ quan ĐKKD còn tùy tiện tự đặt ra những thủ tục, hồ sơ giấy tờ

trái luật, thậm chí ra lệnh ngừng hoặc không cấp ĐKKD đối với một số ngành

nghề không thuộc đối tượng cấm kinh doanh. Tình trạng này đã tạo ra sự biến

chuyển tâm lý của nhà đầu tư từ sự hăng hái tìm hiểu các quy định pháp luật để

áp dụng thành lập mô hình DN của mình thành tâm lý coi thường, không đánh

giá cao tầm quan trọng của khâu ĐKKD, coi đó chỉ là vấn đề thủ tục hình thức

để có GCN ĐKKD.

Những vấn đề trên phản ánh hạn chế trong công tác QLNN về hoạt động

ĐKKD của DN, đặc biệt là sự tổ chức và phối hợp giữa cơ quan ĐKKD với các

cơ quan QLNN khác trong việc kiểm tra, theo dõi, giám sát DN còn có những sơ

hở, tạo ra khoảng trống từ “tiền đăng” sang “hậu kiểm”. Bên cạnh việc quy định

khá đầy đủ về thủ tục ĐKKD, pháp luật còn thiếu một cơ chế bảo đảm cho các

quy định về ĐKKD được thực hiện nghiêm túc. Đồng thời sự phân tán của các

7

quy định về thủ tục ĐKKD và cơ quan ĐKKD đã tạo ra sự quản lý thiếu thống

nhất, gây khó khăn trong việc giám sát, theo dõi các DN và vi phạm nguyên tắc

bình đẳng giữa các DN, đi ngược với chủ trương khơi dậy mọi nguồn lực đầu tư

cho sự phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Hơn nữa, pháp luật về ĐKKD đối với DN trong nước theo LDN 2005 hiện

nay đã có nhiều thay đổi rất căn bản so với quy định của LDN 1999, đòi hỏi

công tác QLNN về ĐKKD phải có những thay đổi cho phù hợp với quy định

mới. Việc nhận thức đúng và thực hiện nghiêm các quy định mới về ĐKKD đối

với DN trong nước theo LDN 2005 là rất cần thiết. Do đó, việc nghiên cứu

QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước nhằm đưa ra những phương hướng hoàn

thiện pháp luật về ĐKKD và giải pháp nâng cao năng lực QLNN đối với DN,

góp phần làm thân thiện hơn mối quan hệ giữa các CQNN và DN, là một yêu cầu

cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

ĐKKD là một hình thức QLNN đối với DN trong nước. Ở nước ta đã có

nhiều bài viết và công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí về đề tài ĐKKD trên

bình diện nêu ra những bất cập, trở ngại cần phải điều chỉnh về mặt hình thức

trong pháp luật ĐKKD, để pháp luật ĐKKD hoàn thiện và sát với thực tế hơn

hoặc chỉ đề cập đến quyền tự do kinh doanh trong việc đăng ký thành lập DN của

nhà đầu tư, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư…Tuy nhiên, nghiên cứu

một cách hệ thống về bản chất của ĐKKD, đặc trưng của QLNN về ĐKKD đối

với DN trong nước, để tìm ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐKKD và xây

dựng năng lực QLNN trong lĩnh vực ĐKKD đối với DN trong nước cho tương

xứng với vai trò của Nhà nước thì hầu như chưa có một công trình nào đề cập đến.

Thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với

8

doanh nghiệp trong nước”, tác giả hy vọng có một đóng góp nhỏ bé cho công

tác hoàn thiện pháp luật về ĐKKD và nâng cao hiệu quả công tác QLNN về

ĐKKD đối với DN trong nước.

3. Nhiệm vụ của đề tài:

+ Nghiên cứu làm rõ bản chất của hoạt động ĐKKD, những vấn đề lý luận

và pháp lý của QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước theo LDN 2005.

+ Nghiên cứu và phân tích thực trạng QLNN về ĐKKD đối với DN trong

nước.

+ Tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện chưa tốt chức năng QLNN

về ĐKKD đối với DN trong nước hiện nay.

+ Đánh giá những bất cập của pháp luật hiện hành quy định về QLNN đối

với hoạt động ĐKKD, thành lập DN.

+ Đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ĐKKD và

nâng cao năng lực QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác QLNN về ĐKKD đối với

DN trong nước.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác QLNN đối với hoạt động

ĐKKD thành lập mới của DN trong nước (DN có vốn đầu tư trong nước) thuộc

phạm vi điều chỉnh của LDN 2005, mà không đề cập đến công tác QLNN về

ĐKKD đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh hay

đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đăng ký thay đổi, bổ sung, sửa

đổi, giải thể, chia tách, sáp nhập của DN.

9

+ Pháp luật về ĐKKD đối với DN trong nước ở nước ta từ năm 1990 cho

đến nay nhưng chủ yếu tập trung vào giai đoạn 1999-2007.

+ Thực tiễn thực hiện chức năng QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước ở

một số địa phương (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang,...)

5. Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ

nghĩa Mác – Lênin, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể để thực hiện đề tài

này là: phân tích, tổng hợp, khảo sát, kết hợp phương pháp thống kê, phương

pháp hệ thống, trao đổi trực tiếp với cơ quan thực hiện chức năng QLNN về

ĐKKD đối với DN trong nước.

6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Những kiến nghị của Đề tài sẽ góp phần nhận thức đúng và hoàn thiện các

quy định của pháp luật về ĐKKD, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về ĐKKD

đối với DN trong nước ở nước ta. Do vậy, Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham

khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy chuyên đề và nghiệp vụ QLNN về ĐKKD

đối với DN trong nước cũng như cho cán bộ làm công tác thực tiễn liên quan đến

QLNN về ĐKKD.

7. Cơ cấu đề tài:

Đề tài gồm Phần mở đầu, 02 chương, kết luận và tài liệu tham khảo.

- Chương 1: Đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký kinh

doanh đối với doanh nghiệp trong nước.

- Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước.

10

CHƯƠNG 1

ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ

KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC

1.1. Khái niệm và bản chất của đăng ký kinh doanh

1.1.1. Khái niệm đăng ký kinh doanh:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi tiến hành kinh doanh, chủ thể

phải thực hiện ĐKKD, đây là hành vi mang tính chất tiền đề khá quan trọng. Nhà

làm luật tại Việt Nam chưa có định nghĩa khái niệm ĐKKD dù thuật ngữ này

được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản pháp luật kinh tế như Luật Công ty

1990, Luật Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) 1990, LDN 1999, LDN 2005, Luật

Đầu tư 2005, Luật Thương mại 2005, các luật chuyên ngành khác (Bộ luật Hình

sự, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính,…) và các văn bản pháp

luật hướng dẫn thi hành. Nhìn chung, có thể thấy khái niệm ĐKKD được các nhà

nghiên cứu lý luận và các nhà hoạt động thực tiễn tiếp cận ở hai khía cạnh như

sau:

- Ở khía cạnh thứ nhất, ĐKKD là hoạt động trong đó nhà đầu tư khai báo

với cơ quan QLNN về ĐKKD và giới kinh doanh về dự kiến hoạt động kinh

doanh của mình.

- Ở khía cạnh thứ hai, ĐKKD là một thủ tục hành chính bắt buộc, là biện

pháp để Nhà nước quản lý hoạt động của các DN.

Từ hai cách tiếp cận như trên, chúng tôi cho rằng: “Đăng ký kinh doanh là

hoạt động của người kinh doanh nhằm khai trình với cơ quan nhà nước và giới

kinh doanh về hoạt động kinh doanh của mình và được Nhà nước ghi nhận bằng

hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.

11

Thật vậy, theo quy định của LDN hiện hành (2005) trước khi tiến hành

ĐKKD người thành lập DN phải dự liệu, kế hoạch những thông tin cơ bản nhất

của DN (bao gồm: loại hình DN; tên gọi, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ của DN; các

ngành nghề DN kinh doanh; người đại diện DN trước pháp luật; cơ cấu góp vốn,

cơ cấu tổ chức hoạt động và các vấn đề cơ bản khác của DN được quy định trong

Điều lệ Công ty phù hợp với LDN) và thông báo đăng ký với cơ quan ĐKKD.

Cơ quan ĐKKD xem xét và nếu những thông tin trên về mặt hình thức không

trái với quy định của LDN thì sẽ cấp giấy chứng nhận (GCN) ĐKKD cho DN.

Thời gian xem xét thông tin và cấp GCN ĐKKD là 10 ngày làm việc kể từ khi

nộp đầy đủ hồ sơ thông tin hợp lệ. Theo Khoản 2 Điều 15 của LDN 2005 thì Nhà

nước chỉ làm thủ tục công nhận cho sự ra đời của một DN, còn bản thân các DN

phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung các thông tin mà mình

đăng ký trước pháp luật.

Mặt khác, theo từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý, Nhà xuất bản

Tư pháp – Bộ Tư pháp phối hợp với Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa tháng 11

năm 2006 thì ĐKKD là sự ghi nhận bằng văn bản của CQNN có thẩm quyền về

mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh.

ĐKKD được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định, áp dụng thống nhất

trong cả nước.

Khi ĐKKD, các thông tin cần thiết về DN được ghi vào sổ ĐKKD, DN

được cấp GCN ĐKKD và có thể bắt đầu hoạt động.

Tổ chức, cá nhân được yêu cầu cơ quan ĐKKD hướng dẫn về thủ tục, nội

dung ĐKKD, cấp bản sao GCN ĐKKD, GCN thay đổi ĐKKD…và phải trả phí

theo quy định của pháp luật.

12

Việc ĐKKD tạo cơ sở pháp lý cho công tác QLNN về kinh tế, xác nhận sự

tồn tại và hoạt động của DN, cung cấp thông tin cần thiết về DN nhằm tạo thuận

lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ với DN.

1.1.2. Bản chất của đăng ký kinh doanh:

Có thể nói thủ tục thành lập và ĐKKD đối với DN trong nước ở nước ta

đã được thiết lập từ sau khi có Luật Công ty và Luật DNTN 1990. Khi đó, để

thành lập DN nhà đầu đư phải tiến hành hai bước: (1) Giai đoạn xin phép thành

lập DN ở UBND cấp tỉnh hoặc đơn vị hành chính cấp tương đương, nơi dự định

đặt trụ sở chính; (2) Giai đoạn xin cấp GCN ĐKKD tại Sở KH&ĐT. Theo đó, để

tiến hành một hoạt động kinh doanh theo hình thức công ty hay DNTN, thì nhà

đầu tư phải qua hai giai đoạn thủ tục “xin phép thành lập và ĐKKD”. Mỗi giai

đoạn thủ tục này lại cần nhiều loại giấy tờ, con dấu khác nhau (giấy tờ chứng

thực trụ sở giao dịch, phương án kinh doanh và những xác nhận khác về nhân

thân của chủ đầu tư như GCN sức khoẻ, giấy xác nhận không mắc bệnh tâm

thần, xác nhận của UBND xã, phường về hộ khẩu thường trú, xác nhận của công

an xã, phường về đối tượng không thuộc loại người bị kết án tù mà chưa được

xoá án, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xác nhận về vốn của cơ quan, tổ

chức có thẩm quyền, v.v.), do đó để thành lập DNTN hay công ty, nhà đầu tư tốn

rất nhiều thời gian (từ 3 tháng đến 14 tháng) cũng như chi phí.

Theo Thông tư liên tịch 05/1998/TTLT-KH&ĐT-TP ngày 10/7/1998, thủ

tục thành lập và ĐKKD đối với DNTN và công ty tuy có đơn giản hơn đôi chút

nhằm thực hiện chương trình cải cách hành chính theo cơ chế “1 cửa, 1 dấu”

nhưng rõ ràng vẫn là thủ tục hành chính 2 bước (xin phép thành lập và ĐKKD).

13

Nhằm khắc phục những hạn chế trên, thực hiện cải cách thủ tục hành

chính trong việc thành lập DN, cũng như để cụ thể hoá quyền tự do kinh doanh

theo quy định tại Điều 57 Hiến pháp 1992, LDN 1999 ra đời thay thế Luật Công

ty và Luật DNTN 1990, quy định: thành lập DN là quyền của công dân, không

phải xin phép cơ quan nhà nước (CQNN), CQNN có nghĩa vụ ĐKKD để xác lập

quyền kinh doanh của công dân, có nghĩa vụ bảo vệ quyền sở hữu tên DN khi

ĐKKD(1); công dân có quyền tự do lựa chọn quy mô, loại hình tổ chức kinh

doanh; công dân có quyền tự do lựa chọn thị trường, địa bàn kinh doanh; công

dân có quyền tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm.

Theo đó, muốn thành lập DN chỉ cần thực hiện ĐKKD. Như vậy, pháp luật về

ĐKKD đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ xin phép thành lập DN, chuyển sang chế độ

đăng ký thành lập DN, coi việc thành lập DN và ĐKKD là quyền của công dân,

tổ chức. Phạm vi kinh doanh của DN không bị bó hẹp trong “những ngành nghề

mà Nhà nước cho phép” theo cơ chế “xin-cho” mà được mở rộng sang hình thức

“được làm những gì mà Nhà nước không cấm”.

LDN 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2006) tiếp tục kế thừa LDN 1999 và

phát huy tối đa trong việc củng cố và mở rộng quyền tự do kinh doanh, thành lập

DN của các nhà đầu tư không phân biệt đó là nhà đầu tư trong nước hay nước

ngoài. LDN 2005 đã đơn giản hóa trình tự, thủ tục ĐKKD, hạn chế tối đa các rào

cản gia nhập thị trường không cần thiết, tạo thuận lợi cho những người có khả

năng thành lập DN biến nguyện vọng kinh doanh của mình thành hiện thực. Điều

15 LDN 2005 quy định người muốn thành lập DN chỉ cần nộp đủ hồ sơ ĐKKD

theo quy định của luật thì có quyền kinh doanh và Điều 11, LDN 2005 quy định

cơ quan ĐKKD không được “từ chối cấp GCN ĐKKD cho người đủ điều kiện

(1): ĐKKD và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá là hai việc độc lập ở hai thời điểm khác nhau phục vụ cho hai mục đích khác

nhau, ĐKKD để khai sinh ra pháp nhân, còn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá là để bảo vệ hình ảnh của pháp nhân, và do vậy,

dường như trong nhận thức của hầu hết các doanh nghiệp, hai việc này thường không được tính toán đồng bộ, dẫn đến một

số khó khăn cho doanh nghiệp khi tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hoá.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!