Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LÊ TRỌNG KHÁI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỐI VỚI SỬ DỤNG TẠM THỜI LÒNG
ĐƯỜNG, HÈ PHỐ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ HÀNH CHÍNH
TP HỒ CHÍ MINH- 11- 2022 LÊ TRỌNG KHÁI LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH KHÓA 32
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI SỬ
DỤNG TẠM THỜI LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ
Chuyên ngành: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 8380102
Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Thanh Trung
Học viên: Lê Trọng Khái, lớp HPHC 31-32, khóa 32
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng
tạm thời lòng đường, hè phố là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
TS. Đỗ Thanh Trung. Những nội dung và ý tưởng của các tác giả khác trong các tài liệu tham
khảo đều được trích dẫn theo đúng quy định. Nội dung công trình này là không sao chép bất
kỳ luận văn hay tài liệu nào.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Thanh Trung cùng các thầy, cô tại Trường Đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
luận văn này. Do hạn chế về trình độ lý luận và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn vẫn
còn sai sót trong quá trình nghiên cứu. Vì thế, tôi mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy,
cô và các anh, chị để tôi hoàn thiện hơn nữa luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn
Lê Trọng Khái
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Trong bài viết này thuật ngữ hè phố được dùng thống nhất theo Luật Giao thông
đường bộ và các Nghị định liên quan của Chính phủ. Tuy nhiên, ở một số vị trí trong bài viết
có dùng thuật ngữ vỉa hè vì lý do trích dẫn nguyên văn trong quy định ban hành tại Quyết
định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh.
2. Luật GTĐB 2001: Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001.
3. Luật GTĐB 2008: Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008.
4. Luật BHVBQPPL: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6
năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 18 tháng 06 năm 2020.
5. Luật TCCQĐP: Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019.
6. Nghị định 11/2010/NĐ-CP: Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm
2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Nghị
định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
7. Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND: Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 23
tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định về quản
lý và sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè
8. QLNN: Quản lý nhà nước.
9. UBND: Ủy ban nhân dân
10. HĐND: Hội đồng nhân dân
11. TTHC: Thủ tục hành chính
12. TPHCM: thành phố Hồ Chí Minh
13. CQHCNN: cơ quan hành chính nhà nước
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 – Minh họa lộ giới, phạm vi lòng đường, hè phố
Hình 2 - Minh họa thể hiện cụ thể vị trí lề đường trong tổng thể mặt cắt ngang đường bộ.
Mục lục
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI SỬ DỤNG TẠM THỜI
LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ ............................................................................................... 11
1.1. Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước đối với sử dụng tạm thời lòng đường,
hè phố ................................................................................................................................ 11
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố ........ 11
1.1.1.1. Các khái niệm về lòng đường, hè phố. ....................................................... 11
1.1.1.2. Sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố ......................................... 15
1.1.1.3. Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đối với sử
dụng tạm thời lòng đường, hè phố: ......................................................................... 16
1.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố ......... 18
1.1.2.1. Có các đặc điểm đặc trưng của quan hệ pháp luật hành chính. ................. 18
1.1.2.2. Được phân cấp, phân quyền từ trung ương đến địa phương ....................... 19
1.1.2.3. Phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương ....................................... 21
1.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố ................. 22
1.2.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước về sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố. ............. 22
1.2.2. Nguyên tắc sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố ............................................... 22
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................. 24
1.3.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. ............................................................. 25
1.3.2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật ........................................... 27
1.3.2.1. Phân cấp, phân quyền cho các cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới có liên
quan ....................................................................................................................... 29
1.3.2.1. Thanh tra, kiểm tra,việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng tạm
thời lòng đường, hè phố .......................................................................................... 30
1.3.2.3. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc sử dụng tạm
thời lòng đường, hè phố .......................................................................................... 31
1.3.3. Đối tượng quản lý nhà nước về sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................... 32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 32
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ SỬ DỤNG TẠM
THỜI LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ .................................................................................... 34
2.1. Thực trạng về quản lý nhà nước của Thành phố Hồ Chí Minh về sử dụng tạm thời
lòng đường, hè phố ........................................................................................................... 34
2.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật .............................................................. 34
2.1.1.1. Quy định về sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố do Ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh ban hành .................................................................................... 34
2.1.1.2. Quy định về sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố theo Luật Giao thông
đường bộ, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn ....................................................... 40
2.1.1.3. Đối chiếu quy định của thành phố Hồ Chí Minh Luật Giao thông đường bộ,
các Nghị định, Thông tư liên quan .......................................................................... 48
2.1.2. Về tổ chức thực hiện pháp luật ........................................................................... 52
2.1.2.1. Phân cấp, phân quyền (Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện,
xã) .......................................................................................................................... 52
2.1.2.2. Thanh tra, kiểm tra,việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng tạm
thời lòng đường, hè phố .......................................................................................... 56
2.1.2.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo ....................................................................... 58
2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước
của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời một phần lòng
đường, hè phố ................................................................................................................... 58
2.2.1. Những tồn tại, hạn chế ....................................................................................... 58
2.2.1.1. Bất cập trong việc ban hành quy phạm pháp luật (và văn bản hướng dẫn) 58
2.2.1.2. Bất cập trong việc phân cấp, phân quyền ................................................... 63
2.2.1.3. Bất cập trong công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ..... 64
2.2.2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế. ............................................................................ 70
2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan ........................................................................... 70
2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan .............................................................................. 74
2.3. Một số kiến nghị ........................................................................................................ 76
2.3.1. Hoàn thiện pháp luật nhằm tạo cơ sở tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng
tạm thời lòng đường, hè phố tại thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 76
2.3.1.1. Ban hành quy định của thành phố phù hợp với Luật Giao thông đường bộ,
các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên .......................................................... 76
2.3.1.2. Đề xuất điều chỉnh các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên tạo cơ sở
pháp lý để thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền ban hành quy định phù hợp với
tình hình thực tiễn, đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh. ...................................... 78
2.3.2. Tăng cường công tác chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong
sử dụng tạm thời lòng đường hè phố. ........................................................................... 79
2.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức về chấp hành quy định trong
sử dụng tạm thời lòng đường hè phố. ........................................................................... 80
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 82
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 1
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa và tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh nhất ở Châu Á1
. Theo đó, sự gia tăng nhu cầu giao thông là điều không
thể tránh khỏi, dự báo nhu cầu giao thông tăng gấp khoảng 1,5 lần trong giai đoạn
2013-2030. Tốc độ tăng trưởng về kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh kéo theo tốc
độ đô thị hóa trong những năm gần đây gia tăng không ngừng.
Sự phát triển, tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự
tập trung dân trong các khu đô thị, các thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh đòi
hỏi vai trò quản lý nhà nước ở các cấp và các lĩnh vực liên quan phải đảm bảo tương
xứng nhằm đảm bảo về kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công, bảo vệ môi
trường,…duy trì sự phát triển bền vững trong quá trình đô thị hóa, giữ vững vai trò
là đầu tàu kinh tế khi đóng góp cho ngân sách quốc gia của thành phố chiếm hơn
22,2% GDP2
cả nước. Điển hình từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, thành phố Thủ Đức
được thành lập là mô hình thành phố trong thành phố được thành lập trên cơ sở Nghị
quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn
vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ
Chí Minh nhằm phần nào tạo cơ chế để thành phố Hồ Chí Minh kịp thời có những
chính sách phù hợp để duy trì tăng trưởng ổn định.
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.061 km², chiếm 0,6% diện tích cả nước,
dân số 8,993 triệu (số liệu thống kê vào tháng 1 năm 2019); từ ngày 01 tháng 01 năm
2021, thành phố Hồ Chí Minh có 16 quận, 05 huyện, 01 thành phố; 312 đơn vị hành
chính cấp xã gồm 249 phường (giảm 10 phường so với trước đây), 5 thị trấn và 58 xã
(không đổi so với trước đây). Tuy nhiên, cơ cấu sử dụng đất đai tại thành phố chưa
hợp lý, tỉ lệ đất dành cho công nghiệp, dịch vụ và giao thông còn thấp; Theo quy định
pháp luật hiện hành, Thành phố Hồ Chí Minh được Chính phủ công nhận là đô thị
loại đặc biệt tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội về phân loại đô thị và Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009
của Chính phủ về việc phân loại đô thị do đáp ứng được các tiêu chí theo quy định.
1
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) (2020), Báo cáo “Triển vọng phát triển châu Á-ADO 2020", TP.HCM.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, Nxb. Chính trị
quốc gia, tr.94