Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
99
Kích thước
4.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1524

Quản lý nhà nước về thừa pháp lại (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM THANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỪA PHÁT LẠI

(TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỪA PHÁT LẠI

(TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380102

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Minh Khôi

Học viên: Nguyễn Thị Kim Thanh

Lớp: Cao học Luật, Khoá 27

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi,

dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đỗ Minh Khôi. Các thông tin, số liệu

được sử dụng trong luận văn hoàn toàn trung thực và trích dẫn nguồn đầy đủ. Kết

quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công

trình nghiên cứu nào khác.

Người cam đoan

Nguyễn Thị Kim Thanh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

QLNN : Quản lý nhà nước

TAND : Tòa án nhân dân

THA : Thi hành án

THADS : Thi hành án dân sự

TPL : Thừa phát lại

UBND : Ủy ban nhân dân

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

VPTPL : Văn phòng thừa phát lại

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỪA PHÁT LẠI....................................................6

1.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về Thừa phát lại.......................6

1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước......................................................................6

1.1.2. Khái quát về Thừa phát lại ........................................................................9

1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước về Thừa phát lại .............18

1.2. Mục đích, nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý nhà nước về

Thừa phát lại........................................................................................................21

1.2.1. Mục đích quản lý nhà nước về Thừa phát lại..........................................21

1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về Thừa phát lại.......................................22

1.2.3. Hình thức và phương pháp quản lý nhà nước về Thừa phát lại..............24

1.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về Thừa phát lại......................................25

1.3.1. Chính phủ.................................................................................................25

1.3.2. Bộ Tư pháp...............................................................................................26

1.3.3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh........................................................................26

1.3.4. Sở Tư pháp...............................................................................................27

1.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động Thừa phát lại ..................29

1.4.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Thừa

phát lại ...............................................................................................................29

1.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại ..........................................29

1.4.3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp và thu hồi thẻ Thừa phát lại........................30

1.4.4. Cho phép thành lập, đăng ký hoạt động, chấm dứt hoạt động của văn

phòng Thừa phát lại...........................................................................................32

1.4.5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Thừa phát lại.................................33

1.4.6. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với

hoạt động của Thừa phát lại..............................................................................34

1.4.7. Tổng kết, đánh giá hoạt động của các văn phòng Thừa phát lại ............35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................37

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VỀ THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH........................................................................................................................38

2.1. Tình hình hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh......................................................................................................................38

2.1.1. Tổ chức bộ máy của Thừa phát lại ..........................................................38

2.1.2. Về hoạt động của văn phòng Thừa phát lại.............................................38

2.2.2. Các bất cập, khó khăn từ thực tiễn hoạt động Thừa phát lại..................41

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh ........................................................................................................44

2.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước về Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh ......................................................................................................44

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân trong thực tiễn quản lý nhà nước về Thừa phát

lại tại Thành phố Hồ Chí Minh..........................................................................55

2.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về Thừa phát lại ...............59

2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về Thừa phát lại...........61

2.4.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật ................................................61

2.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về Thừa phát lại..........64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................68

KẾT LUẬN..............................................................................................................69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây vấn đề xã hội hóa một số hoạt động tư pháp nói

chung và một số công việc thi hành án dân sự (THADS) nói riêng nhằm góp phần

tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan tư pháp được Đảng và

Nhà nước ta hết sức quan tâm. Để đáp ứng nhu cầu hội nhập sâu rộng vào nền

kinh tế thế giới mà Việt Nam tham gia như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO),

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp định đối tác xuyên thái Bình

Dương (TPP)... thì pháp luật của nước ta cũng phải thay đổi, bổ sung để đáp ứng

nhu cầu hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế. Khi hội nhập với nền kinh tế quốc

tế, sẽ phát sinh rất nhiều các tranh chấp dân sự cần phải có chứng cứ nhằm bảo vệ

quyền lợi hợp pháp, chính đáng giữa các bên khi có tranh chấp xảy ra ở Tòa án

hoặc Trọng tài thương mại.

Thực tiễn trên thế giới thì Thừa phát lại (TPL) đã có từ rất lâu và hiện diện ở

phần lớn các quốc gia trên thế giới trong khi đây lại là chế định mới ở nước ta. Chế

định TPL được thực hiện thí điểm bắt đầu từ năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh,

sau đó mở rộng đến 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kết quả tổng kết thí

điểm cho thấy, chế định TPL có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện tốt chủ

trương xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp đã được đề ra tại Nghị quyết số 49 -

NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp

đến năm 2020, tạo tiền đề giảm tải công việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt

động của cơ quan Tòa án, cơ quan THADS, góp phần thực hiện thành công Nghị

quyết 39 - NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giảm biên

chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Bên cạnh đó, hoạt động của

TPL đã bổ sung nguồn chứng cứ, tạo thêm công cụ pháp lý để người dân bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và

trong giải quyết tranh chấp; đồng thời, người dân cũng có thêm sự lựa chọn phù hợp

trong việc yêu cầu thi hành án, quyết định của Tòa án.

Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên 2.094 km2, dân số trên 10 triệu

dân, là một thành phố năng động, việc giao dịch dân sự diễn ra rất lớn và các tranh

chấp dân sự cũng tỷ lệ thuận với việc giao dịch dân sự. Qua nghiên cứu tình hình từ

mô hình thí điểm văn phòng thừa phát lại (VPTPL) đầu tiên đến thời điểm hiện tại,

Thành phố Hồ Chí Minh có 11 VPTPL với 110 TPL hành nghề, 78 Thư ký nghiệp

2

vụ TPL và 63 nhân viên khác1 hoạt động có hiệu quả. Trong thời gian này, đã có

tổng cộng 1347101 văn bản được tống đạt và 288322 vi bằng được lập bởi TPL2

.

Tuy nhiên, qua tổng kết hàng năm của thanh tra Sở Tư pháp cho thấy, vẫn

còn nhiều hạn chế trong các hoạt động về tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện

thi hành án, tổ chức thi hành án như: Nhận thức của một số cơ quan, tổ chức, cá

nhân về ý nghĩa hoạt động TPL như việc lập vi bằng còn chưa đúng định hướng

chung dẫn đến tình trạng vi bằng được lập, sử dụng bị ngộ nhận với văn bản công

chứng, chứng thực; Phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng của TPL bao quát, đa dạng

nhưng quy định pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp không bắt buộc TPL ghi

nhận mục đích, lý do, cơ sở pháp lý lập vi bằng, gây khó khăn cho cơ quan đăng ký

vi bằng trong việc đăng ký, kiểm soát hoạt động lập vi bằng của TPL… Một trong

những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên là do quy định pháp luật về TPL còn

nhiều bất cập và công tác quản lý nhà nước (QLNN) trong lĩnh vực này còn nhiều

hạn chế. Nhằm chỉ ra thực trạng các ưu điểm, hạn chế và đề xuất những giải pháp

mang tính đòn bẩy tạo động lực cho các VPTPL phát triển, đem lại lợi ích cho nhân

dân, giảm tải cho hoạt động của các cơ quan tư pháp, việc nghiên cứu một cách toàn

diện, có hệ thống liên quan đến công tác QLNN về TPL tại thành phố Hồ Chí Minh

là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về Thừa phát lại từ thực tiễn

Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề TPL đã và đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là những

năm gần đây, từ mô hình thí điểm thành công các VPTPL tại thành phố Hồ Chí

Minh, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm triển khai thực hiện, phát

triển, nhân rộng các VPTPL trên toàn quốc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề

QLNN về TPL vẫn còn nhiều hạn chế khi có rất ít công trình nghiên cứu về đề tài

này. Hiện nay, có một số công trình liên quan đến đề tài này, cụ thể như sau:

- Huỳnh Đức Thái Lâm Hoàng (2019), Pháp luật về Thừa phát lại ở Việt Nam

hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.

1 Báo cáo số 3691/BC-STP-BTTP ngày 04/8/2020 của Sở Tư pháp TPHCM về tình hình tổ chức và hoạt

động Thừa phát lại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

2 Phụ lục 1 kèm Báo cáo số 3691/BC-STP-BTTP ngày 04/8/2020 của Sở Tư pháp TPHCM về tình hình tổ

chức và hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3

- Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư Pháp (1996), “Những cơ sở lý

luận và thực tiễn về định chế Thừa phát lại”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,

Hà Nội;

- Vũ Hoài Nam (2013), Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại ở Việt Nam

hiện nay, Sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp;

- Nguyễn Đức Chính (2006), Tổ chức Thừa phát lại, Sách chuyên khảo, Nxb

Tư pháp;

- Lê Thị Thu Hà (2015), Quản lý nhà nước đối với Văn phòng Thừa phát

lại tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật

TP. HCM.

- Nguyễn Văn Nghĩa (2006), Chế định Thừa phát lại: Lịch sử ra đời và yêu

cầu đổi mới theo tinh thần cải cách tư pháp, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (5), Bộ

Tư pháp;

- Phạm Hùng Cường (2010), Mô hình Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí

Minh - bước đột phá trong việc thực hiện xã hội hoá thi hành án dân sự ở Việt Nam,

Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội;

- TS. Bùi Thị Huyền (2011), Thí điểm mô hình Thừa phát lại tại thành phố

Hồ Chí Minh những vấn đề đặt ra, Tạp chí Luật học (7), Trường Đại học Luật

Hà Nội;

- Nguyễn Công Bình (2012), Xu hướng xã hội hóa thi hành án dân sự từ việc

thí điểm hoạt động Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Luật học (6),

Trường Đại học Luật Hà Nội;

Trên đây là một số công trình nghiên cứu khoa học về TPL, các công trình

được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng tựu chung lại kết quả của các

công trình đã nêu bật được lịch sử hình thành và phát triển chế định TPL tại Việt

Nam trong các giai đoạn; yêu cầu cấp thiết của việc áp dụng chế định TPL trong

mục tiêu xã hội hóa THADS hiện nay và đánh giá được kết quả thí điểm mô hình

TPL tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời các công trình cũng đóng góp các ý kiến

để xây dựng và hoàn thiện chế định này. Tuy nhiên, tác giả thấy rằng hầu hết các

công trình mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về mô hình tổ chức TPL và chưa có

công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về QLNN đối với hoạt động của TPL.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!