Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐỖ CAO THƢỢNG
QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO HỌC SINH NỘI TRÚ CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THANH
THÁI NGUYÊN - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác.
Yên Bái, tháng 8 năm 2021
Ngƣời viết luận văn
Đỗ Cao Thƣợng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, rèn luyện và nghiên cứu tại trường Đại học Thái
Nguyên, em đã nhận được sự tận tình giúp đỡ, chia sẻ và tạo điều kiện về mọi
mặt của các thầy giáo, cô giáo. Em xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học
Thái Nguyên cùng toàn thể các thầy cô lời cảm ơn chân thành nhất.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới: TS.
Nguyễn Thị Thanh người đã trực tiếp giúp đỡ, tận tình hướng dẫn em trong
suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban
nhân dân huyện Văn Chấn; lãnh đạo và các cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Văn Chấn; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học
sinh các trường trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; gia đình, bạn bè
đã động viên giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Yên Bái, tháng 8năm 2021
Tác giả luận văn
Đỗ Cao Thượng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU...........................................................................v
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................3
5. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4
7. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO HỌC SINH NỘI TRÚ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN
TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ .................................................................................6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.......................................................................6
1.1.1. Các nghiên cứu về giáo dục giới tính cho học sinh...................................6
1.1.2. Các nghiên cứu quản lý giáo dục giới tính cho học sinh THCS ...............8
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài............................................................10
1.2.1. Giới tính...................................................................................................10
1.2.2. Học sinh nội trú trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở .......12
1.2.3. Giáo dục giới tính cho học sinh nội trú trường phổ thông dân tộc
bán trú THCS...........................................................................................13
1.2.4. Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú trường phổ thông
dân tộc bán trú trung học cơ sở ...............................................................14
1.3. Giáo dục giới tính cho học sinh nội trú trường phổ thông dân tộc bán
trú trung học cơ sở...................................................................................15
iv
1.3.1 Đặc điểm học sinh nội trú trường phổ thông dân tộc bán trú trung
học cơ sở..................................................................................................15
1.3.2. Mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc
bán trú trung học cơ sở ............................................................................17
1.3.3. Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh trường phổ thông dân tộc
bán trú trung học cơ sở............................................................................17
1.3.4. Các con đường giáo dục giới tính cho học sinh nội trú trường phổ
thông dân tộc bán trú trung học cơ sở .....................................................19
1.3.5. Các lực lượng tham gia giáo dục giới tính cho học sinh nội trú
trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ..................................21
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở nội trú trường
phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ..............................................22
1.4.1.Quản lý việc thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục giới tính cho
học sinh ở nội trú trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở .....22
1.4.2. Quản lý thực hiện nội dung hoạt động giáo dục giới tính cho học
sinh nội trú các trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở .......24
1.4.3. Quản lý việc sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động
giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường PTDTBT THCS ......25
1.4.4. Quản lý sự phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục
cho học sinh nội trú trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở....26
1.4.5. Quản lý kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động giáo dục giáo
dục giới tính cho học sinh nội trú trường Phổ thông dân tộc bán trú
Trung học cơ sở.......................................................................................28
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả tổ chức giáo dục giới tính cho
học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc bán trú.................29
1.5.1. Các yếu tố chủ quan.................................................................................29
1.5.2. Các yếu tố khách quan.............................................................................30
Kết luận chương 1..............................................................................................32
v
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI
TÍNH CHO HỌC SINH NỘI TRÚ CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC
BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI...........33
2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục của
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái................................................................33
2.1.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái ..................................................................................33
2.1.2. Khái quát chung về giáo dục của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái..........34
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .......................................................................37
2.2.1. Mục đích nghiên cứu khảo sát.................................................................37
2.2.2. Đối tượng khảo sát...................................................................................38
2.2.3. Nội dung khảo sát....................................................................................38
2.2.4. Phương pháp khảo sát..............................................................................38
2.2.5. Cách thức xử lý số liệu ............................................................................38
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở các trường
PTDT bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ...................39
2.3.1. Hiệu quả đạt được mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh nội trú
ở các trường PTDT bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái....................................................................................................39
2.3.2. Thực trạng về nội dung giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các
trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái .................41
2.3.3 Thực trạng sử dụng hình thức giáo dục giới tính cho học sinh nội trú
ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS của huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái.............................................................................................44
2.3.4. Thực trạng phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục giới tính cho
học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện
Văn Chấn tỉnh Yên Bái............................................................................47
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các
trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái....48
vi
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh nội trú
các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái ..................................................................................48
2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung hoạt động giáo dục giới tính
cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học
cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái......................................................51
2.4.3. Thực trạng quản lý việc sử dụng các hình thức giáo dục giới tính
cho HS nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái................................................................54
2.4.4. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục giới
tính cho HS nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học
cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái......................................................57
2.4.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý hoạt động
giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc
bán trú THCS huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái .........................................59
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính
cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS
huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái.................................................................61
2.5.1. Những ưu điểm........................................................................................61
2.5.2. Những hạn chế.........................................................................................63
Kết luận chương 2..............................................................................................64
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI
TÍNH CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN
TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI................66
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp...........................................................66
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn..........................................................66
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi.............................................................66
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp...........................................................67
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ...........................................................67
vii
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái................................................................67
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên nhà trường về
hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở các trường
PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái..............................68
3.2.2. Chỉ đạo thiết kế nội dung GDGT lồng ghép trong dạy học các môn
học và theo chủ đề liên môn, chủ đề trải nghiệm cho học sinh ở các
trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái..................70
3.2.3. Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục giới
tính cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ
sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái...........................................................72
3.2.4. Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục
giới tính cho học sinh nội trú ở các trường PTDT bán trú THCS
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái................................................................76
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục giới tính
cho học sinh các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái ....................................................................................................80
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp đề xuất......................................................82
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất......83
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm............................................................................83
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm...........................................................................83
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm ............................................................................83
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm......................................................................83
3.4.5. Kết quả đánh giá ......................................................................................84
Kết luận chương 3..............................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................99
PHỤ LỤC 1............................................................................................................
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 CBGV Cán bộ giáo viên
2 CBQL Cán bộ quản lý
3 CMHS Cha mẹ học sinh
4 CSVC Cơ sở vật chất
5 GD Giáo dục
7 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
6 GDGT Giáo dục giới tính
8 GV Giáo viên
9 HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp
10 PTDTBT THCS Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở
11 HS PTDTBT Học sinh Phổ thông dân tộc bán trú
12 THCS Trung học cơ sở
v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng học sinh nội trú ở các trường PT DT bán
trú THCS ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái................................35
Bảng 2.2: Quy ước tiêu chí và điểm đánh giá .............................................38
Bảng 2.3: Đánh giá của CBQL và GV về mức độ hiệu quả việc thực
hiện mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các
trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái......................................................................40
Bảng 2.4: Thực hiện nội dung giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở
các trường PT DTBT THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.....42
Bảng 2.5: Thực trạng việc sử dụng hình thức giáo dục giới tính cho
học sinh nội trú ở các trường phổ thông dân tộc bán trú
THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ........................................45
Bảng 2.6: Thực trạng phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục giới
tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán
trú THCS .....................................................................................47
Bảng 2.7: Đánh giá của CBQL, GV về thực hiện mục tiêu hoạt động giáo
dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc
bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái..................49
Bảng 2.8: Đánh giá của CBQL và GV về quản lý việc thực hiện nội
dung hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các
trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.....52
Bảng 2.9: Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý việc sử
dụng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho
HS nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ...................................................55
Bảng 2.10: Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lý việc kiểm
tra, giám sát hoạt động giáo dục giới tính cho HS nội trú các
vi
trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái......................................................................57
Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng mức độ tố ảnh
hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động GDGT cho HS
nội trú các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái ................................................................................60
Bảng 3.1. Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động
GDGT cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú
THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ........................................84
Bảng 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDGT
cho học sinh nội trú ở các trường phổ thông dân tộc bán trú
THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ........................................87
Bảng 3.3: Sự tương quan về tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất ................................................................................89
Biểu đồ 3.1: Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp đề xuất ..................................................................91
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục giới tính là một loại hình giáo dục hết sức phức tạp nhằm giáo
dục con người ở thế hệ trẻ vươn lên làm người bao hàm những giá trị của
“Chân, Thiện, Mỹ”. Đó là một bộ phận góp phần giáo dục con người hình
thành nhân cách ở mọi cá nhân. Trong thời kỳ mở cửa giao lưu văn hóa như
hiện nay giữa các dân tộc, các quốc gia với nền khoa học hiện đại đang phát
triển mạnh thì việc giáo dục giới tính góp phần xây dựng nhân cách con người
là một vấn đề rất quan trọng. Để giúp con người phát triển bình thường và phát
triển toàn diện về nhân cách, chúng ta cần đưa nội dung giáo dục giới tính vào
trong hoạt động giáo dục của xã hội. Giáo dục cho học sinh có năng lực hiểu
được người khác giới với mình, có tình cảm tôn trọng đối với họ không chỉ là
con người nói chung, mà còn có năng lực, tính đức và tôn trọng những đặc
điểm giới tính của nhau trong quá trình hoạt động cùng nhau.
Giáo dục giới tính có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người nói
chung và đối với học sinh THCS nói riêng, nó giúp học sinh nhận thức đúng về
vị trí, vai trò về giới của mình, trên cơ sở đó có thái độ và hành vi phù hợp với
giới tính để sống thành công, khỏe mạnh. Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi
học sinh không còn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn, các em có những
quan tâm hơn về giới và mối quan hệ với bạn khác giới, tuy nhiên lại chưa có
đủ kinh nghiệm để xử lý các mối quan hệ với người khác giới. Những rung cảm
đầu đời có thể xuất hiện và cũng có thể dẫn đến những hậu quả khó lường nếu
học sinh không biết làm chủ cảm xúc của mình. Đây là giai đoạn rất quan
trọng, nó góp phần quyết định cả phần cuộc đời sau này của mỗi con người vì
vậy bên cạnh giáo dục học vấn phổ thông, nhà trường, gia đình cần quan tâm
hơn tới việc giáo dục giới tính cho học sinh nhằm giúp các em biết giữ gìn sức
khỏe sinh sản, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, biết ứng
2
xử phù hợp với giới và giới tính, biết làm chủ trong các mối quan hệ với người
khác giới và chống lạm dụng tình dục đối với trẻ em.
Song trong thực tế bên cạnh các bộ môn khoa học khác thì việc giáo dục
giới tính ở bậc trung học cơ sở còn bị xem nhẹ, đặc biệt là trong công tác giáo
dục, sử dụng đội ngũ giáo viên tham gia giáo dục chuyên đề này hầu như không
có đa số do giáo viên chủ nhiệm và các bộ môn như: Giáo dục công dân và
môn Sinh học...kiêm nhiệm.
Vấn đề giáo dục giới tính có là vấn đề cần thiết tham gia vào quá trình
giáo dục và đào tạo vẫn đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Thiết nghĩ bên cạnh
việc học các bộ môn văn hóa, học sinh vẫn có nhu cầu tìm hiểu, nhận thức đối
với các vấn đề giới tính. Nội dung này đang có sức hút nhất định và ảnh
hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh bậc
trung học cơ sở.
Huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là một huyện vùng cao, cách xa trung
tâm thành phố Yên Bái, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn với nhiều dân
tộc thiểu số cùng sinh sống, trình độ dân trí chưa cao, còn nhiều tập tục lạc hậu,
giáo dục nói chung và giáo dục giới tính đối với học sinh nói riêng chưa được
thực sự được quan tâm từ các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó tại các trường
THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, không có cán bộ có chuyên môn về lĩnh
vực này, trong khi giáo dục giới tính là vấn đề nhạy cảm, cần được tư vấn cẩn
thận; việc chia sẻ giữa thầy và trò, cha mẹ và các con, bạn bè với nhau còn
nhiều khó khăn; sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài trường trong
công tác giáo dục giới tính cho cho học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Đặc biệt
trên địa bàn huyện còn có mô hình trường PTDTBT THCS với các học sinh
dân tộc thiểu số ở và học tập tại trường.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản
lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán
trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”.