Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện nam trà my tỉnh quảng nam
PREMIUM
Số trang
151
Kích thước
10.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1287

Tài liệu đang bị lỗi

File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.

Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện nam trà my tỉnh quảng nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA CHO

HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY

TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

ĐÀ NẴNG, NĂM 2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA CHO

HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY

TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục

Mã số: 814 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

ĐÀ NẴNG, NĂM 2021

iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.................................................2

4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................3

6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3

8. Đóng góp của Luận văn......................................................................................4

9. Cấu trúc của Luận văn ........................................................................................4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA

CHO HỌC SINH THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY TỈNH

QUẢNG NAM................................................................................................................5

1.1 . Tổng quan những nghiên cứu..................................................................................5

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................................5

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam..........................................................................6

1.2. Các khái niệm chính .................................................................................................9

1.2.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục ............................................................9

1.2.2. Khái niệm văn hóa ......................................................................................12

1.2.3. Khái niệm giáo dục nếp sống văn hóa ........................................................13

1.2.4. Khái niệm Quản lý giáo dục NSVH ...........................................................14

1.3. Lý luận về quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh THCS trên địa bàn

huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam............................................................................15

1.3.1. Mục tiêu giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh THCS..........................15

1.3.2. Nội dung giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh các trường THCS trên

địa bàn huyện Nam Trà My...........................................................................................16

1.3.3. Phương pháp, hình thức giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các

trường THCS .................................................................................................................17

1.3.4. Sự phối hợp các lực lượng giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh THCS

.......................................................................................................................................20

1.3.5. Điều kiện giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh THCS.........................21

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh THCS ..........22

1.4. Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường trung học cơ sở ...24

1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh THCS.............24

1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh THCS ............25

1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh

THCS.............................................................................................................................27

v

1.4.4. Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh

THCS.............................................................................................................................29

1.4.5. Quản lý điều kiện giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh THCS............32

1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục nếp sống văn hoá cho HS...33

Tiểu kết chương 1..........................................................................................................36

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA CHO

HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM......................................................................38

2.1. Khái quát quá trình khảo sát...................................................................................38

2.1.1 Mục tiêu khảo sát.........................................................................................38

2.1.2. Nội dung khảo sát .......................................................................................38

2.1.3. Mẫu khảo sát...............................................................................................38

2.1.4. Quy trình, thời gian và địa bàn tiến hành khảo sát .....................................39

2.1.5. Phương pháp khảo sát.................................................................................39

2.1.6. Cách thức xử lý số liệu ...............................................................................40

2.2. Sơ lược về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục đào tạo huyện Nam Trà

My..................................................................................................................................41

2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội ...........................................................................41

2.2.2. Tình hình giáo dục đào tạo ở các trường THCS huyện Nam Trà My ........41

2.3. Thực trạng giáo dục NSVH cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện

Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.......................................................................................45

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và các lực

lượng giáo dục về giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh ở các trường THCS huyện

Nam Trà My ..................................................................................................................45

2.3.2. Mục tiêu giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh ở các trường THCS

huyện Nam Trà My........................................................................................................47

2.3.3. Nội dung giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh ở các trường THCS

huyện Nam Trà My........................................................................................................49

2.3.4. Phương pháp và hình thức giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh ở các

trường THCS huyện Nam Trà My ................................................................................53

2.3.5. Sự phối hợp các lực lượng giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh ở các

trường THCS huyện Nam Trà My ................................................................................56

2.3.6. Điều kiện giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh ở các trường THCS

huyện Nam Trà My........................................................................................................58

2.3.7. Kiểm tra, đánh giá giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh ở các trường

THCS huyện Nam Trà My ............................................................................................59

2.4. Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn

huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam............................................................................60

vi

2.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh ở các trường

THCS huyện Nam Trà My ............................................................................................60

2.4.2. Quản lý nội dung giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh ở các trường

THCS huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. ...............................................................62

2.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh

ở các trường THCS huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam ...........................................64

2.4.4. Thực trạng quản lý các phương pháp giáo dục NSVH...............................67

2.4.5. Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh

ở các trường THCS huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam ...........................................69

2.4.6. Quản lý điều kiện giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh ở các trường

THCS huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam ................................................................71

2.4.7. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục nếp sống văn hoá cho học

sinh ở các trường THCS huyện Nam Trà My ...............................................................71

2.5. Đánh giá chung về quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường

THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My ........................................................................73

2.5.1. Thuận lợi.....................................................................................................73

2.5.2. Khó khăn.....................................................................................................73

2.5.3. Nguyên nhân ...............................................................................................74

Tiểu kết chương 2..........................................................................................................75

Chương 3. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA

CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM

TRÀ MY .......................................................................................................................77

3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp...........................................................................77

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .............................................................77

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .............................................................77

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục .............................................................77

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .............................................................78

3.2. Biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường thcs trên

địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam...............................................................78

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về giáo dục

nếp sống văn hóa cho học sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My78

3.2.2. Xây dựng và ban hành các tiêu chí về nếp sống văn hóa cho học sinh ở các

Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My ...........................................................80

3.2.3. Xây dựng kế hoạch giáo dục nếp sống văn hóa phù hợp, cụ thể, khả thi cho

học sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My. ..................................82

3.2.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh học

sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My. .........................................83

3.2.5 Đa dạng hóa các hình thức giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các

Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My ...........................................................84

vii

3.2.6. Phối hợp hiệu quả các lực lượng tham gia giáo dục nếp sống văn hóa cho

học sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My. ..................................86

3.2.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa

cho học sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My ............................88

3.2.8. Đảm bảo nguồn lực phục vụ cho công tác giáo dục nếp sống văn hóa cho

học sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My ...................................89

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.............................................................................91

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp ......................................91

Tiểu kết chương 3..........................................................................................................94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................95

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................97

PHỤ LỤC ..................................................................................................................PL1

viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CB : Cán bộ

CBĐP : Cán bộ địa phương

CBQL : Cán bộ quản lý

CSVC : Cơ sở vật chất

GD : Giáo dục

GDCD : Giáo dục công dân

GD-ĐT : Giáo dục – Đào tạo

GV : Giáo viên

GVCN : Giáo viên chủ nhiệm

HS : Học sinh

LLXH : Lực lượng xã hội

NGLL : Ngoài giờ lên lớp

NSVH : NSVH

PHHS : Phụ huynh học sinh

TBDH : Thiết bị dạy học

THCS : Trung học cơ sở

TNCS : Thanh niên cộng sản

TPT : Tổng phụ trách

Trường PTDTBT : Trường phổ thông dân tộc bán trú

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.1.

Bảng so sánh cơ cấu tổ chức, danh sách tên trường THCS năm

học 2019-2020 và so với năm học 2018-2019

42

2.2. Chất lượng giáo dục của các trường THCS năm học 2019 - 2020 44

2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác GD NSVH cho HS 45

2.4.

Nhận thức của PHHS và CB địa phương về tầm quan trọng của

công tác GD NSVH cho HS 46

2.5.

Nhận thức mục tiêu về tầm quan trọng của công tác GD NSVH

cho HS

48

2.6.

Các nội dung GD NSVH đã được các trường THCS quan tâm giáo

dục cho học sinh

49

2.7.

Các nội dung GD NSVH đã được nhà trường quan tâm giáo dục

cho học sinh

51

2.8. Mức độ sử dụng các phương pháp GD NSVH cho học sinh 54

2.9. Mức độ sử dụng các hình thức GD NSVH cho học sinh 55

2.10.

Phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng trong giáo dục NSVH

cho học sinh 56

2.11.

Kết quả đánh giá công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục

NSVH cho học sinh của CBQL, GV

59

2.12. Thực trạng kế hoạch hóa công tác GD NSVH cho HS 61

2.13.

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục NSVH cho học sinh của

giáo viên trong nhà trường

62

2.14.

Các hình thức giáo dục NSVH đã được các trường THCS thực

hiện

65

2.15.

Thái độ của học sinh khi tham gia các hình thức giáo dục NSVH

cho HS

66

2.16. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp giáo dục NSVH cho HS 68

2.17. Thực trạng vai trò của các lực lượng giáo dục NSVH cho học sinh 69

2.18.

Sự phối hợp, chỉ đạo giữa các lực lượng trong hoạt động quản lý

giáo dục NSVH cho học sinh

70

2.19. Thực trạng kiểm tra - đánh giá công tác GD NSVH cho HS 72

3.1. Kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp 92

3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp 93

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục gắn liền với lịch sử loài người. Đối với nhân loại, giáo dục là phương

thức bảo tồn, bảo vệ kho tàng tri thức văn hóa xã hội. Nhân dân Việt Nam vốn có

truyền thống hiếu học và có nền giáo dục lâu đời, trải qua các thời kì lịch sử, cộng

đồng người Việt đã tiếp thu và chọn lọc, hình thành nên đạo đức, tư tưởng văn hóa

Việt Nam. Nền tảng ấy đã tạo nên bản sắc về nhân cách con người Việt Nam. Cũng

như sự tồn tại của giáo dục, văn hóa xuất hiện từ khi có loài người, có xã hội. Văn hóa

tồn tại khách quan và tác động vào con người sống trong nó. Nếu môi trường tự nhiên

là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, để loài người hình thành và sinh tồn thì văn

hóa là cái nôi thứ hai giúp con người trở thành “người” theo đúng nghĩa, hoàn thiện

con người, hướng con người khát vọng hướng tới chân - thiện - mỹ.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng

đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Phát triển giáo dục và đào tạo là một

trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là

điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng

trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt

Nam năm 1992 đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước

phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục

tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,

sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,

đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Với mục tiêu đào tạo con người Việt

Nam phát triển toàn diện việc xây dựng môi trường văn hóa và hình thành NSVH cho

thế hệ trẻ nói chung và học sinh nói riêng có vai trò rất quan trọng.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân nước ta, trường THCS là loại hình trường

chuyên biệt. Trường vừa thực hiện sứ mạng của trường THCS, vừa nuôi dưỡng vừa

giáo dục học sinh với nhiều lứa tuổi. Học sinh của trường là người dân tộc thiểu số,

chủ yếu đến từ các vùng sâu, vùng xa của địa phương, nay sống và học tập trong tập

thể nội trú, mỗi em đến trường đem theo thói quen, cách sống được hình thành từ nơi

cư trú trước đây. Vì vậy, xây dựng một NSVH chung phù hợp với yêu cầu, mục tiêu

giáo dục của các trường THCS là việc cần được đặc biệt quan tâm.

Trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo, các Trường THCS huyện

Nam Trà My đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển chính sách giáo dục, tằng

cường xây dựng cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị dạy học (TBDH) và tăng cường giáo

dục NSVH cho học sinh nâng cao chất lượng hoạt động dạy học, phát huy vai trò giáo

dục, phát triển nhân cách, hình thành NSVH cho các em học sinh THCS trong học tập,

2

rèn luyện, tích cực tham gia các phong trào xã hội, sáng tạo, năng động, chuẩn mực về

phẩm chất, nếp sống trong giai đoạn hiện nay và đã có nhiều nỗ lực trong công tác

giáo dục NSVH cho học sinh. Tuy nhiên, kết quả còn chưa được như mong muốn. Để

đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện của các nhà trường, cần nghiên cứu đề xuất được

các biện pháp quản lý có hiệu quả, thúc đẩy nâng cao chất lượng công tác này.

Nhận thức rõ vấn đề này các trường THCS đã coi trọng và tiến hành có hiệu quả

các hoạt động xây dựng NSVH của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện

công tác giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên nhận thức của một số cán bộ, giáo viên, nhân

viên đối với việc xây dựng NSVH của học sinh còn chưa đầy đủ, từ đó chưa phát huy

tốt vai trò, trách nhiệm và sự gương mẫu tham gia. Một số em học sinh trong quá trình

giáo dục và đào tạo chỉ quan tâm tới nâng cao trình độ kiến thức, nếp sống ích kỷ của

cá nhân, chưa coi trọng đúng mức việc tu dưỡng, rèn luyện về NSVH. Cá biệt còn có

học sinh có những hành vi sống thực dụng, thiếu trung thực, thiếu lành mạnh, còn

vướng vào các tệ nạn xã hội như chơi điện tử, sống ảo trên mạng xã hội…

Xuất phát từ lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý giáo dục NSVH cho

học sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My” để nghiên cứu làm

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về giáo dục NSVH trong các trường THCS và

quản lý công tác giáo dục NSVH cho học sinh ở các trường THCS, luận văn tiến hành

khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả

công tác này ở các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường.

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Giáo dục NSVH cho học sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện;

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý giáo dục NSVH cho học sinh ở các Trường THCS;

4. Giả thuyết khoa học

Hệ thống Quản lý giáo dục NSVH cho học sinh ở các Trường THCS có vai trò

quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, NSVH cho các em, nâng cao chất lượng

giáo dục bậc THCS tại các địa phương. Trong nhưng năm qua, công tác giáo dục

NSVH cho học sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My đã đạt được

kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều

hạn chế, bất cập. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý mang tính khoa học, phù

hợp và khả thi thì sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp phần đảm bảo chất lượng

giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường THCS.

3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục NSVH cho học sinh ở các Trường

THCS;

5.2 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục NSVH cho học sinh ở các

Trường THCS;

5.3 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục NSVH cho học sinh ở

các Trường THCS;

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý giáo dục NSVH

cho học sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My trong năm học

2019 - 2020 và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý giáo dục NSVH

cho học sinh ở các Trường THCS năm học 2020- 2021.

Biện pháp xác định cho Hiệu trưởng.

Đối tượng khảo sát: thực hiện khảo sát, lấy ý kiến của một số cán bộ quản lý,

giáo viên có nhiều kinh nghiệm, một số học sinh, phụ huynh học sinh ở các trường và

cán bộ địa phương trên địa bàn huyện.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Thực hiện phương pháp phân tích dữ liệu, hệ thống hóa các tài liệu, báo cáo, khái

quát hóa lý luận công tác giáo dục NSVH của học sinh THCS.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: thu thập các thông tin nhằm đánh giá

thực trạng hoạt động giáo dục nếp sống văn hoá học đường và quản lý giáo dục nếp

sống văn hoá cho học sinh các trường THCS huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ thực tiễn: thực hiện thống kê, tổng hợp kết quả

báo cáo của ngành giáo dục và Ban giám hiệu các Trường THCS trên địa bàn huyện

Nam Trà My tỉnh Quảng Nam

- Phương pháp chuyên gia: Nhằm xem xét đánh giá, tìm hiểu tính khả thi, tính

cần thiết của những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục NSVH cho học sinh

ở các trường THCS từ những nghiên cứu thực tiễn, các nhà giáo, các nhà quản lý giáo

dục để làm cơ sở trong lý luận và thực trạng quản lý giáo dục NSVH cho học sinh ở

các trường THCS huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.

7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ

Trên cơ sở những số liệu, đề tài sử dụng phương pháp toán thống kê nhằm xử lý

số liệu bằng các công thức tính tần suất, điểm trung bình, thứ hạng. Ngoài ra, Luận

văn sử dụng phần mềm Excel để tính toán số liệu.

4

8. Đóng góp của Luận văn

- Đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục NSVH cho

học sinh ở các trường THCS huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.

- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền, ngành giáo dục tiếp cận thực trạng quản lý

giáo dục NSVH cho học sinh ở các trường THCS tại địa phương. Đồng thời đề xuất

hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý giáo dục NSVH của học sinh bậc THCS, đáp

ứng được yêu cầu đặt ra trong phát triển chính sách giáo dục trên địa bàn huyện miền

núi tỉnh Quảng Nam.

9. Cấu trúc của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ

lục, nội dung của Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục NSVH cho học sinh ở các trường

THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My.

Chương 2. Thực trạng quản lý giáo dục NSVH cho học sinh ở các trường THCS

trên địa bàn huyện Nam Trà My.

Chương 3. Những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục NSVH cho học

sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!