Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Thái Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
PHẠM VĂN TÂN
QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀNH VI
GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CHO HỌC SINH
Ở TRƢỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN,
TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
PHẠM VĂN TÂN
QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀNH VI
GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CHO HỌC SINH
Ở TRƢỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN,
TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 6014.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM TẤT DONG
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu i http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Phạm Văn Tân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ii http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn
sâu sắc nhất tới Ban Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên,
cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy cung cấp những kiến thức cơ
bản sâu sắc cũng như tạo mọi điều kiện để giúp đỡ tác giả học tập nghiên cứu
tại trường
Đặc biệt với tấm lòng thành kính tác giả xin được gửi lời kính chúc sức
khỏe và lời cảm ơn sâu sắc nhất tới GS.TS.Phạm Tất Dong, người đã trực
tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào
tạo Thái Bình, Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trường THPT Lê Quý Đôn đã
tạo mọi điều kiện về tinh thần, vật chất, về thời gian cho tác giả trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn bạn bè và người thân đã
tận tình giúp đỡ động viên chia sẻ để tác giả hoàn thành luận văn của mình
Do điều kiện về thời gian và năng lực còn hạn chế luận văn chắc còn
khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của Thầy
Cô và đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Phạm Văn Tân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iii http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN.....................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ..............................................................vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4
5. Giả thuyết khoa học.........................................................................................4
6. Ý nghĩa nghiên cứu..........................................................................................4
7. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu..............................................5
8. Cấu trúc luận văn.............................................................................................6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO
DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CHO HỌC SINH
Ở TRƢỜNG THPT...............................................................................7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.......................................................................7
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ..........................................................................7
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước...........................................................................9
1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài ............................................................14
1.2.1. Khái niệm quản lý....................................................................................14
1.2.2. Quản lý giáo dục......................................................................................18
1.2.3. Quản lý nhà trường..................................................................................19
1.2.4. Khái niệm về giao tiếp.............................................................................20
1.2.5. Hành vi giao tiếp có văn hóa ...................................................................22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.2.6. Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh THPT....................28
1.3. Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT......32
1.3.1. Cơ sở pháp lý của việc quản lý giáo dục HVGTCVH cho HS THPT ....32
1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng đối với công tác quản lý giáo
dục HVGTCVH cho HS........................................................................34
1.3.3. Nội dung công tác quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho
học sinh THPT .......................................................................................36
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động giáo dục hành vi
giao tiếp có văn hóa cho học sinh của Hiệu trưởng trường THPT .......37
1.4.1. Yếu tố tâm lý lứa tuổi..............................................................................37
1.4.2. Yếu tố nhà trường....................................................................................37
1.4.3. Yếu tố gia đình ........................................................................................38
1.4.4. Yếu tố xã hội............................................................................................38
Kết luận chương 1..............................................................................................39
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀNH
VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG
THPT LÊ QUÝ ĐÔN THÁI BÌNH.......................................................40
2.1. Khái quát tình hình đặc điểm nhà trường ...................................................40
2.2. Thực trạng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh trường
THPT Lê Quý Đôn ................................................................................42
2.2.1. Thực trạng về nhận thức của giáo viên, học sinh và phụ huynh học
sinh về HVGTCVH và vai trò của giáo dục HVGTCVH.....................42
2.2.2. Thực trạng về hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh THPT Lê
Quý Đôn ................................................................................................54
2.3. Thực trạng công tác quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho
học sinh ở trường THPT Lê Quý Đôn...................................................62
2.3.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo
và kiểm tra đánh giá của nhà trường .....................................................62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu v http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý giáo dục HVGTCVH của giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên bộ môn trong nhà trường:..........................................66
2.3.3. Thực trạng quản lý các hình thức giáo dục HVGTCVH.........................68
2.3.4. Thực trạng quản lý các phương pháp giáo dục HVGTCVH...................70
2.4. Thực trạng công tác phối hợp giữa các lực lượng bên trong và bên
ngoài nhà trường trong giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho
học sinh..................................................................................................72
2.4.1. Thực trạng vai trò các lực lượng trong công tác giáo dục
HVGTCVH cho HS...............................................................................72
2.4.2. Thực trạng sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục
HVGTCVH cho học sinh ......................................................................73
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục HVGTCVH cho học
sinh ở trường THPT Lê Quý Đôn .........................................................74
2.5.1. Đánh giá thực trạng .................................................................................74
2.5.2. Nguyên nhân thực trạng ..........................................................................76
Kết luận chương 2..............................................................................................78
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO
TIẾP CÓ VĂN HÓA CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT
LÊ QUÝ ĐÔN -TỈNH THÁI BÌNH...................................................79
3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp ............................................79
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................................79
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..........................................................79
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ...........................................................79
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.............................................................80
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ..........................................................80
3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho
học sinh THPT Lê Quý Đôn .................................................................80
3.2.1. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền các quy định của Đảng, Nhà
nước, của ngành, xây dựng các các nội quy, quy định về chuẩn
mực hành vi giao tiếp có văn hóa đối với học sinh...............................80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu vi http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.2. Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức
trong công tác giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh......83
3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa
cho học sinh...........................................................................................87
3.2.4. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục
hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ............................................91
3.2.5. Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong công tác giáo dục hành
vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh .....................................................94
3.2.6. Xây dựng môi trường văn hóa học đường trong nhà trường...................97
3.2.7. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong
việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ......................99
3.2.8. Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá giáo dục hành vi
giao tiếp có văn hóa cho học sinh .......................................................101
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp...............................................................104
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.......104
Kết luận chương 3............................................................................................108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................109
1. Kết luận........................................................................................................109
2. Khuyến nghị.................................................................................................111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................114
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv http://www.lrc-tnu.edu.vn/
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. CBQL Cán bộ quản lý
3. CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục
4. GT Giao tiếp
5. GVCN Giáo viên chủ nhiệm
6. GS.TS Giáo sư, Tiến sĩ
7. HS Học sinh
8. HVGTCVH Hành vi giao tiếp có văn hóa
9. NXB Nhà xuất bản
11. QLGD Quản lý giáo dục
12. THPT Trung học phổ thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu v http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả xếp loại đạo đức 3 năm gần đây..........................................41
Bảng 2.2: Số lượng học sinh bị kỷ luật hàng năm.............................................41
Bảng 2.3: Nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của công
tác giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ....................43
Bảng 2.5: Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của công tác giáo
dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh..................................47
Bảng 2.6: Thái độ của phụ huynh đối với việc giáo dục chuẩn mực
HVGTCVH cho học sinh ..................................................................48
Bảng 2.7: Nhận thức của học sinh về những chuẩn mực hành vi giao tiếp
có văn hóa cần thiết phải giáo dục cho học sinh THPT....................52
Bảng 2.8: Thực trạng việc thực hiện HVGTCVH của học sinh nhà trường..........54
Bảng 2.9 Khảo sát thực trạng việc thực hiện chuẩn mực hành vi giao tiếp
của học sinh .......................................................................................57
Bảng 2.10: Những nguyên nhân đẫn đến học sinh có hành vi giao tiếp
chưa chuẩn mực, thiếu văn hóa .........................................................59
Bảng 2.11: Những yếu tố tác động ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện
thói quen HVGTCVH của học sinh ..................................................61
Bảng 2.12: Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện,
chỉ đạo và kiểm tra đánh giá của nhà trường ....................................63
Bảng 2.13: Những địa chỉ giúp phụ huynh nắm bắt chủ trương, nội quy
quy định và nắm được việc thực hiện HVGTCVH của con em .......65
Bảng 2.14: Thực trạng quản lý giáo dục HVGTCVH cho học sinh của
giáo viên trong nhà trường ................................................................66
Bảng 2.15: Các hình thức giáo dục HVGTCVH đã được nhà trường thực hiện........68
Bảng 2.16: Thái độ của học sinh tham gia các hình thức giáo dục HVGTCVH.........69
Bảng 2.17: Thực trạng việc sử dụng các phương pháp giáo dục HVGTCVH .....71
Bảng 2.18: Thực trạng vai trò của các lực lượng trong công tác giáo dục
HVGTCVH........................................................................................72
Bảng 2.19: Sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục
HVGTCVH........................................................................................73
, tính khả thi và tương quan
giữa tính cần thiết và t .........105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu vi http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ về quản lý............................................................................... 15
Sơ đồ 1.2: Các chức năng quản lý ..................................................................... 17
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.... 107
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giao tiếp là một hoạt động sống cơ bản của con người, có vai trò đặc
biệt quan trọng đối với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội cũng như quá
trình hình thành và phát triển nhân cách con người. Hàng ngày mỗi con người
phải thường xuyên tiếp xúc với biết bao người khác, với những người thân, với
bạn bè... Trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày đó những lời nói tế nhị và lễ
phép, những cử chỉ nhã nhặn, lịch thiệp có thể gây cho chúng ta ấn tượng tốt
đẹp, làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu, thích thú; ngược lại những lời nói thô
lỗ cục cằn, những cử chỉ khiếm nhã dễ gây cho ta ấn tượng xấu, cảm giác bực
dọc, khó chịu, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các mối quan hệ, đến sự phát
triển xã hội. Ông bà ta có câu:“Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho
vừa lòng nhau", hay "học ăn, học nói, học gói, học mở", đó là kinh nghiệm
được đút kết trong cả một quá trình lâu dài trong việc giao tiếp xử thế của
người xưa. Vì vậy để mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp
hơn, con người cần có hành vi giao tiếp có văn hóa.
1.2. Trong những năm qua với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ, của nền kinh tế tri thức, kinh tế thị trường, sự hội nhập sâu và rộng trong
khu vực và quốc tế đã làm cho kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngày càng
tiến bộ văn minh. Song bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội,
văn hóa - giáo dục thì chúng ta cũng thẳng thắn thừa nhận do ảnh hưởng của
những mặt trái của nền kinh tế thị trường, của những văn hóa phẩm không lành
mạnh, ngoại lai, của lối sống thực dụng,... mà những giá trị đạo đức, thuần
phong mỹ tục, những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đã và đang bị
hủy hoại. Những hành vi giao tiếp thiếu văn hóa, những suy thoái về đạo đức,
suy thoái về đạo lý trong quan hệ thầy trò, quan hệ bè bạn đặc biệt là của một
bộ phận thanh niên học sinh đang có xu hướng gia tăng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đánh giá về vấn đề này Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII nhấn mạnh:
"Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình
trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu
hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước" [10].
Tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về
xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam, Đảng ta cũng chỉ rõ:
“Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo làm cho xã hội
lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò, bè bạn, môi trường sư
phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ǎn chơi, nghiện ma túy... ở
một bộ phận học sinh, sinh viên; việc coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và
các bộ môn chính trị, khoa học xã hội và nhân vǎn” [11].
1.3. Học sinh THPT đang ở độ tuổi hình thành và phát triển nhân cách, là
lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến mạnh mé cả về thể chất và sự phát triển tâm
lý. Nhu cầu giao tiếp của học sinh THPT là rất lớn và diễn ra thường xuyên
liên tục.Trong cuộc sống , học tập và lao động hàng ngày HS luôn có sự tiếp
xúc trao đổi thông tin với thầy cô, bạn bè và người thân ở nhà trường, ở gia
đình và ngoài xã hội. Ở lứa tuổi này học sinh đang có nhu cầu học hỏi những
chuẩn mực trong giao tiếp, mở rộng quan hệ giao tiếp để tự khẳng định mình
song cũng rất dễ bị những tác động ảnh hưởng từ những hành vi giao tiếp thiếu
chuẩn mực, thiếu văn hóa bên ngoài xã hội cũng như trong gia đình và cả trong
nhà trường. Thực tế cho thấy hiện nay có một bộ phận không nhỏ HS THPT có
những hành vi giao tiếp không chuẩn mực, văn hóa học đường đang có những
biểu hiện xuống cấp, mất đi những nét đẹp truyền thống. Vì vậy việc giáo dục
hành vi giao tiếp có văn hóa cho HS THPT hiện nay là hết sức cần thiết trong
các nhà trường nhằm hình thành và tạo nên thói quen giao tiếp có văn hóa cho
các em, tạo ra nét đẹp trong văn hóa học đường đồng thời góp phần quan trọng
vào việc phát triển toàn diện nhân cách HS, đáp ứng được mục tiêu giáo dục
mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
1.4. Trường THPT Lê Quý Đôn là một trường lớn của tỉnh Thái Bình
nằm ở trung tâm Thành phố Thái Bình là nơi có tốc độ nhanh về phát triển kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tế văn hoá xã hội của tỉnh, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày một
nâng cao song cũng là nơi mà những mặt trái của nền kinh tế thị trường, những
tiêu cực, những hành vi thiếu văn hóa ngoài xã hội có tác động ảnh hưởng
không nhỏ đến đạo đức, nhân cách, đến hành vi giao tiếp hàng ngày của học
sinh. Trong những năm qua việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh nói
chung và giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh nói riêng đã được
nhà trường chú trọng và đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn còn
những học sinh có hành vi giao tiếp chưa đúng mực, thiếu văn hóa. Hiện tượng
học sinh nói tục, chửi bậy, nói từ đệm, từ lóng; vô lễ với thầy cô, với cha mẹ;
không biết chào hỏi, cảm ơn xin lỗi đúng mực; ăn mặc, sử dụng điện thoại thiếu
văn hóa không đúng quy định... vẫn còn tồn tại ở một bộ phận không nhỏ học
sinh. Vì vậy đòi hỏi nhà trường phải chú trọng hơn nữa đến việc quản lý giáo
dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh, có những biện pháp quản lý giáo
dục HVGTCVH cho học sinh một cách thiết thực và phù hợp nhằm nâng cao
hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục HVGTCVH cho HS, tạo ra nét đẹp trong
văn hóa trong nhà trường, góp phần phát triển toàn diện nhân cách HS.
Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Quản lý giáo dục hành
vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT Lê Quý Đôn, Thái Bình”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản
lý giáo dục HVGTCVH cho HS của nhà trường, đề xuất biện pháp quản lý giáo
dục HVGTCVH cho học sinh ở trường THPT Lê Quý Đôn, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách học sinh của nhà trường trong giai
đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý giáo dục HVGTCVH cho học sinh ở
trường THPT
2.2.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý giáo dục HVGTCVH cho học
sinh ở trường THPT Lê Quý Đôn - tỉnh Thái Bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.3. Đề xuất, khảo nghiệm một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về hoạt
động giáo dục HVGTCVH cho học sinh ở trường THPT Lê Quý Đôn - tỉnh Thái
Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có
văn hóa cho học sinh trường THPT Lê Quý Đôn- tỉnh Thái Bình
3.2. Khách thể nghiên cứu cứu: quá trình quản lý giáo dục hành vi giao tiếp
có văn hóa cho học sinh ở trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi thời gian: từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014.
4.2. Phạm vi không gian: Địa bàn thành phố Thái Bình nghiên cứu thực tiễn
tại trường THPT Lê Quý Đôn-tỉnh Thái Bình.
4.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về biện pháp quản
lý của Hiệu trưởng về hoạt động giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học
sinh THPT Lê Quý Đôn -Thái Bình.
5. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả của việc quản lý giáo dục HVGTCVH cho học sinh THPT nói
chung và quản lý giáo dục HVGTCVH cho học sinh THPT Lê Quý Đôn Thái
Bình nói riêng sẽ được nâng cao góp phần phát triển toàn diện nhân cách học
sinh nếu xác định rõ được ý nghĩa của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn
hóa cho học sinh THPT, đánh giá được thực trạng hành vi giao tiếp của học
sinh và đề ra được những biện pháp quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn
hóa cho học sinh phù hợp với các chuẩn mực xã hội, với văn hóa giao tiếp
trong giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục HVGTCVH,
quản lý giáo dục HVGTCVH đối với HS THPT.