Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý dạy học trải nghiệm môm lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái
PREMIUM
Số trang
125
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1849

Quản lý dạy học trải nghiệm môm lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

QUẢN LÝ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ

Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THÀNH PHỐ YÊN BÁI TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2021

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

QUẢN LÝ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ

Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THÀNH PHỐ YÊN BÁI TỈNH YÊN BÁI

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phí Thị Hiếu

THÁI NGUYÊN - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng

dẫn khoa học của PGS.TS Phí Thị Hiếu - Giảng viên trƣờng Đại học Sƣ phạm -

Đại học Thái Nguyên. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa

từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Huyền

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi luôn nhận đƣợc

sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp.

Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và các thầy

cô giáo trong khoa Sau Đại học; khoa Tâm lý - Giáo dục trƣờng Đại học Sƣ phạm -

Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy lớp Thạc sỹ Quản lý Giáo dục K27, đã

tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phí Thị Hiếu đã tận tụy, trách

nhiệm để truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình hoàn thành luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí lãnh đạo và toàn thể các anh,

chị, các bạn đồng nghiệp công tác tại phòng GD&ĐT thành phố Yên Bái; các trƣờng

THCS, TH&THCS thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái đã cùng chia sẻ những khó khăn

và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng nhƣng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi

những thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, sự góp

ý chân thành của bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc bổ sung và hoàn thiện hơn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Huyền

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii

MỤC LỤC ...................................................................................................................iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2

3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu.......................................................................... 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 3

6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3

7. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3

8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 4

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM

MÔN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ............................................. 5

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề................................................................................ 5

1.1.1. Trên thế giới........................................................................................................ 5

1.1.2. Ở trong nƣớc ....................................................................................................... 8

1.2. Một số khái niệm cơ bản...................................................................................... 13

1.2.1. Quản lý giáo dục ............................................................................................... 13

1.2.2. Trải nghiệm....................................................................................................... 14

1.2.3. Dạy học trải nghiệm.......................................................................................... 15

1.2.4. Dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng trung học cơ sở............................ 16

1.2.5. Quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng trung học cơ sở............... 17

1.3. Những vấn đề cơ bản về dạy học trải nghiệm môn lịch ở trƣờng THCS............ 17

1.3.1. Mục tiêu của dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng trung học cơ sở....... 17

1.3.2. Nội dung dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng trung học cơ sở ............ 18

1.3.3. Phƣơng pháp dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng trung học cơ sở ...... 20

iv

1.3.4. Các hình thức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng trung học cơ sở ..... 23

1.3.5. Quy trình dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng trung học cơ sở ............ 25

1.3.6. Đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ......................................... 26

1.4. Quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng trung học cơ sở.................. 27

1.4.1. Hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở với công tác quản lý dạy học trải

nghiệm môn lịch sử..................................................................................................... 27

1.4.2. Nội dung quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng THCS .............. 28

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng THCS..... 33

Kết luận chƣơng 1....................................................................................................... 37

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM MÔN

LỊCH SỬ Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ YÊN

BÁI TỈNH YÊN BÁI................................................................................................. 38

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ......................................................................... 38

2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát ........................................................................... 38

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng.............................................................................. 39

2.2. Thực trạng dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở

thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái................................................................................ 40

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về dạy học trải nghiệm môn lịch sử..... 40

2.2.2. Thực trạng thực hiện quy trình dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các

trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái ........................................... 42

2.2.3. Thực trạng nội dung dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung

học cơ sở thành phố Yên Bái...................................................................................... 43

2.2.4. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các

trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái ........................................... 48

2.2.5. Thực trạng phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn

Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái..................... 51

2.3. Thực trạng nội dung quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng

trung học cơ sở thành phố Yên Bái ............................................................................ 53

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái.................................. 53

v

2.3.2. Thực trạng tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung

học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái ................................................................ 56

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung

học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái ................................................................ 59

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các

trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái ........................................... 60

2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các

trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái ........................................... 62

2.5. Đánh giá chung về quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử tại

các trƣờng THCS thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái .................................................. 65

2.5.1. Ƣu điểm và nguyên nhân.................................................................................. 65

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân........................................................................ 66

Kết luận chƣơng 2....................................................................................................... 69

Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM MÔN

LỊCH SỬ Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ YÊN

BÁI TỈNH YÊN BÁI................................................................................................. 71

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp.............................................................................. 71

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học của hoạt động dạy học trải nghiệm

môn Lịch sử ................................................................................................................ 71

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................... 71

3.1.3. Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, trình độ của học sinh................................. 72

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................................... 72

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả ............................................... 73

3.2. Các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung

học cơ sở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái ............................................................... 73

3.2.1.Tổ chức nâng cao nhận thức về dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho

CBQL, GV, cha mẹ học sinh và học sinh các trƣờng trung học cơ sở thành phố

Yên Bái, tỉnh Yên Bái................................................................................................. 73

3.2.2. Tổ chức bồi dƣỡng năng lực về dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho GV

các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.................................... 75

vi

3.2.3. Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của kế hoạch dạy học trải nghiệm môn

Lịch sử với kế hoạch tổng thể của nhà trƣờng về dạy học trải nghiệm các môn

học khác ...................................................................................................................... 77

3.2.4. Chỉ đạo huy động các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để tổ

chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh ................................................. 79

3.2.5. Chỉ đạo phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong học tập trải nghiệm

môn Lịch sử ................................................................................................................ 80

3.2.6. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học trải nghiệm

môn Lịch sử ................................................................................................................ 82

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................................... 83

3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.......... 83

3.4.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm .............................................................. 83

3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm......................................................................... 85

Kết luận chƣơng 3....................................................................................................... 89

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 90

1. Tổ chức nâng cao nhận thức về dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho ................. 92

CBQL, GV, cha mẹ học sinh và học sinh các trƣờng trung học cơ sở thành phố

Yên Bái, tỉnh Yên Bái ................................................................................................ 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 94

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý

GV : Giáo viên

DHTN : Hoạt động trải nghiệm

HS : Học sinh

QL : Quản lý

THCS : Trung học cơ sở

CLB : Câu lạc bộ

CBGV : Cán bộ, giáo viên

GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo

ĐTB : Điểm trung bình

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Đội ngũ CB, GV THCS thành phố Yên Bái ...............................................38

Bảng 2.2. Đội ngũ CB GV giảng dạy môn Lịch sử THCS thành phố Yên Bái ..........38

Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV về bản chất của dạy học trải nghiệm môn

Lịch sử trong nhà trƣờng THCS...............................................................41

Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện quy trình dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các

trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái........................42

Bảng 2.5. Thực trạng nội dung dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng

THCS thành phố Yên Bái ........................................................................43

Bảng 2.6. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn lịch sử ở các

trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái.........................48

Bảng 2.7. Thực trạng phƣơng pháp tổ chức dạy học trải nghiệm môn lịch sử ở

các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái...................51

Bảng 2.8. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch

sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái...........54

Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức dạy học trải nghiệm môn lịch sử ở các trƣờng trung

học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái ..............................................56

Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng

trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái.....................................59

Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giá dạy học trải nghiệm môn lịch sử ở các

trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái.........................61

Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dạy học trải nghiệm môn lịch sử ở

các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái...................63

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học trải

nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng THCS thành phố Yên Bái .................85

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học trải

nghiệm môn lịch sử ..................................................................................87

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nhân loại đang tồn tại và phát triển trong một nền văn minh mới: Nền văn

minh trí tuệ; nền kinh tế tri thức. Do vậy, giáo dục ngày càng đƣợc coi trọng và đƣợc

coi là nhân tố quyết định sự thành bại của một quốc gia, của mỗi con ngƣời trong xã

hội. Cùng với xu thế đó, đất nƣớc ta đang trong thời kỳ hội nhập, sự giao lƣu, cạnh

tranh trong khu vực và trên thế giới ngày càng mạnh mẽ. Cuộc cách mạng khoa học

và công nghệ tiếp tục phát triển với quy mô ngày càng sâu rộng và trình độ ngày càng

cao, đòi hỏi phải đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục quốc dân theo hƣớng chuẩn

hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá.

Để đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay, chƣơng trình giáo

dục phổ thông mới theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học đã chính thức đƣợc

ban hành kèm theo Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018

của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm chƣơng trình tổng thể và 27 chƣơng

trình môn học, hoạt động giáo dục trong chƣơng trình giáo dục phổ thông. Ở cấp

trung học cơ sở, chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu đƣợc thực hiện ở lớp

6 từ năm học 2021 - 2022. Tuy nhiên, dạy học phát triển năng lực không phải là chờ

đến khi thực hiện chƣơng trình mới. Đồng thời, để việc dịch chuyển có hiệu quả sang

chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018, việc thực hiện các phƣơng pháp, hình thức

dạy học tích cực, trong đó có dạy học trải nghiệm là cần thiết.

Dạy học trải nghiệm cho học sinh nói chung và dạy học trải nghiệm môn Lịch

sử nói riêng rất đa dạng và phong phú. Dạy học trải nghiệm trong môn Lịch sử tồn tại

dƣới nhiều hình thức khác nhau: dạy học trong lớp, ngoài lớp, sân khấu hóa gắn với

giáo dục phẩm chất, phát triển các năng lực cho học sinh. Thông qua dạy học trải

nghiệm đó, giáo viên, nhà trƣờng hình thành tri thức, kĩ năng mới cho học sinh hoặc

củng cố, phát triển kiến thức, kĩ năng đã tích lũy đƣợc ở ngƣời học, qua dạy học trải

nghiệm môn Lịch sử giúp khắc phục đƣợc hiện tƣợng đa số học sinh không thích học

lịch sử, giúp các em yêu thích bộ môn hơn, từ đó giúp học sinh phát triển năng lực

hành động, hiểu biết thực tế hơn Lịch sử quê hƣơng xứ sở. Thông qua dạy học trải

nghiệm môn Lịch sử tạo cho học sinh có môi trƣờng thuận lợi để phát triển năng lực,

2

phẩm chất một cách tốt nhất, phát huy những tố chất và tài năng, khắc phục những

điểm yếu còn tồn tại để thích ứng trong môi trƣờng xã hội luôn luôn biến đổi.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay, trong dạy học môn Lịch sử ở các trƣờng

phổ thông nói chung và trƣờng THCS nói riêng vẫn thực hiện hình thức tổ chức dạy học

truyền thống là chủ yếu, ít quan tâm đến hình thức dạy học trải nghiệm để góp phần gắn

kết Lịch sử với các giá trị cuộc sống hằng ngày nhƣ giáo dục tình yêu thƣơng, sự chia sẻ,

tạo sự gắn kết trong cộng đồng. Dạy học trải nghiệm môn Lịch sử tại các nhà trƣờng

chƣa đƣợc đầu tƣ cả về trí tuệ, thời gian và nguồn lực để tổ chức cho học sinh THCS, vì

vậy dẫn tới tình trạng học sinh thiếu kĩ năng mềm, hạn chế trong kĩ năng giao tiếp ứng

xử, thiếu hiểu biết các vấn đề xã hội diễn ra hằng ngày, thở ơ lãnh cảm.....

Yên Bái là một thành phố miền núi - đô thị loại III, có tính đa dạng về nguồn

gốc của ngƣời dân. Học sinh THCS cũng đƣợc xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác

nhau. Công tác quản lý dạy học trải nghiệm các môn học nói chung và dạy học trải

nghiệm môn Lịch sử nói riêng ở các trƣờng THCS thành phố Yên Bái còn những tồn

tại, chƣa đƣợc quan tâm và tổ chức theo đúng nghĩa của nó, điều đó làm ảnh hƣởng

đến chất lƣợng giáo dục môn học.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý dạy học trải

nghiệm môn Lịch sử ở các trường THCS thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái” làm đề

tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý dạy học trải nghiệm môn

Lịch sử ở các trƣờng THCS thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, đề xuất các biện pháp

quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các nhà trƣờng này nhằm nâng cao chất

lƣợng giáo dục môn Lịch sử, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.

3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng THCS thành phố Yên

Bái, tỉnh Yên Bái.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!