Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
PREMIUM
Số trang
159
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1263

Quản lý dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VŨ THỊ DUNG

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1

Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - NĂM 2021

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VŨ THỊ DUNG

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1

Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã ngành: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÌNH

THÁI NGUYÊN - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của

người hướng dẫn khoa học.

Kết quả thu được của luận văn là hoàn toàn khách quan, trung thực. Số liệu và

kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình

nghiên cứu khoa học nào khác.

Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.

Thái Nguyên, tháng 5năm 2021

Tác giả luận văn

Vũ Thị Dung

ii

LỜI CẢM ƠN

Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi xin

gửi lời cảm ơn tới:

Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Phòng Sau Đại học, Khoa QLGD

cùng với các thầy cô tham gia giảng dạy chuyên ngành Cao học QLGD khóa 27.

PGS. TS. Nguyễn Thị Tình, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa

học để tôi hoàn thành luận văn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên các trường

TH& THCS trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện, ủng hộ tôi

trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn nhiệt tâm ủng hộ tôi trong suốt thời gian

đã qua.

Tác giả luận văn

Vũ Thị Dung

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii

MỤC LỤC ...................................................................................................................iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU .................................................................................... v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ....................................................................... vi

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ....................................................... 3

4. Giả thiết khoa học ..................................................................................................... 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 3

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài..................................................................... 3

7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4

8. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 5

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 BẬC TIỂU HỌC .............................................. 6

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề................................................................................ 6

1.2. Hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở bậc Tiểu học..................................... 9

1.2.1. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và môn tiếng Việt trong chương

trình giáo dục phổ thông 2018 ........................................................................... 9

1.2.2.Các thành tố của hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các các

trường Tiểu học và Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ

thông 2018 ....................................................................................................... 12

1.3. Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở trường TH & THCS

theo chương trình GDPT 2018 ........................................................................ 22

1.3.1. Khái niệm về Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo

chương trình GDPT 2018 ................................................................................ 22

1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 của giáo viên

theo chương trình GDPT 2018 ........................................................................ 25

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1

ở các trường TH &THCS................................................................................. 29

1.4.1. Chủ thể quản lý................................................................................................. 29

1.4.2. Đối tượng quản lý ............................................................................................. 30

iv

1.4.3. Môi trường quản lý ........................................................................................... 31

Kết luận chương 1....................................................................................................... 32

Chƣơng 2: THỰC TRẠNGQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCMÔN

TIẾNG VIỆT LỚP 1 Ở CÁC TRƢỜNG TH & THCS HUYỆN YÊN

BÌNH, TỈNH YÊN BÁI ................................................................................. 33

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và tình hình giáo dụcTH & THCS

huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái......................................................................... 33

2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý hành chính, dân cư và tình hình kinh tế - xã hội

huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái......................................................................... 33

2.1.2. Khái quát về giáo dụcTH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái................... 35

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng................................................................................. 37

2.2.1.Mục đích khảo sát.............................................................................................. 37

2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 37

2.2.3. Đối tượng khảo sát............................................................................................ 38

2.2.4. Phương pháp khảo sát....................................................................................... 38

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Việtlớp 1ở các trường TH&

THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.............................................................. 39

2.3.1. Thực trạng nhận thức của GV và CBQL nhà trường về sự cần thiết của

hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường TH& THCS huyện

Yên Bình, tỉnh Yên Bái.................................................................................... 39

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Việtlớp

1ở các trường TH&THCShuyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái............................... 41

2.3.3. Thực trạng sử dụng hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học môn

Tiếng Việt lớp 1 ở các trường TH&THCShuyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ..... 43

2.3.4. Thực trạng sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học môn Tiếng Việt lớp 1ở

các trường TH& THCShuyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái................................... 45

2.3.5. Thực trạng sử dụng hình thức KTĐG dạy học môn Tiếng Việt lớp1 ở

trường TH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ......................................... 46

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường

TH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái................................................... 48

2.4.1. Thực trạng quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy

học môn Tiếng Việt lớp 1 ................................................................................ 48

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Việt lớp 1 của giáo viên .......... 50

2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động học môn Tiếng Việt lớp 1 của học sinh theo

chương trình giáo dục phổ thông 2018 ............................................................ 52

v

2.4.4. Thực trạng quản lý đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy

học và kĩ thuật dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục

phổ thông 2018 ................................................................................................ 53

2.4.5. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp

1 của học sinh................................................................................................... 56

2.4.6. Thực trạng quản lý, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ

thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 .................... 58

2.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả quản lý hoạt động dạy

học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường TH&THCS huyện Yên Bình ................... 60

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt

lớp 1 ở các trường TH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái....................... 62

2.6.1. Những ưu điểm ................................................................................................. 62

2.6.2. Những hạn chế .................................................................................................. 64

2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................................. 66

Kết luận chương 2....................................................................................................... 68

Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCMÔNTIẾNG

VIỆTLỚP 1 Ở CÁC TRƢỜNG TH&THCS HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH

YÊN BÁI.................................................................................................................... 69

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................... 69

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ..................................................................... 69

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................................... 69

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................... 70

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................................................... 70

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các

trường TH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ......................................... 70

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý về chỉ

đạo, tổ chức dạy học môn Tiếng Việt lớp 1..................................................... 70

3.2.2. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán

bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động dạy

học và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường

TH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ..................................................... 73

3.2.3.Tăng cường chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình dạy học môn Tiếng

Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018................................... 76

3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chứcdạy học môn Tiếng

Việtlớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.................................... 78

vi

3.2.5. Chỉ đạo đổi mới thiết kế bài học môn Tiếng Việtlớp 1 theo chương trình

giáo dục phổ thông 2018.................................................................................. 83

3.2.6. Tổ chức bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng học tập môn Tiếng Việtlớp 1 cho

học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018...................................... 85

3.2.7. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việtlớp 1

theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 .................................................... 88

3.2.8.Tăng cường đầu tư trang thiết bị và các điều kiện dạy học môn Tiếng

Việtlớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.................................... 90

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................................... 92

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............................ 94

3.4.1. Khái quát về khảo nghiệm các biện pháp ......................................................... 94

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm........................................................................................ 95

Kết luận chương 3..................................................................................................... 102

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 108

PHỤ LỤC.......................................................................................................................

iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

CBQL Cán bộ quản lý

CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTT Công nghệ thông tin

CSVC Cơ sở vật chất

CT Chương trình

GD Giáo dục

GDĐT Giáo dục đào tạo

GV Giáo viên

HĐDH Hoạt động dạy học

HS Học sinh

HTTC Hình thức tổ chức

KTĐG Kiểm tra, đánh giá

KTDH Kỹ thuật dạy học

PP Phương pháp

PPCT Phân phối chương trình

PPDH Phương pháp dạy học

QLGD Quản lí giáo dục

QTDH Quá trình dạy học

SGK Sách giáo khoa

TBDH Thiết bị dạy học

TH Tiểu học

THCS Trung học cơ sở

v

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1: Đội ngũ cán bộ quản lí các trường TH&THCS 2 năm qua .................. 36

Bảng 2.2: Đội ngũ giáo viên các trường TH&THCS 2 năm qua .......................... 37

Bảng 2.3: Tổng hợp đối tượng tham gia khảo sát ................................................. 38

Bảng 2.4: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vị trí, vai trò của hoạt

động dạy học môn Tiếng Việtlớp 1 ở các trường TH&THCShuyện

Yên Bình, tỉnh Yên Bái......................................................................... 39

Bảng 2.5: Thực trạng thực hiện nội dung chương trình dạy học môn Tiếng

Việtlớp 1 ở trường TH&THCShuyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ............ 41

Bảng 2.6: Thực trạng sử dụng hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học

môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường TH&THCS huyện Yên Bình........ 43

Bảng 2.7: Thực trạng sử dụng các phương tiện, TBDH trong dạy học môn

Tiếng Việtlớp 1 ở các trường TH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh

Yên Bái ................................................................................................. 46

Bảng 2.8: Thực trạng sử dụng hình thức KTĐG dạy học môn Tiếng Việt lớp 1

ở trường TH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ........................... 47

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, nộidung dạy

học môn Tiếng Việtlớp 1 ...................................................................... 48

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Việt lớp 1 theo

chương trình giáo dục phổ thông 2018 ................................................. 50

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý hoạt động học môn Tiếng Việt lớp 1 của học

sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ................................... 52

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý đổi mới hình thức tổ chức dạy học, PPDH và kĩ

thuật dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo ............................................. 54

Bảng 2.13: Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.... 57

Bảng 2.14: Thực trạng quản lý sử dụng TBDH và ứng dụng công nghệ thông

tin phục vụ cho HĐDH ......................................................................... 59

Bảng 2.15: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐDH môn Tiếng

Việt lớp1 ............................................................................................... 61

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp ..................................... 95

Bảng 3.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp................................................ 98

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ....... 99

vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................... 93

Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

đề xuất quản lý quản lý HĐDH môn tiếng Việt lớp 1 ở các trường

Th&THCS theo chương trình GDPT 2018 ...................................... 101

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu

phấn đấu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá. Ngay từ khi bắt

đầu công cuộc đổi 2018 đất nước, tại Đại hội lần thứ VII, Đảng ta đã khẳng định

“Phát triển giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”, chủ trương đó

được tiếp tục nhấn mạnh trong những Nghị quyết Đại hội Đảng của các nhiệm kỳ tiếp

theo, và cho đến Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và lần thứ XI đều

khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế- xã hội của đất

nước là phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân

lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Như vậy, nhân tố quyết định

thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất

nước ta là con người, là nguồn nhân lực Việt Nam được phát triển cả về số lượng và

chất lượng.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được diễn ra chủ yếu ở các đơn vị nhà trường.

Hoạt động chủ yếu trong các nhà trường là hoạt động dạy học, hoạt động dạy học

cùng với hoạt động giáo dục tạo nên quá trình sư phạm tổng thể của nhà trường. Do

đó, quản lý hoạt động dạy học là khâu then chốt trong quá trình quản lý giáo dục.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân (GDQD), giáo dục tiểu học có ý nghĩa vô

cùng quan trọng. Giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên, nền tảng của giáo dục phổ

thông, đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con

người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổthông (GDPT) và cho toàn bộ hệ

thống GDQD. Vì vậy, giáo dục tiểu học phải đảm bảo chất lượng như mục tiêu

GDTH đề ra: “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng

đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản…”.

Trong giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, Tiếng Việt là một trong những

môn công cụ cơ bản. Tiếng Việt đòi hỏi phải có sự tìm tòi, chau chuốt ngôn ngữ, vốn

liếng từ vựng và khả năng cảm thụ ngôn ngữ văn học của cả giáo viên và học

sinh.Tiếng Việt ta giàu và đẹp, đa dạng, rất phong phú nhưng cũng rất phức tạp.Vì

vậy, không chỉ học sinh, mà cả trong một bộ phận giáo viên vẫn còn tồn tại tâm lý

ngại học tập, tìm tòi, đào sâu Tiếng Việt. Một bộ phận cán bộ quản lý cấp cơ sở chưa

thực sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh học tập, nghiên

cứu để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Việt.

2

Để thực hiện việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo phải tiến

hành nhiều giải pháp, trong đó đổi căn bản công tác quản lý giáo dục được xem là

một giải pháp quan trọng và cần được quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn từ các nhà

giáo dục, quản lý giáo dục.

Thực hiện đề án “Sáp nhập trường lớp” năm 2016 của UBND tỉnh Yên Bái đề

ra, huyện Yên Bình có 23 trường Phổ thông có nhiều cấp học. Tuy nhiên, điều kiện

kinh tế của người dân nơi đây còn rất thấp, nhiều người dân thường xuyên phải đối

mặt với cái đói, cái rét, với hậu quả của thiên tai…nên khó có thể quan tâm nhiều đến

việc học hành của con em mình. Đặc biệt, một phần lớn các em là con em đồng bào

dân tộc thiểu số (DTTS), giao tiếp hàng ngày bằng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình,

vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế nên khi đến trườngcác em được giảng dạy bằng

tiếng Việt, kết quả học tập chưa cao.Chính vì vậy, việc tăng cường tiếng Việt cho học

sinh lớp 1 vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho giáo dục miền núi nhằm

đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tăng cường Tiếng Việt cho học

sinh tiểu học ở miềnnúi đồng nghĩa với việc đảm bảo cho các em một điều kiện tiên

quyết để có thể nắm bắt, tiếp thu các môn học khác đạt hiệu quả cao nhất, giúp các em

phát triển nhân cách một cách toàn diện.

Mặc dù công tác dạy học và quản lý dạy học bộ môn Tiếng Việt, đặc biệt là

Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh trường TH & THCS tại huyện Yên Bình cũng như

nhiều nơi khác đã được quan tâm, đạt được một số kết quả đáng khích lệ nhưng còn

có những hạn chế nhất định. Với mục đích tìm ra những hạn chế, đề xuất được những

giải pháp phù hợp với điều kiện giáo dục địa phương nhằm nâng cao hơn hiệu quả

của quản lý dạy học môn tiếng Việt lớp 1, được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn

và hội đồng nhà trường tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu về “Quản lý dạy học môn

tiếng Việt lớp 1 ở các trường TH & THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn

TiếngViệt lớp 1ở TH &THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, đề xuất các biện pháp

quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việtlớp 1 ở TH & THCS huyện Yên Bình, tỉnh

Yên Bái theo chương trình giáo dục phổ thông 2018nhằm nâng cao hiệu quả dạy học

môn Tiếng Việt lớp1đáp ứng yêu cầu đổi 2018 căn bản toàn diện GD.

3

3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình GDPT 2018.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường trường trường TH &

THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái theo chương trình GDPT 2018.

4. Giả thiết khoa học

Dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường TH & THCS huyện Yên Bình,

tỉnh Yên Bái chưa thực sự hiệu quả và chưa đáp ứng được với yêu cầu của đổi 2018

giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Một trong những nguyên cớ của thực trạng trên là

do biện pháp quản lý còn bất cập. Nếu nghiên cứu đề xuất được các biện pháp quản

lý dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường TH & THCS theo chương trình giáo

dục phổ thông 2018khoa học và phù hợp với thực tiễn của nhà trường, sẽ nâng cao

được hiệu quả quản lý dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường TH & THCShuyện

Yên Bình, tỉnh Yên Bái hiện nay, góp phần cải thiện chất lượng dạy học bộ môn

Tiếng Việt đáp ứng chuẩn đầu ra.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy họcmôn Tiếng Việt

lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt

lớp 1 tại các trường TH & THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Báitheo chương trình

giáo dục phổ thông 2018.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở

các trường TH & THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái theo chương trình giáo dục

phổ thông 2018.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài

6.1. Về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo

chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà Bộ Giáo dục và Đào ban hành ngày

26/12/2018và đang triển khai thực hiện trong năm học 2020-2021.

6.2. Về chủ thể quản lý

Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 của

Hiệu trưởng ở các trường TH & THCS công lậphuyện Yên Bình,tỉnh Yên Bái theo

chương trình giáo dục phổ thông 2018.

4

6.3. Về khách thể khảo sát

Đề tài nghiên cứu khảo sát CBQL, GV dạy môn Tiếng Việt lớp 1 và HS ở các

trường TH & THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

6.4. Về thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành lấy số liệu từ năm 2018 đến 2021 thực hiện

chương trình 2018 đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Từ việc nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan, các

văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của các ngành, các cấp có liên quan

để hệ thống hóa, khái quát hóa để xây dựng cơ sở lý luận, xây dựng các khái niệm cơ

bản của đề tài. Trên cơ sở đó xây dựng các phương pháp nghiên cứu, khảo sát và

đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường TH

& THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Báitheo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp phỏng vấn

Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra với mục đích chủ yếu là thu thập những

thông tin nhằm xác định thực trạng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 và thực trạng quản

lý, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường TH &

THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, để

làm cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các

trường TH & THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái theo chương trình giáo dục phổ

thông 2018.

7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm

Thu thập thông tin qua việc quan sát hoạt động giảng dạy của GV tổ bộ môn,

dự giờ GV thăm lớp, phân tích giờ dạy; hoạt động của tổ trưởng chuyên môn; sinh

hoạt chuyên môn; hồ sơ sổ sách quản lý chuyên môn của nhà trường, để làm minh

chứng khẳng định hơn thêm tính chính xác và độ tin cậy cho các kết quả nghiên cứu.

7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Phân tích các văn bản hướng dẫn hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở

các trường TH & THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái theo chương trình giáo dục

phổ thông 2018 HĐDH và quản lý hoạt động này; tổng hợp cáctài liệu, minh chứng,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Quản lý dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái | Siêu Thị PDF